Trong những năm gần đây Thái Nguyên đã có sự chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng vào sản xuất, đặc biệt là đưa các giống lúa lai năng suất cao, chất lượng tốt, với diện tích lúa lai ngày một tăng lên diện tích lúa thuần một ngày giảm đi, tuy nhiên diện tích trồng các giống lúa thơm chất lượng cao vẫn luôn giữ một vị trí quan trọng trong cơ cấu giống lúa ở địa phương bởi lẽ giống lúa lai cũng bộc lộ những hạn chế nhất định trong sản xuất của bà con nông dân do đòi hỏi đầu tư thâm canh cao, chất lượng gạo trung bình, không chủ động được giống, giá giống cao, tỷ lệ nhiễm sâu bệnh ngày một tăng,...chưa phù hợp với tập quán để giống hàng vụ của người nông dân ở địa phương. Hàng năm, tỉnh đã chi cho hỗ trợ giống lúa lai hàng chục tỷ đồng nhằm hỗ trợ giá giống cho bà con nông dân trên địa bàn nhưng hiệu quả kinh tế chưa cao. Trong khi đó các giống lúa thuần (trong đó có các giống lúa thơm chất lượng cao) đã giải quyết được khá triệt để những hạn chế của giống lúa lai.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
CHƢƠNG 2
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đề tài sử dụng 8 giống lúa thơm được thu thập từ các trường đại học, viện nghiên cứu làm vật liệu ban đầu cho quá trình tuyển chọn giống.
STT Tên giống Nguồn gốc
1 HT1 (đ/c) Viện Cây lương thực và cây thực phẩm 2 HT6 Viện Cây lương thực và cây thực phẩm 3 HT9 Viện Cây lương thực và cây thực phẩm
4 QS1 Viện Sinh học Nông nghiệp - Đại học Nông Nghiệp I 5 QS34 Viện Di truyền Nông nghiệp
6 SH2 Viện Cây lương thực và cây thực phẩm 7 SH4 Viện Cây lương thực và cây thực phẩm
8 SH105
Viện Cây lương thực và cây thực phẩm
Lai tạo và chọn lọc từ tổ hợp lai DT10 x Amber 33 (Amber 33 là giống lúa thơm của Irắc)
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển, khả năng chống chịu sâu, bệnh hại và năng suất của một số giống lúa thơm tại huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên.
- Xây dựng mô hình các giống lúa thơm có triển vọng.
2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Thí nghiệm được tiến hành tại đồng ruộng thuộc xã Tân Hương - huyện Phổ Yên - tỉnh Thái Nguyên.
- Thí nghiệm được tiến hành trong 2 vụ: vụ mùa năm 2011 và vụ xuân năm 2012.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh với 3 lần nhắc lại (r=3) - Số công thức: 8 công thức (t=8) - Số ô thí nghiệm: 24 ô (r.t). - Diện tích ô: 2m x 5m = 10 m2. - Tổng diện tích thí nghiệm: 360 m2. - Diện tích thí nghiệm: 240 m2.
- Diện tích dải bảo vệ + đường công tác: 120 m2.
2.4.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm Dải Dải bảo vệ Dải bảo vệ Dải bảo vệ 1 2 7 6 3 4 5 8 NL I 8 3 5 4 1 6 2 7 NL II 7 4 6 2 8 5 3 1 NL III Dải bảo vệ Trong đó: - Công thức 1: HT1 (đ/c) - Công thức 2: HT 6 - Công thức 3: HT9 - Công thức 4: QS1 - Công thức 5: QS34 - Công thức 6: SH2 - Công thức 7: SH4 - Công thức 8: SH105
2.5. Kỹ thuật làm mạ và thời vụ gieo trồng
2.5.1. Thời vụ
- Làm mạ:
+ Vụ xuân: Gieo từ 03/02, cấy 24/02. Mạ 21 ngày tuổi. + Vụ mùa: Gieo 10/06, cấy 20/6. Tuổi mạ 10 ngày.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
+ Làm mạ xuân phải che phủ nilon để giữ ấm cho mạ. + Lượng giống gieo: 1,0 kg/sào ruộng cấy.
2.5.2. Kỹ thuật làm mạ, cấy
- Vụ xuân ngâm 36 giờ, vụ mùa ngâm 24 giờ, 5 – 6 giờ thay nước 1 lần. - Làm mạ: gieo 1 kg giống/10 m2 ruộng mạ. Lên luống mạ rộng 1- 1,2m làm bùn nhuyễn, mặt luống bằng phẳng, róc nước, mạ xuân cần che phủ nilon.
