Đánh giá chất lượng cơm của các giống lúa thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống lúa thơm tại huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên (Trang 51 - 115)

Đánh giá cảm quan bằng cách nấu cơm, sau đó mời mọi người nếm thử (10 người) và cho điểm.

(Phương pháp đánh giá theo 10 TCN 590 - 2004)

Chỉ tiêu

Điểm đánh giá

1 2 3 4 5

Mùi Không thơm Hơi thơm Thơm vừa Thơm Rất thơm

Độ mềm Rất cứng Cứng Hơi mềm Mềm Rất mềm

Độ dính Rất rời Rời Hơi dính Dính Dính tốt,mịn Độ trắng Nâu Trắng ngả nâu Trắng hơi xám Trắng ngà Trắng

Độ bóng Rất mờ, xỉn Hơi mờ,xỉn Hơi bóng Bóng Rất bóng Độ ngon Không ngon Hơi ngon Ngon vừa Ngon Rất ngon

2.7. Phƣơng pháp xử lý số liệu

Sử dụng phần mềm Excel và phần mềm phân tích thống kê IRRISTAT 4.0 với các chỉ tiêu:

- Phân tích sai số thí nghiệm. - So sánh số trung bình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

CHƢƠNG 3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Đặc điểm cơ bản của vùng nghiên cứu

3.1.1. Vị trí địa lý

Phổ Yên là huyện trung du nằm ở vùng phía nam tỉnh Thái Nguyên, trong giới hạn địa lý có toạ độ từ 21019’ đến 21034’ độ vĩ Bắc, 105040’ đến 105056’ độ kinh Đông; phía Tây giáp huyện Tam Đảo (tỉnh Vĩnh Phúc); phía Bắc, Tây Bắc giáp thành phố Thái Nguyên, huyện Đại Từ và thị xã Sông Công (tỉnh Thái Nguyên); phía Đông và Đông Bắc giáp các huyện Hiệp Hoà (tỉnh Bắc Giang) và Phú Bình (tỉnh Thái Nguyên); phía Nam giáp huyện Sóc Sơn (thành phố Hà Nội). Huyện lỵ Phổ Yên đặt tại thị trấn Ba Hàng, cách tỉnh lỵ Thái Nguyên 26 km về phía Nam và cách thủ đô Hà Nội 56 km về phía Bắc. Xưa nay, Phổ Yên đều giữ vị trí cửa ngõ phía Nam của tỉnh Thái Nguyên.

3.1.2. Đặc điểm tự nhiên

Huyện Phổ Yên có tổng diện tích tự nhiên 256,68 km2. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp 124,99 km2, bằng 48,69% tổng diện tích đất tự nhiên; diện tích đất lâm nghiệp 73,68 km2, bằng 28,7% tổng diện tích tự nhiên; diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản là 3,26 km2, diện tích đất phi nông nghiệp là 51,66 km2, diện tích đất chưa sử dụng là 3,09 km2

). - Đặc điểm địa hình, đất đai:

Căn cứ vào các chỉ tiêu về loại đất, tầng dầy và độ dốc của đất, toàn huyện có 120,045 km2

đất thích hợp cho sản xuất nông nghiệp và 50,39 km2 đất thích hợp cho sản xuất lâm nghiệp. Trên 50% diện tích đất nông nghiệp ở Phổ Yên là đất bạc màu, đất vàng nhạt trên đá cát, độ phì kém.

- Đặc điểm khí hậu:

Khí hậu Phổ Yên mang tính chất nhiệt đới gió mùa, hàng năm chia làm 2 mùa nóng, lạnh rõ rệt. Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, mưa nhiều; mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, mưa ít; độ ẩm trung bình các tháng từ 79,0 % đến 98,3 %. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng từ 2.000 mm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đến 2.500 mm, cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1. Nhiệt độ trung bình là 22oC, tổng tích ôn 8.000oC. Số giờ nắng trong năm từ 1.300 giờ đến 1.750 giờ, lượng bức xạ khoảng 115 Kcal/cm2

. Hướng gió chủ yếu là Đông Bắc (các tháng 1, 2, 3, 10, 11, 12) và Đông Nam (các tháng còn lại). Khí hậu Phổ Yên tương đối thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, có thể gieo trồng nhiều vụ trong năm. Tuy nhiên, do mưa tập trung vào mùa nóng, lượng mưa lại lớn, chế độ thuỷ văn lại không đều, nên thường gây ngập úng, lũ lụt.

