Các chỉ tiêu sinh trưởng, sinh lý

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống lúa thơm tại huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên (Trang 44 - 46)

- Khả năng sinh trưởng của mạ:

+ Điểm 1: Rất khỏe, cây sinh trưởng rất nhanh, khi cây có 5 lá thật thì số cây có 2 nhánh chiếm trên 60% số cây trong quần thể.

+ Điểm 3: Khỏe, cây sinh trưởng nhanh, khi cây có 5 lá thật thì số cây có 1- 2 ngạnh trê chiếm trên 60% số cây trong quần thể.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Điểm 5: Bình thường, khi cây ở thời kỳ 5 lá thật, cây có màu xanh vàng, cứng cây, sạch sâu bệnh.

+ Điểm 7: Yếu, cây mảnh, yếu ở thời kỳ 5 lá thật, quần thể thưa, không đẻ nhánh.

+ Điểm 9: Rất yếu, cây còi cọc, khi ở giai đoạn 5 lá, lá vàng, quần thể thưa thớt, lá gốc bị khô héo.

- Chiều cao cây: đo từ mặt đất đến mút lá hoặc mút bông cao nhất (cm). - Số nhánh/khóm (nhánh).

- Số lá/thân chính: đếm số lá bằng phương pháp đánh dấu lá. - Chỉ số diện tích lá (LAI, đơn vị tính: m2 lá/m2 đất).

Phương pháp: (Theo phương pháp cân nhanh): Lấy ngẫu nhiên 1 khóm/ô; 3 khóm/1 công thức, cắt toàn bộ lá xanh.

+ Cắt 1dm2 của cây cân được a (g).

+ Cắt toàn bộ số lá còn lại của cây cân được b (g). Tính chỉ số diện tích lá theo công thức:

a + b Mật độ cấy LAI = ––––––– x ––––––––––– (m2

lá/m2 đất) a 100

(LAI: Leaf Area Index)

2.6.4.Các chỉ tiêu về tính chống chịu

- Tính chịu lạnh ở giai đoạn mạ: Đánh giá sau khi mỗi đợt rét kết thúc 3 ngày. + Điểm 1: Mạ màu xanh đậm, cây sinh trưởng bình thường vẫn có thể đẻ nhánh.

+ Điểm 3: Mạ màu xanh nhạt, đầu lá hơi bị táp.

+ Điểm 5: Mạ màu vàng, đầu lá táp vàng hoặc héo xanh. + Điểm 7: Mạ màu vàng nâu, có số cây chết dưới 10%. + Điểm 9: Mạ chết từ 10 – 50%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Tính chống đổ: Theo dõi ở giai đoạn từ trỗ đến chín tính theo thang điểm: + Điểm 1: Chống đổ tốt, không đổ.

+ Điểm 3: Chống đổ khá, hầu hết các cây chỉ nghiêng nhẹ.

+ Điểm 5: Chống đổ trung bình, hầu hết các cây bị nghiêng khoảng 300

(góc tạo bởi thân cây và mặt ruộng).

+ Điểm 7: Chống đổ yếu, hầu hết các cây bị nghiêng 450 (góc tạo bởi thân cây và mặt ruộng).

+ Điểm 9: Chống đổ rất yếu, tất cả các cây đều bị nằm rạp trên mặt đất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống lúa thơm tại huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)