* Phân bón cho 1 ha ruộng mạ
- Phân chuồng 300 kg + 75 kg P2O5 . - Cách bón:
+ Bón lót: 100% phân chuồng + 100% phân lân.
- Ruộng mạ phải tưới tiêu xen kẽ, tránh nứt chân chim, tránh quá úng, quá rét.
* Phân bón cho ruộng lúa cấy
- Lượng phân bón: Vật tƣ Cho 1 ha Phân chuồng 8 tấn N 80 kg P2O5 80 kg K2O 60 kg - Cách bón:
+ Bón lót: 100% phân chuồng + 100% phân lân + 40% Urê (bón lót đều bừa kỹ trước cấy)
+ Bón thúc đợt 1 (khi lúa hồi xanh): Sau cấy 15 ngày ở vụ xuân, 9 ngày vụ mùa: Bón 30% urê + 50% kali.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
kali còn lại.
* Kỹ thuật cấy
- Tuổi mạ lúc cấy: 3,0 – 3,5 lá với mạ dược. - Số dảnh cấy: 2 - 3 dảnh/ khóm.
- Mật độ cấy: 40 khóm/ m2 với khoảng cách cấy 20 x 12,5 cm - Cấy mạ kèm bùn (mạ xúc), không giũ mạ, cấy nông tay.
* Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh
- Bón phân xong giữ nước 4 - 5 ngày để giữ phân.
- Làm cỏ 2 đợt: đợt 1 sau bón thúc lần 1, làm cỏ đợt 2 sau đợt 1 là 15 ngày. - Chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh theo kết quả điều tra đồng ruộng (IPM).
2.6. Các chỉ tiêu theo dõi
2.6.1. Số liệu khí tượng: Nhiệt độ trung bình, ẩm độ, lượng mưa, số giờ nắng.
2.6.2. Các giai đoạn sinh trưởng
- Giai đoạn 1: Nảy mầm - Giai đoạn 2: Mạ
- Giai đoạn 3: Đẻ nhánh - Giai đoạn 4: Vươn lóng - Giai đoạn 5: Làm đòng - Giai đoạn 6: Trỗ bông - Giai đoạn 7: Chín sữa - Giai đoạn 8: Vào chắc
- Giai đoạn 9: Chín hoàn toàn
2.6.3. Các chỉ tiêu sinh trưởng, sinh lý - Khả năng sinh trưởng của mạ: - Khả năng sinh trưởng của mạ:
+ Điểm 1: Rất khỏe, cây sinh trưởng rất nhanh, khi cây có 5 lá thật thì số cây có 2 nhánh chiếm trên 60% số cây trong quần thể.
+ Điểm 3: Khỏe, cây sinh trưởng nhanh, khi cây có 5 lá thật thì số cây có 1- 2 ngạnh trê chiếm trên 60% số cây trong quần thể.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
+ Điểm 5: Bình thường, khi cây ở thời kỳ 5 lá thật, cây có màu xanh vàng, cứng cây, sạch sâu bệnh.
+ Điểm 7: Yếu, cây mảnh, yếu ở thời kỳ 5 lá thật, quần thể thưa, không đẻ nhánh.
+ Điểm 9: Rất yếu, cây còi cọc, khi ở giai đoạn 5 lá, lá vàng, quần thể thưa thớt, lá gốc bị khô héo.
- Chiều cao cây: đo từ mặt đất đến mút lá hoặc mút bông cao nhất (cm). - Số nhánh/khóm (nhánh).
- Số lá/thân chính: đếm số lá bằng phương pháp đánh dấu lá. - Chỉ số diện tích lá (LAI, đơn vị tính: m2 lá/m2 đất).
Phương pháp: (Theo phương pháp cân nhanh): Lấy ngẫu nhiên 1 khóm/ô; 3 khóm/1 công thức, cắt toàn bộ lá xanh.
+ Cắt 1dm2 của cây cân được a (g).
+ Cắt toàn bộ số lá còn lại của cây cân được b (g). Tính chỉ số diện tích lá theo công thức:
a + b Mật độ cấy LAI = ––––––– x ––––––––––– (m2
lá/m2 đất) a 100
(LAI: Leaf Area Index)
2.6.4.Các chỉ tiêu về tính chống chịu
- Tính chịu lạnh ở giai đoạn mạ: Đánh giá sau khi mỗi đợt rét kết thúc 3 ngày. + Điểm 1: Mạ màu xanh đậm, cây sinh trưởng bình thường vẫn có thể đẻ nhánh.
+ Điểm 3: Mạ màu xanh nhạt, đầu lá hơi bị táp.