- Đặc điểm thủy văn:

Phổ Yên có 2 con sông chính chảy qua:

+ Sông Cầu: nằm trong hệ thống sông Thái Bình, lưu vực 3.480 km2

, bắt nguồn từ huyện Chợ Đồn (tỉnh Bắc Cạn), chảy qua các huyện Bạch Thông, Chợ Mới (tỉnh Bắc Cạn), Phú Lương, Đồng Hỷ, thành phố Thái Nguyên, Phú Bình về Phổ Yên. Trên địa bàn Phổ Yên, sông Cầu chảy theo hướng Bắc - Đông Nam, lưu lượng nước mùa mưa lên tới 3.500 m3

/s.

+ Sông Công: xưa còn gọi là sông Giã (Giã Giang), sông Mão, có lưu vực 951 km2, bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá (huyện Định Hoá), chảy qua huyện Đại Từ, thị xã Sông Công về Phổ Yên. Sông Công chảy qua địa bàn huyện Phổ Yên khoảng 25 km, nhập vào sông Cầu ở thôn Phù Lôi, xã Thuận Thành, huyện Phổ Yên. Năm 1975 - 1976, hồ Núi Cốc được xây dựng tạo ra nguồn dự trữ nước và điều hoà dòng chảy của sông. Cảng Đa Phúc trên sông Công là cảng sông lớn nhất tỉnh Thái Nguyên.

Vùng phía Nam huyện Phổ Yên (gồm các xã: Thuận Thành, Trung Thành, Tân Phú, Đông Cao, Tiên Phong, Nam Tiến, Tân Hương) nằm kẹp giữa vùng đê sông Công và sông Cầu nên khi mưa lớn, hoặc khi nước sông Cầu dâng cao, thường bị úng, lụt.

Ao hồ: ao phần lớn là nhỏ, độ sâu từ 1 m đến 2 m, nằm rải rác ở các xóm, xã trong huyện, tập trung nhiều ở những xóm, xã có mật độ dân số lớn.

Hồ Suối Lạnh: nằm trên địa bàn xã Thành Công, là hồ nhân tạo lớn nhất huyện Phổ Yên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đặc điểm nổi bật của huyện Phổ Yên là có đường Quốc lộ số 3 và đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên chạy dọc từ Nam lên Bắc, mang lại cho huyện nhiều thuận lợi về kinh tế - xã hội.

3.1.3. Đặc điểm thời tiết khí hậu

Bảng 3.1: Diễn biến thời tiết khí hậu năm 2011 tại tỉnh Thái Nguyên

Tháng Nhiệt độ trung bình (0C) Độ ẩm không khí (%) Tổng lượng mưa (mm) Số giờ nắng (giờ) 1 11,9 73 4,4 10,4 2 17,3 82 10,8 32,0 3 16,7 80 93,3 10,0 4 23,4 83 30,1 49,2 5 26,3 80 226,3 137,0 6 28,7 84 237,5 132,1 7 29,5 80 144,0 181,8 8 28,5 82 268,0 183,2 9 27,1 83 284,7 143,1 10 24,0 81 103,8 93,0 11 22,9 79 4,3 137,0 12 16,8 68 5,2 95,0

(Nguồn: Số liệu Trạm khí tượng thuỷ văn tỉnh Thái Nguyên năm 2011)

3.1.3.1. Nhiệt độ

Trong điều kiện sản xuất vụ mùa 2011 từ khi gieo mạ (tháng 6) đến khi thu hoạch (tháng 9/2011) nhiệt độ trung bình trong vụ sản xuất dao động từ 27,1o c đến 29,50c rất thích hợp cho cây lúa sinh trưởng và phát triển. Do có nền nhiệt độ cao, thích hợp cho cây lúa phát triển nên ở vụ này, cây lúa sinh trưởng, phát triển mạnh, trỗ bông sớm hơn và thời gian sinh trưởng cũng ngắn hơn vụ xuân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.1.3.2. Lượng mưa

