Việt nam là một nước trồng lúa trọng điểm của thế giới. Người Việt Nam luôn tự hào về nền văn minh lúa nước của mình. Với điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, Việt Nam được coi là cái nôi hình thành cây lúa nước. Từ xa xưa, cây lúa đã trở thành cây lương thực chủ yếu, có ý nghĩa quan trọng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
trong đời sống của người dân Việt Nam (Bùi Huy Đáp, 1999) [6]. Cùng với địa hình trải dài trên 1 vĩ độ Bắc bán cầu, từ Bắc vào Nam đã hình thành những đồng bằn châu thổ trồng lúa phì nhiêu đó là Đồng bằng châu thổ sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long, không những cung cấp đủ lương thực trong nước, mà hàng năm còn xuất khẩu hàng triệu tấn gạo sang các nước. Quá trình khai hoang phục hoá cùng với việc thâm canh tăng vụ đã đưa tổng diện tích lúa thu hoạch của nước ta từ 4,74 triệu ha năm 1961 tăng lên 7,67 triệu ha năm 2000, sau đó giảm xuống còn 7,45 triệu ha năm 2003 (Nguyễn Thị Lẫm và cộng sự 2003) [17]. Cùng thời gian đó, năng suất và sản lượng lúa cũng tăng lên rõ rệt nhờ vào công cuộc cải cách giống lúa và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật về phân bón, tưới tiêu, phòng trừ sâu bệnh một cách hợp lý, đồng bộ. Tính từ năm 1961 đến năm 2005, năng suất lúa của nước ta tăng lên 2,8 lần. Giai đoạn tăng cao nhất là từ thập kỷ 80 đến nay. Điều này gắn liền với các tiến bộ mới trong thâm canh tăng năng suất lúa được ứng dụng rộng rãi trong thời gian này và quan trọng hơn là việc chuyển đổi cơ chế quản lý đất đai, từ cơ chế hợp tác sang tư nhân hoá, lấy hộ gia đình là đơn vị kinh tế tự chủ đã khuyến khích người dân đầu tư tham canh sản xuất lúa. Sản lượng lúa của Việt Nam cũng vì thế mà tăng liên tục từ gần 9,0 triệu tấn năm 1961 lên 35,83 triệu tấn năm 2005. Từ một nước thiếu ăn phải nhập khẩu gần 2 triệu tấn gạo/năm trước đây, Việt Nam đã vươn lên giải quyết lương thực cho hơn 83 triệu dân ngoài ra còn xuất khẩu ra thị trường thế giới hàng triệu tấn gạo/năm và luôn đứng trong danh sách các nước xuất khẩu gạo lớn nhất trên thế giới. Từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI nền sản xuất nông nghiệp của nước ta chuyển từ kinh tế tập thể lấy Hợp tác xã nông nghiệp quản lý và điều hành kế hoạch sản xuất, sang cơ chế lấy hộ gia đình là đơn vị kinh tế tự chủ vì vậy đã khuyến khích người dân đầu tư về công sức tiền của cho việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất, thâm canh tăng vụ vì vậy sản lượng lúa của Việt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Nam không ngừng được tăng cao. Nước ta đã giải quyết cơ bản vấn đề thiếu lương thực, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và còn xuất khẩu gạo đứng thứ 2 thế giới (sau Thái Lan). Tuy nhiên trong vài năm trở lại đây diện tích trồng lúa có xu hướng giảm dần nguyên nhân chủ yếu là do quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa đã và đang làm cho diện tích đất nông nghiệp nói chung và đất trồng lúa nói riêng giảm đáng kể. Nếu so sánh năm 2000 với 2010 thì diện tích trồng lúa của nước ta giảm tới 152.600 ha (FAO STAT, 2012) [35].
Ở miền Nam, vào giữa những năm 60, các giống lúa mới như IR8, IR5, IR20... đã được nhập nội để khảo nghiệm, và cho năng suất trung bình khoảng 35,8 tạ/ha.