+ Điểm 5: Mạ màu vàng, đầu lá táp vàng hoặc héo xanh. + Điểm 7: Mạ màu vàng nâu, có số cây chết dưới 10%. + Điểm 9: Mạ chết từ 10 – 50%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Tính chống đổ: Theo dõi ở giai đoạn từ trỗ đến chín tính theo thang điểm: + Điểm 1: Chống đổ tốt, không đổ.
+ Điểm 3: Chống đổ khá, hầu hết các cây chỉ nghiêng nhẹ.
+ Điểm 5: Chống đổ trung bình, hầu hết các cây bị nghiêng khoảng 300
(góc tạo bởi thân cây và mặt ruộng).
+ Điểm 7: Chống đổ yếu, hầu hết các cây bị nghiêng 450 (góc tạo bởi thân cây và mặt ruộng).
+ Điểm 9: Chống đổ rất yếu, tất cả các cây đều bị nằm rạp trên mặt đất.
2.6.5. Các chỉ tiêu về tính trạng hình thái
Đánh giá theo “Hệ thống tiêu chuẩn đánh giá cây lúa IRRI 1996” [14].
- Màu phiến lá: Quan sát bằng phương pháp trực quan ở giai đoạn sinh trưởng 4 – 6 và đánh giá theo thang điểm.
+ Điểm 1: Xanh nhạt + Điểm 2: Xanh + Điểm 3: Xanh đậm + Điểm 4: Tím ở đỉnh lá + Điểm 5: Tím ở mép lá
+ Điểm 6: Có đốm tím (xen lẫn có màu xanh) + Điểm 7: Tím
- Màu vỏ trấu: Theo dõi bằng phương pháp trực quan ở giai đoạn sinh trưởng 9 và đánh giá theo thang điểm.
+ Điểm 0: Màu rơm
+ Điểm 1: Vàng và rãnh màu vàng trên nền vàng rơm. + Điểm 2: Chấm nâu trên nền vàng rơm
+ Điểm 3: Dảnh nâu trên nền vàng rơm + Điểm 4: Nâu (hung hung)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
+ Điểm 5: Hơi đỏ đến tím nhạt
+ Điểm 6: Chấm tím trên nền màu rơm + Điểm 7: Dảnh tím trên nền màu rơm + Điểm 8: Tím
+ Điểm 9: Đen + Điểm 10: Trắng
- Độ tàn lá: Theo dõi bằng phương pháp trực quan ở giai đoạn sinh trưởng 9 và đánh giá theo thang điểm sau:
+ Điểm 1: Muộn và chậm (lá giữ màu xanh tự nhiên) + Điểm 5: Trung bình (lá trên biến vàng)
+ Điểm 9: Sớm và nhanh (tất cả các lá vàng hoặc chết)
- Góc lá: Độ mở góc đỉnh lá được đo giữa thân với lá ngay dưới lá đòng ở giai đoạn sinh trưởng 4 – 5.
+ Điểm 1: Đứng + Điểm 5: Ngang + Điểm 9: Rũ xuống
- Góc thân: Theo dõi bằng phương pháp trực quan ở giai đoạn sinh trưởng 7 – 9 và đánh giá theo thang điểm sau:
+ Điểm 1: Đứng (<300) + Điểm 3: Trung gian (=450
) + Điểm 5: Mở (=600
) + Điểm 7: Tòe (>600
)
+ Điểm 9: Bò lan (thân hoặc phần dưới bò tựa vào mặt đất).
- Độ thoát cổ bông: Quan sát khả năng trỗ thoát cổ bông của quần thể, đánh giá theo thang điểm:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
+ Điểm 3: Thoát trung bình + Điểm 5: Vừa đúng cổ bông + Điểm 7: Thoát một phần + Điểm 9: Không thoát được
- Độ thuần đồng ruộng: Tỷ lệ các cây khác dạng trên mỗi ô ở giai đoạn từ trỗ bông đến chín
+ Điểm 1: Độ thuần cao (cây khác dạng <2%)
+ Điểm 5: Độ thuần trung bình (cây khác dạng 2 – 4%) + Điểm 9: Độ thuần thấp (cây khác dạng >4%)
2.6.6. Các chỉ tiêu về sâu, bệnh hại chủ yếu
* Sâu cuốn lá( Canphallocrocis medinalis Guenee.)
- Tính tỷ lệ % cây bị sâu ăn phần xanh của lá hoặc lá bị cuốn thành ống ở thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng theo thang điểm dưới đây:
+ Điểm 0: Không bị hại. + Điểm 1: 1 – 10% cây bị hại. + Điểm 3: 11 – 20% cây bị hại. + Điểm 5: 21 – 35% cây bị hại. + Điểm 7: 36 – 60% cây bị hại. + Điểm 9: 61 – 100% cây bị hại.