Ở thí nghiệm vụ mùa 2011, nhìn chung lượng mưa khá cao, dao động từ 144,0 mm đến 284,7 mm. Ở vụ này, lượng mưa lớn tập trung vào tháng 8 và tháng 9 đúng vào giai đoạn lúa đang làm đòng, trỗ và vào chắc nên ảnh hưởng khá lớn đến khả năng thụ phấn, thụ tinh của lúa, làm ảnh hưởng đến năng suất lúa.

3.1.3.3. Số giờ nắng

Ở vụ mùa 2011, nền nhiệt độ cao và số giờ nắng cao nên lúa sinh trưởng và phát triển thuận lợi. Nhưng khí hậu nắng nóng ở vụ này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các loại sâu, bệnh phát sinh, phát triển và gây hại cho lúa làm suy giảm năng suất lúa. Bên cạnh đó, nắng nóng cũng là nguyên nhân gây mất đạm do quá trình bốc hơi dẫn đến cây chỉ sử dụng được 1 phần lượng phân bón chúng ta bón cho lúa, gây lãng phí và làm giảm hiệu quả kinh tế.

3.1.3.4. Độ ẩm không khí

Theo số liệu thống kê của Trạm Khí tượng thủy văn tỉnh Thái Nguyên, ở vụ mùa 2011 độ ẩm không khí khá cao, dao động từ 80 % đến 84 %. Độ ẩm không khí cao thuận lợi cho cây lúa sinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên, nó cũng là điều kiện thuận lợi cho các loại sâu, bệnh hại phát sinh, phát triển và gây hại cho lúa. Độ ẩm không khí cao kết hợp với nhiệt độ trung bình cao làm cho sâu bệnh nhất là sâu cuốn lá nhỏ và bệnh khô vằn gây hại trên diện rộng ảnh hưởng đến năng suất lúa.

3.1.4. Tình hình sử dụng đất đai của địa phương

Để đánh giá tình hình sử dụng đất đai tại địa bàn huyện Phổ Yên chúng tôi đã tiến hành sưu tầm dựa trên cơ sở số liệu của Chi cục Thống kê tỉnh, số liệu niên giám thống kê và lấy số liệu tình hình sử dụng đất của năm 2011. Số liệu tình hình sử dụng đất được đánh giá ở bảng sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.2: Tình hình sử dụng đất đai của huyện Phổ Yên

Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

1. Tổng diện tích đất tự nhiên 25.668 100,00

1.1. Đất nông nghiệp 12.499 48,69

1.2. Đất lâm nghiệp 7368 28,71

1.3. Đất nuôi trồng thủy sản 326 1,27

1.4. Đất phi nông nghiệp 5166 20,13

1.5. Đất chưa sử dụng 309 1,20

(Nguồn phòng thống kê huyện Phổ Yên)

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, đất nông nghiệp ở huyện Phổ Yên chiếm một tỷ lệ khá cao (48,69%) trong tổng số quỹ đất của huyện. Đất phi nông nghiệp chiếm 20,13%, đất chưa sử dụng còn rất ít (chiếm 1,2%). Qua đó chứng tỏ điều kiện đất đai của huyện Phổ Yên cho phép chúng ta có thể đầu tư cho phát triển nông nghiệp nói chung và trồng lúa nói riêng.

