Sinh trưởng và phát triển của mạ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống lúa thơm tại huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên (Trang 56 - 59)

Sinh trưởng và phát triển là quá trình tăng lên về kích thước, khối lượng, thể tích,.. và hoàn thiện về các chức năng của các cơ quan, bộ phận của cây trồng nói chung và cây lúa nói riêng. Quá trình sinh trưởng của cây lúa bắt đầu từ khi hạt nảy mầm đến lúc thu hoạch. Quá trình này bao gồm nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn lại có những đặc điểm khác nhau. Sự sinh trưởng của mạ có ảnh hưởng lớn đến cả quá trình phát triển của cây lúa sau này. Do vậy, nó là một tiêu chí quan trọng để đánh giá năng suất lúa sau này. Thời gian sinh trưởng của cây lúa phụ thuộc vào đặc tính của từng giống, thời vụ, điều

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

kiện ngoại cảnh, kỹ thuật canh tác,… Để đánh giá về khả năng sinh trưởng của mạ chúng tôi đã tiến hành thí nghiệm so sánh giữa các giống lúa với nhau và thu được kết quả ở bảng dưới đây:

Bảng 3.3. Chất lượng mạ của các giống lúa vụ mùa năm 2011

TT Tên giống Tuổi mạ (ngày) Chiều cao (cm) Số lá (lá) Chất lượng mạ (điểm) 1 HT1 (đ/c) 10 5,4 3,6 1 2 HT6 10 5,0 3,5 1 3 HT9 10 5,0 3,2 1 4 QS1 10 4,6 3,3 3 5 QS34 10 4,2 3,0 3 6 SH2 10 4,7 3,2 1 7 SH4 10 4,4 3,2 1 8 SH105 10 4.5 3.4 3

Qua bảng số liệu 3.3 ta thấy, cùng tuổi mạ là 10 ngày thì chiều cao các giống lúa là khác nhau. Cao nhất là giống HT1 (5,4 cm) và thấp nhất là giống QS34 (4,2 cm), thấp hơn giống đối chứng HT1 là 1,2 cm. Các giống lúa còn lại là HT6, HT9, QS1, SH2, SH4 và SH105 đều có chiều cao mạ thấp hơn giống đối chứng HT1 từ 0,4 cm - 1,0 cm.

Số lá mạ của các giống lúa dao động từ 2,8 - 3,6 lá. Giống có số lá cao nhất là giống HT1 (3,6 lá) và giống có số lá thấp nhất là 2,8 lá (thấp hơn giống đối chứng HT1 là 0,8 lá). Việc xác định tuổi mạ có ý nghĩa quan trọng trong việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong gieo cấy như mật độ cấy, kỹ thuật cấy sao cho lúa có khả năng đẻ nhánh tốt nhất.

Qua theo dõi 8 giống lúa ở vụ mùa cho thấy, có 5 giống là HT1, HT6, HT9, SH2 và SH4 mạ sinh trưởng, phát triển mạnh hơn các giống khác và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

được đánh giá ở điểm 1. Các giống còn lại là QS1, QS34 và SH105 mạ sinh trưởng phát triển kém hơn và được đánh giá ở điểm 3.

Kết quả thí nghiệm về khả năng sinh trưởng của mạ ở vụ xuân 2012 được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.4. Chất lượng mạ của các giống lúa vụ xuân 2012

TT Tên giống Tuổi mạ (ngày) Chiều cao (cm) Số lá (lá) Chất lượng mạ (điểm) 1 HT1 (đ/c) 21 5,0 3,2 1 2 HT6 21 4,8 3,4 1 3 HT9 21 5,1 3,5 1 4 QS1 21 4,5 3,0 1 5 QS34 21 4,3 2,9 1 6 SH2 21 4,5 3,3 1 7 SH4 21 4,7 3,3 1 8 SH105 21 4,5 3,0 1

Kết quả ở bảng trên cho thấy, ở cùng tuổi mạ là 21 ngày thì các giống lúa khác nhau có chiều cao dao động từ 4,3 cm - 5,1 cm. Giống có chiều cao cây mạ cao nhất là HT9 (5,1 cm) và thấp nhất là QS34 (4,3 cm). Các giống còn lại HT6, SH4, SH2, SH105 và QS1 đều có chiều cao thấp hơn giống đối chứng HT1 từ 0,2 cm - 0,7 cm.

Ở tuổi mạ là 21 ngày, các giống lúa thí nghiệm có số lá dao động từ 2,9 -3,5 lá. Giống có số lá thấp nhất là QS34 (2,9 lá) và cao nhất là HT9 (3,5 lá). Các giống còn lại là QS1, SH105, HT1, SH2, SH4 và HT6 có số lá dao động từ 3,0 lá (giống QS1 và SH105) đến 3,4 lá (giống HT6).

Qua tiến hành thí nghiệm ở vụ xuân 2012 cho thấy tất cả 8 giống lúa thí nghiệm đều có sức sinh trưởng và phát triển tốt và được đánh giá ở thang điểm 1.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống lúa thơm tại huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên (Trang 56 - 59)