Khả năng chống đổ của các giống lúa thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống lúa thơm tại huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên (Trang 71 - 73)

Khả năng chống đổ của các giống lúa phụ thuộc vào giống, điều kiện thời tiết khí hậu, điều kiện chăm sóc, bón phân, tưới tiêu,… Cùng một giống lúa, nếu bón phân không cân đối và hợp lý (bón quá nhiều đạm) sẽ làm cây phát triển chiều cao tốt nhưng thân cây rất mềm, các mô chứa nhiều nước, tạo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

điều kiện cho sâu bệnh phá hoại, đặc biệt là cây lúa sẽ yếu, làm giảm khả năng chống đổ của cây. Hoặc nếu tưới nước cho lúa không hợp lý, như để lúa ngập nước liên tục từ lúc cấy đến lúc gặt thì nền ruộng sẽ mềm, rễ lúa ăn nông, làm giảm khả năng chống đổ của lúa,…

Trong đề tài này, chúng tôi chỉ đánh giá khả năng chống đổ của các giống lúa theo các biểu hiện bên ngoài trong cùng một điều kiện gieo cấy và chăm sóc.

Kết quả nghiên cứu thu được trong bảng 3.13 dưới đây:

Bảng 3.13: Khả năng chống đổ của các giống lúa thí nghiệm

TT Tên giống Biểu hiện Thang điểm Đánh giá

1 HT1 (đ/c) Chống đổ tốt, không đổ 1 Tốt 2 HT6 Chống đổ tốt, không đổ 1 Tốt 3 HT9 Chống đổ khá, hầu hết các cây chỉ nghiêng nhẹ 1 Tốt 4 QS1 Chống đổ khá, hầu hết các cây chỉ nghiêng nhẹ 3 Khá

5 QS34 Hầu hết các cây bị nghiêng khoảng 300

(góc tạo bởi thân cây và mặt ruộng). 5 TB 6 SH2 Chống đổ khá, hầu hết các cây chỉ

nghiêng nhẹ 3 Khá

7 SH4 Chống đổ tốt, không đổ 1 Tốt

8 SH105 Chống đổ khá, hầu hết các cây chỉ

nghiêng nhẹ 3 Khá

Kết quả cho thấy, trong 8 giống lúa thí nghiệm có 4 giống có khả năng chống đổ tốt (không đổ sau những trận mưa bão) là HT1, HT6, HT9 và SH4 được đánh giá ở điểm 1. Có 3 giống có khả năng chống đổ khá là QS1, SH2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

và SH105 có khả năng chống đổ khá được đánh giá ở thang điểm 3. Giống QS34 có khả năng chống đổ kém nhất trong 8 giống lúa thí nghiệm và được đánh giá ở điểm 5.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống lúa thơm tại huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên (Trang 71 - 73)