Kỹ thuật làm mạ, cấy

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống lúa thơm tại huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên (Trang 43 - 44)

- Vụ xuân ngâm 36 giờ, vụ mùa ngâm 24 giờ, 5 – 6 giờ thay nước 1 lần. - Làm mạ: gieo 1 kg giống/10 m2 ruộng mạ. Lên luống mạ rộng 1- 1,2m làm bùn nhuyễn, mặt luống bằng phẳng, róc nước, mạ xuân cần che phủ nilon.

* Phân bón cho 1 ha ruộng mạ

- Phân chuồng 300 kg + 75 kg P2O5 . - Cách bón:

+ Bón lót: 100% phân chuồng + 100% phân lân.

- Ruộng mạ phải tưới tiêu xen kẽ, tránh nứt chân chim, tránh quá úng, quá rét.

* Phân bón cho ruộng lúa cấy

- Lượng phân bón: Vật tƣ Cho 1 ha Phân chuồng 8 tấn N 80 kg P2O5 80 kg K2O 60 kg - Cách bón:

+ Bón lót: 100% phân chuồng + 100% phân lân + 40% Urê (bón lót đều bừa kỹ trước cấy)

+ Bón thúc đợt 1 (khi lúa hồi xanh): Sau cấy 15 ngày ở vụ xuân, 9 ngày vụ mùa: Bón 30% urê + 50% kali.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

kali còn lại.

* Kỹ thuật cấy

- Tuổi mạ lúc cấy: 3,0 – 3,5 lá với mạ dược. - Số dảnh cấy: 2 - 3 dảnh/ khóm.

- Mật độ cấy: 40 khóm/ m2 với khoảng cách cấy 20 x 12,5 cm - Cấy mạ kèm bùn (mạ xúc), không giũ mạ, cấy nông tay.

* Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh

- Bón phân xong giữ nước 4 - 5 ngày để giữ phân.

- Làm cỏ 2 đợt: đợt 1 sau bón thúc lần 1, làm cỏ đợt 2 sau đợt 1 là 15 ngày. - Chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh theo kết quả điều tra đồng ruộng (IPM).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống lúa thơm tại huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên (Trang 43 - 44)