Bảng 1.2. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2010
Năm Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn)
2000 7.666.300 42,43 32.529.500 2001 7.492.700 42,85 32.108.400 2002 7.504.300 45,90 34.447.200 2003 7.452.200 46,39 34.568.800 2004 7.445.300 48,55 36.148.900 2005 7.329.200 48,89 35.832.900 2006 7.324.800 48,94 35.849.500 2007 7.207.400 49,87 35.942.700 2008 7.400.200 52,34 38.729.800 2009 7.437.200 52,37 38.950.200 2010 7.513.700 53,22 39.988.900 (Nguồn FAOSTAT, 2011)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Nhìn vào bảng 1.2 ta thấy, trong 10 năm trở lại đây diện tích trồng lúa của nước ta giảm 152.600 ha từ 7.666.300 ha (năm 2000) xuống còn 7.513.700 ha (năm 2010). Nguyên nhân của hiện tượng này là do nhà nước ta đang có chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần tỷ trọng sản xuất nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ cho nên diện tích trồng lúa bị thu hẹp. Bên cạnh đó, các khu công nghiệp được xây dựng ngày càng nhiều, nhu cầu đất ở ngày càng tăng nên lấn vào đất nông nghiệp nói chung và đất trồng lúa nói riêng làm suy giảm về diện tích. Trong khi diện tích trồng lúa bị thu hẹp thì năng suất lúa và sản lượng lúa lại không ngừng tăng lên qua các năm. Năm 2000, năng suất lúa bình quân đạt 42,43 tạ/ha đến năm 2010, năng suất lúa đã tăng lên 53,22 tạ/ha (tăng 10,79 tạ/ha) tức tăng 20,27% so với năm 2000. Sản lượng lúa tăng từ 32.529.500 tấn lên 39.988.900 tấn (tăng 7.459.400 tấn) tức tăng 18,65%) so với năm 2000. Trong những năm gần đây do quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa đã làm diện tích trồng lúa có xu hướng giảm, mặc dù sản lượng vẫn tăng do việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất làm tăng năng suất lúa. Bên cạnh việc tăng năng suất lúa, chúng ta cũng đã chú trọng đến chất lượng của lúa gạo, những giống lúa cổ truyền như Tám Ấp Bẹ, Tám Xoan, Dự, nếp cái Hoa vàng, nếp Hòa Bình, nếp Hải Phòng, Nàng Nhen, Nàng thơm Chợ Đào, đã được phục tráng và mở rộng trong sản xuất [6].
Có được kết quả như vậy là do Đảng và nhà nước ta đã chú trọng đầu tư nhiều cho phát triển nông nghiệp như: xây dựng hệ thống kênh mương tưới tiêu, hỗ trợ giá thành về giống, phân bón và các vật tư, thiết bị khác phục vụ nông nghiệp, tăng cường công tác nghiên cứu, chọn lọc ra các giống lúa mới có năng suất cao và ổn định, chất lượng tốt, khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh tốt đưa vào sản xuất,… chính điều đó đã góp phần làm tăng đáng kể năng suất và sản lượng lúa, đáp ứng nhu cầu trong nước và một phần xuất khẩu ra nước ngoài đem về nguồn thu lớn cho đất nước.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Năm 2002 tại trại thí nghiệm nông nghiệp Văn Điển đã tiến hành khảo nghiệm để so sánh một số giống lúa mới về thời vụ gieo cấy, mật độ cấy và phân bón. Kết quả đã chọn ra được giống NX30, BM98 - 55 chịu thâm canh, có tiềm năng năng suất cao, chống chịu tốt với một số loại sâu bệnh chính hại lúa (đạo ôn, bạc lá, rầy nâu), chất lượng gạo ngon, cấy được cả 3 vụ xuân sớm, xuân chính vụ và mùa sớm. Giống X25, AYT77, VK1 có thời gian sinh trưởng ngắn, tiềm năng năng suất cao, chất lượng gạo tốt, tính thích ứng rộng, chống chịu sâu bệnh khá, cấy được cả hai vụ xuân muộn và mùa sớm. Năm 2003 tại trại thí nghiệm Văn Điển các nhà khoa học tiếp tục tiến hành khảo nghiệm một số giống lúa có tềm năng năng suất và chất lượng cao, kết quả đã chọn được một số giống có thời gian sinh trưởng ngắn và tiềm năng suất cao như AYT77, AYT01,VĐ7. HT1, P6, P8...
Cũng trong năm 2003, Nguyễn Thanh Tuyền đã tiến hành nghiên cứu đặc điểm nguồn và sức chứa của một số giống lúa có thời gian sinh trưởng khác nhau. Kết quả cho thấy các giống lúa ngắn ngày có các yếu tố sức chứa cao hơn các giống trung ngày. Do đó năng suất và tiềm năng năng suất của các giống ngắn ngày bằng hoặc cao hơn các giống dài ngày.