3.2. Kết quả thí nghiệm so sánh các giống lúa thơm

3.2.1. Sinh trưởng và phát triển của mạ

Sinh trưởng và phát triển là quá trình tăng lên về kích thước, khối lượng, thể tích,.. và hoàn thiện về các chức năng của các cơ quan, bộ phận của cây trồng nói chung và cây lúa nói riêng. Quá trình sinh trưởng của cây lúa bắt đầu từ khi hạt nảy mầm đến lúc thu hoạch. Quá trình này bao gồm nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn lại có những đặc điểm khác nhau. Sự sinh trưởng của mạ có ảnh hưởng lớn đến cả quá trình phát triển của cây lúa sau này. Do vậy, nó là một tiêu chí quan trọng để đánh giá năng suất lúa sau này. Thời gian sinh trưởng của cây lúa phụ thuộc vào đặc tính của từng giống, thời vụ, điều

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

kiện ngoại cảnh, kỹ thuật canh tác,… Để đánh giá về khả năng sinh trưởng của mạ chúng tôi đã tiến hành thí nghiệm so sánh giữa các giống lúa với nhau và thu được kết quả ở bảng dưới đây:

Bảng 3.3. Chất lượng mạ của các giống lúa vụ mùa năm 2011

TT Tên giống Tuổi mạ (ngày) Chiều cao (cm) Số lá (lá) Chất lượng mạ (điểm) 1 HT1 (đ/c) 10 5,4 3,6 1 2 HT6 10 5,0 3,5 1 3 HT9 10 5,0 3,2 1 4 QS1 10 4,6 3,3 3 5 QS34 10 4,2 3,0 3 6 SH2 10 4,7 3,2 1 7 SH4 10 4,4 3,2 1 8 SH105 10 4.5 3.4 3

Qua bảng số liệu 3.3 ta thấy, cùng tuổi mạ là 10 ngày thì chiều cao các giống lúa là khác nhau. Cao nhất là giống HT1 (5,4 cm) và thấp nhất là giống QS34 (4,2 cm), thấp hơn giống đối chứng HT1 là 1,2 cm. Các giống lúa còn lại là HT6, HT9, QS1, SH2, SH4 và SH105 đều có chiều cao mạ thấp hơn giống đối chứng HT1 từ 0,4 cm - 1,0 cm.

Số lá mạ của các giống lúa dao động từ 2,8 - 3,6 lá. Giống có số lá cao nhất là giống HT1 (3,6 lá) và giống có số lá thấp nhất là 2,8 lá (thấp hơn giống đối chứng HT1 là 0,8 lá). Việc xác định tuổi mạ có ý nghĩa quan trọng trong việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong gieo cấy như mật độ cấy, kỹ thuật cấy sao cho lúa có khả năng đẻ nhánh tốt nhất.

Qua theo dõi 8 giống lúa ở vụ mùa cho thấy, có 5 giống là HT1, HT6, HT9, SH2 và SH4 mạ sinh trưởng, phát triển mạnh hơn các giống khác và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

được đánh giá ở điểm 1. Các giống còn lại là QS1, QS34 và SH105 mạ sinh trưởng phát triển kém hơn và được đánh giá ở điểm 3.

Kết quả thí nghiệm về khả năng sinh trưởng của mạ ở vụ xuân 2012 được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.4. Chất lượng mạ của các giống lúa vụ xuân 2012

TT Tên giống Tuổi mạ (ngày) Chiều cao (cm) Số lá (lá) Chất lượng mạ (điểm) 1 HT1 (đ/c) 21 5,0 3,2 1 2 HT6 21 4,8 3,4 1 3 HT9 21 5,1 3,5 1 4 QS1 21 4,5 3,0 1 5 QS34 21 4,3 2,9 1 6 SH2 21 4,5 3,3 1 7 SH4 21 4,7 3,3 1 8 SH105 21 4,5 3,0 1

Kết quả ở bảng trên cho thấy, ở cùng tuổi mạ là 21 ngày thì các giống lúa khác nhau có chiều cao dao động từ 4,3 cm - 5,1 cm. Giống có chiều cao cây mạ cao nhất là HT9 (5,1 cm) và thấp nhất là QS34 (4,3 cm). Các giống còn lại HT6, SH4, SH2, SH105 và QS1 đều có chiều cao thấp hơn giống đối chứng HT1 từ 0,2 cm - 0,7 cm.

Ở tuổi mạ là 21 ngày, các giống lúa thí nghiệm có số lá dao động từ 2,9 -3,5 lá. Giống có số lá thấp nhất là QS34 (2,9 lá) và cao nhất là HT9 (3,5 lá). Các giống còn lại là QS1, SH105, HT1, SH2, SH4 và HT6 có số lá dao động từ 3,0 lá (giống QS1 và SH105) đến 3,4 lá (giống HT6).

