Tình hình sản xuất lúa trên thế giới

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống lúa thơm tại huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên (Trang 30 - 33)

Vùng phân bố của cây lúa là khá rộng từ vĩ độ 530B đến vĩ độ 350

N. Trong đó vùng phân bố chủ yếu từ 300B đến 100N. Với khoảng trên 100 nước trồng lúa, năng suất trung bình trên phạm vi quốc gia đạt 60 - 80 tạ/ha/năm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 1.1. Các quốc gia sản xuất lúa gạo nhiều nhất trên thế giới năm 2010

STT Tên nước Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn)

1 Trung Quốc 30.117.262 65,48 197.212.010 2 Ấn Độ 42.560.000 33,83 143.963.000 3 Inđônêxia 13.253.500 50,15 66.469.400 4 Bangladesh 11.700.000 42,79 50.061.200 5 Việt Nam 7.513.700 53,22 39.988.900 6 Myanma 8.051.700 41,24 33.204.500 7 Thái Lan 10.990.100 28,75 31.597.200 8 Philippin 4.354.160 36,22 15.771.700 9 Brazil 2.722.460 41,27 11.236.000 10 Pakistan 2.365.000 30,59 7.235.000 Thế giới 159.416.542 43,68 696.324.394 (Nguồn FAOSTAT, 2011)

Qua bảng 1.1 ta thấy, các quốc gia sản xuất nhiều lúa gạo nhất trên thế giới chủ yếu tập trung ở châu Á. Nước có diện tích trồng lúa lớn nhất là Ấn Độ (42.560.000 ha), tiếp đến là Trung Quốc (30.117.262 ha) và sau đó là các nước Inđônêxia, Bangladesh, Thái Lan,… Như vậy, diện tích trồng lúa của 10 quốc qia đứng đầu chiếm 83,82 % tổng diện tích trồng lúa của cả thế giới. Vì vậy đây được coi là trung tâm sản xuất lúa gạo để cung cấp cho nhu cầu lúa gạo của thế giới.

- Về năng suất lúa: Trong 10 nước trồng lúa nhiều nhất trên thế giới thì Trung Quốc là nước có năng suất lúa cao nhất, đạt 65,48 tạ/ha cao hơn năng suất trung bình của thế giới là 21,8 tạ/ha, tiếp theo là Việt Nam (53,22 tạ/ha) cao hơn năng suất trung bình của thế giới là 9,54 tạ/ha và các nước khác như Inđônêxia (50,15 tạ/ha, cao hơn nang suất trung bình của thế giới là 6,47 tạ/ha). Các nước còn lại là Bangladesh (42,79 tạ/ha), Brazil (41,27 tạ/ha), Myanma (41,24 tạ/ha), Philippin (36,22 tạ/ha), Ấn Độ (33,83 tạ/ha) Pakistan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

(30,59 tạ/ha) và thấp nhất là Thái Lan (28,75 tạ/ha) thấp hơn năng suất trung bình của thế giới từ 0,89 tạ/ha đến 14,93 tạ/ha.

- Về sản lượng lúa: Đứng đầu trong danh sách các nước sản xuất lúa nhiều nhất là Trung Quốc với 197.212.010 tấn, tiếp theo là Ấn Độ (143.963.000 tấn), và các nước còn lại là Inđônêxia (66.469.400 tấn), Bangladesh (50.061.200 tấn), Việt Nam (39.988.900 tấn),… Như vậy, sản lượng lúa của 10 quốc gia đứng đầu chiếm 85,7 % tổng sản lượng lúa gạo của cả thế giới.

Sản lượng lúa gạo trong một số năm trở lại đây có mức tăng trưởng đáng kể nhờ việc mở rộng diện tích đất trồng lúa, cùng với việc đầu tư thâm canh, sử dụng các giống lúa mới có tiềm năng năng suất cao, xây dựng đường xá giao thông, hệ thống thuỷ lợi tưới tiêu, hoàn chỉnh các biện pháp kỹ thuật.