Ngày nay khi thu nhập của người dân đã tăng lên đáng kể thì nhu cầu về gạo chất lượng ngày càng cao. Và lúa gạo đặc sản, chất lượng cao trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong bữa ăn của người dân. Vì vậy trong quá trình nghiên cứu chọn tạo các nhà khoa học không những quan tâm đến năng suất mà chất lượng gạo cũng được chú ý. Trong một vài năm qua các giống lúa cổ truyền như Tám Ấp Bẹ, Tám Xoan, Dự, Nếp Cái Hoa Vàng,... nếp Hòa Bình và các giống lúa thơm chất lượng cao như: Tám thơm, Bắc thơm, Hương thơm, Huơng cốm,…đã được phục tráng, khảo nghiệm, chọn lọc và nhân rộng trong sản xuất. Bên cạnh đó các giống lúa chất lượng khác đã được chọn tạo và ứng dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp cả nước như: HT1, BT7, LT2, nếp N87, nếp N97, P1, P6...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Khi nói về những giống lúa chất lượng cao ở Việt Nam, chúng ta cũng cần đề cập tới những giống lúa nếp, lúa Japonica, lúa thơm, ... Mặc dù sản lượng trồng lúa nếp chỉ chiếm khoảng 5 – 10% tổng sản lượng lúa nhưng không thể thiếu trong cơ cấu mùa vụ của nước ta. Trong khi đó diện tích trồng lúa thơm ở nước ta trong một vài năm trở lại đây đang tăng đáng kể do nhu cầu của thị trường. Tùy năng suất của các giống lúa thơm chưa cao nhưng mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân.
Về lúa Japonica, năm 2003 - 2004, Lê Vĩnh Thảo đã phối hợp với các nhà khoa học Bắc Triều Tiên nhập nội và nghiên cứu 900 mẫu giống lúa Japonica tại Việt Nam. Kết quả bước đầu cho thấy các mẫu lúa này tỏ ra chống chịu khá với rét, bệnh đạo ôn, bạc lá. Trong đó có 30 dòng vật liệu có thời gian sinh trưởng rất ngắn: 130 ngày ở vụ xuân. Nhiều dòng có yếu tố cấu thành năng suất cao, trên 10 bông/khóm, hơn 150 hạt chắc/bông.
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hữu Nghĩa (2001-2005) cho thấy hầu hết các giống lúa Nếp, lúa Thơm, lúa Nương đều kháng được bệnh bạc lá (Xanhthomomas oryzea). Lúa Thơm có khả năng kháng bệnh đạo ôn (Piricularia grisea). Qua điều tra tác gia đã thu thập được 873 mẫu giống lúa thơm, lúa nếp, lúa nương từ các địa phương để làm nguyên liệu phục vụ chọn tạo các giống lúa chất lượng cao.
Theo Nguyễn Hữu Nghĩa, Bùi Chí Bửu, Lưu Ngọc Trinh, Lê Vĩnh Thảo (2001); Trần Văn Đạt (2002) lúa nếp, lúa thơm và lúa nương là các giống lúa đặc sản khá phổ biến ở Việt Nam. Hiện nay trên thị trường trong nước và quốc tế đang có sự chuyển hướng và thay đổi ảnh hưởng đến sự phát triển của nhóm giống này. Thị trường thế giới đặc biệt là ở các nước phát triển và Trung Đông, đang chuyển hướng về lúa gạo chất lượng cao.
Lúa gạo có chất lượng cao như Basmati của Ấn Độ, Pakistan; Jasmine và Khao Dawk Mali 105 của Thái Lan; Malagkit Sung Song của Philippines; Badshahog của Bangladesh hoặc Nàng Thơm, Tám Thơm, Nếp ... của Việt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Nam thường được ưa chuộng và có giá trị cao gấp ba, bốn lần giá trị bình quân lúa gạo xuất khẩu hiện nay.
Các giống lúa P290, P1, AC5 là các giống lúa mới có chất lượng cao với hàm lượng protein biến động 10-12%, năng suất đạt 6,0 - 7,0 tấn/ha, ít nhiễm sâu bệnh, giá bán trên thị trường cao (Vũ Tuyên Hoàng và CS, 2006).