Qua tiến hành thí nghiệm ở vụ xuân 2012 cho thấy tất cả 8 giống lúa thí nghiệm đều có sức sinh trưởng và phát triển tốt và được đánh giá ở thang điểm 1.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.2.2. Thời gian sinh trưởng và phát triển của từng giống lúa

Để đánh giá thời gian sinh trưởng của từng giống lúa, chúng tôi đã tiến hành gieo các giống lúa cùng ngày (vụ mùa gieo vào ngày 10/06/2011 và cấy cùng ngày 20/06/2011, vụ xuân gieo cùng ngày 03/02/2012 và cấy cùng ngày 24/02/2012) đồng thời theo dõi các chỉ tiêu từ gieo đến cấy, bén rễ hồi xanh, đẻ nhánh, kết thúc đẻ nhánh, trỗ bông và chín hoàn toàn. Kết quả theo dõi các chỉ tiêu và tổng thời gian sinh trưởng của từng giống lúa thí nghiệm được thể hiện ở bảng 3.5.

Bảng 3.5: Thời gian sinh trưởng của các giống lúa thí nghiệm vụ mùa năm 2011

Chỉ tiêu

Tên giống

Thời gian từ gieo đến ... (ngày)

Cấy Bén rễ hồi xanh Đẻ nhánh Kết thúc đẻ nhánh Trỗ bông Chín hoàn toàn HT1 (đ/c) 10 14 18 54 80 108 HT6 10 15 17 54 80 108 HT9 10 15 18 55 81 110 QS1 10 16 20 60 85 113 QS34 10 15 19 58 82 109 SH2 10 14 18 57 82 110 SH4 10 14 16 56 81 108 SH105 10 15 17 55 79 106

Qua bảng 3.5 cho thấy, các giống lúa khác nhau có thời gian sinh trưởng khác nhau. Hầu hết các giống lúa thí nghiệm đều sinh trưởng ngắn ngày ở vụ mùa và là giống có thời gian sinh trưởng trung bình ở vụ xuân.

Kết quả thí nghiệm ở vụ mùa cho thấy, thời gian sinh trưởng của các giống lúa thí nghiệm dao động từ 106 đến 113 ngày. Giống có thời gian sinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trưởng dài nhất là QS1 (113 ngày), dài hơn giống đối chứng HT1 là 5 ngày. Giống có thời gian sinh trưởng ngắn nhất là SH105 (106 ngày), ngắn hơn giống đối chứng HT1 là 2 ngày. Các giống HT9 và SH2 có thời gian sinh trưởng là 110 ngày, dài hơn giống đối chứng HT1 là 2 ngày. Giống QS34 có thời gian sinh trưởng là 109 ngày, dài hơn giống đối chứng HT1 là 1 ngày. Các giống còn lại là HT6 và SH4 có thời gian sinh trưởng tương đương với giống đối chứng HT1 là 108 ngày.

Kết quả thí nghiệm thu được ở vụ xuân 2012 thu được như sau:

Bảng 3.6: Thời gian sinh trưởng của các giống lúa thí nghiệm vụ xuân 2012

Chỉ tiêu

Tên giống

Thời gian từ gieo đến ... (ngày)

Cấy Bén rễ hồi xanh Đẻ nhánh Kết thúc đẻ nhánh Trỗ bông Chín hoàn toàn HT1 (đ/c) 21 32 41 70 97 128 HT6 21 32 42 72 98 126 HT9 21 32 40 71 98 127 QS1 21 34 44 73 100 130 QS34 21 32 38 65 93 120 SH2 21 35 42 69 92 122 SH4 21 34 42 68 93 125 SH105 21 32 39 66 90 123

Kết quả gieo cấy vụ xuân 2012 cho thấy, các giống lúa thí nghiệm có thời gian sinh trưởng dao động từ 120 đến 130 ngày. Trong đó, giống có thời

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống lúa thơm tại huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên (Trang 51 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)