Hiện tại, nhu cầu lúa gạo về phẩm chất rất khác nhau tùy từng vùng và tập quán. Các nước Nhật, Triều Tiên, Trung Quốc, Âu Mỹ thích gạo mềm, ướt, hơi dẻo (giống japonica). Ngược lại Ấn Độ, Pakixtan, Việt Nam lại thích gạo nở, cơm khô. Trên thị trường gạo thế giới, chiều dài hạt, phẩm chất gạo rất được quan tâm. Về chiều dài hạt, Viện IRRI chia ra làm 4 cấp: hạt rất dài (trên 7,5 mm), hạt dài (6,6 - 7,5 mm), hạt trung bình (5,5 - 6,5 mm) và hạt ngắn (dưới 5,5 mm). Về màu sắc gạo, phổ biến nhất là màu trắng ngà, song cũng có màu đỏ hoặc hơi đen. Về hướng phát triển gạo của các nước cũng rất khác nhau, tùy vào thị trường tiêu thụ của mình mà các nước xuất khẩu gạo lớn hiện nay tập trung phát triển các loại gạo có chất lượng khác nhau: Thái Lan tập trung sản xuất phát triển các giống lúa có kiểu hạt dài, chất lượng cao; tại Mỹ phát triển các giống có kiểu hạt tròn và hạt dài nhưng có chất lượng cao; trong khi đó Ấn Độ lại phát triển các giống có năng suất cao để xuất khẩu sang các nước nghèo (các nước ở Châu Phi).

Việc nghiên cứu, chọn tạo các giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất, chất lượng cao đang được các tổ chức nghiên cứu trên thế giới quan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tâm. Một số giống lúa có chất lượng đã được công bố như: Khao Dawk Mali đây là giống lúa nước trời của Thái Lan, phản ứng với ánh sáng thích hợp với đất phèn nhẹ, đất nhiểm mặn vào mùa khô, có đặc điểm gạo mềm, hạt dài, có mùi thơm, năng suất đạt 3 - 4 tấn/ha.

Tại Mỹ các nhà khoa học đã chọn lọc ra được giống Jasmine 85 có thời gian sinh trưởng 100 - 105 ngày, cho năng suất khá (5 - 6 tấn/ha), có chất lượng cao.

Trong xã hội hiện nay khi mức sống của đại bộ phận người dân đã được nâng cao thì nhu cầu về sản phẩm gạo có chất lượng cao đặc biệt là các loại lúa đặc sản ngày một tăng lên. Theo nhận xét của S.Tang và Z.Wang, 2001: lúa đặc sản chất lượng là cơ sở vật chất quan trọng cho công tác cải tiến các giống lúa mới.

Còn theo định nghĩa của Ceng Y.M; Chen Y (1998) thì lúa đặc sản là những loại lúa đặc biệt, không giống như các loại lúa phổ biến thông thường. Chúng được xác định bởi sự khác biệt về một vài đặc điểm theo những chỉ tiêu quan trọng quy định chung cho phần lớn các nước châu Á và Châu Phi: hình dáng, kích cỡ, hàm lượng Amylose, màu nội nhũ và mùi thơm...

Ceng Y.W; Chen Y và Dai L.Y (1998) cho rằng lúa nếp hoặc lúa Waxy, lúa thơm, lúa màu (lúa đỏ, lúa tím, lúa đen), lúa nương - japonica, lúa dẻo (soft rice), lúa boutique, lúa nấu rượu, lúa vô cơ, lúa có phẩm chất dinh dưỡng, ...đều thuộc lúa đặc sản và khái niệm về lúa đặc sản cổ truyền, lúa đặc sản cải tiến là khái niệm để phân biệt lúa đặc sản bản địa và lúa đặc sản mới chọn tạo.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống lúa thơm tại huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)