* Sâu đục thân( Scipophaga incertulas ( Walk))
- Theo dõi tỷ lệ dảnh chết ở giai đoạn đẻ nhánh – làm đòng và bông bạc ở giai đoạn vào chắc đến chín ở 10 khóm điều tra, với 3 lần nhắc lại, đánh giá theo thang điểm:
+ Điểm 0: Không bị hại.
+ Điểm 1: 1 – 10% dảnh hoặc bông bị hại. + Điểm 3: 11 – 20% dảnh hoặc bông bị hại.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
+ Điểm 5: 21 – 30% dảnh hoặc bông bị hại. + Điểm 7: 31 – 50% dảnh hoặc bông bị hại. + Điểm 9: 51 – 100% dảnh hoặc bông bị hại. * Bệnh khô vằn( Cokticium sasaki )
- Theo thang điểm đánh giá độ cao của vết bệnh trên cây gồm: + Điểm 0: Không có triệu trứng bệnh.
+ Điểm 1: Vết bệnh ở vị trí thấp hơn 20% chiều cao cây. + Điểm 3: Vết bệnh ở vị trí 20 – 30% chiều cao cây. + Điểm 5: Vết bệnh ở vị trí 31 – 45% chiều cao cây. + Điểm 7: Vết bệnh ở vị trí 46 - 65% chiều cao cây. + Điểm 9: Vết bệnh ở vị trí trên 65% chiều cao cây. * Bệnh đạo ôn( Piricularia orizae)
- Đối với bệnh đạo ôn trên lá tiến hành đánh giá theo thang điểm: + Điểm 0: Không thấy có vết bệnh.
+ Điểm 1: Các vết bệnh màu nâu, hình kim châm, ở giữa chưa xuất hiện vùng sinh sản bào tử.
+ Điểm 2: Vết bệnh nhỏ, tròn hoặc hơi dài đường kính 1 – 2mm, có viền nâu rõ rệt, hầu hết các lá dưới đều có vết bệnh.
+ Điểm 3: Dạng hình vết bệnh như ở điểm 2 nhưng vết bệnh xuất hiện đáng kể ở các lá trên.
+ Điểm 4: Vết bệnh điển hình cho các giống nhiễm, dài 3mm hoặc hơn, diện tích vết bệnh trên lá dưới 4% diện tích lá bị bệnh.
+ Điểm 5: Vết bệnh điển hình chiếm 4 - 10% diện tích lá. + Điểm 6: Vết bệnh điển hình chiếm 11 - 25% diện tích lá. + Điểm 7: Vết bệnh điển hình chiếm 26 - 50% diện tích lá. + Điểm 8: Vết bệnh điển hình chiếm 51 - 75% diện tích lá.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
+ Điểm 9: Vết bệnh điển hình chiếm trên 75% diện tích lá.
- Đối với bệnh đạo ôn hại bông, tiến hành đánh giá theo thang điểm: + Điểm 0: Không có vết bệnh hoặc chỉ có vết bệnh trên vài cuống bông. + Điểm 1: Vết bệnh có trên một vài cuống bông hoặc trên giá cấp 2. + Điểm 3: Vết bệnh trên một vài gié cấp 1 hoặc phần giữa của trục bông. + Điểm 5: Vết bệnh bao quanh một phần gốc bông hoặc ở phần thân ra ở phía dưới trục bông.
+ Điểm 7: Vết bệnh bao quanh toàn bộ cổ bông hoặc phần trục gần cổ bông, có hơn 30% hạt chắc.
+ Điểm 9: Vết bệnh bao quanh cổ bông hoặc phần thân rạ cao nhất hoặc phần trục gần gốc bông, số hạt chắc thấp hơn 30%.
2.6.7. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất
Theo dõi 10 khóm/ô thí nghiệm theo đường chéo 5 điểm (mỗi điểm 2 khóm), đo đếm các chỉ tiêu:
- Số bông/khóm (bông): Đếm tổng số bông hữu hiệu trên khóm (những bông có từ 10 hạt chắc trở lên), sau đó tính trung bình.
- Tổng số hạt trên bông và tỷ lệ hạt chắc: Đếm tổng số hạt và số hạt chắc của tất cả các bông hữu hiệu/ khóm, sau tính tỷ lệ hạt chắc (%), tính tỷ lệ hạt lép.
- Khối lượng 1000 hạt (gam): Trộn đều hạt chắc của 10 khóm trong ô, đếm 2 lần 500 hạt rồi cân riêng, nếu chênh lệch giữa 2 lần cân không quá 3% thì khối lượng 1000 hạt bằng tổng 2 lần cân đó.
- Năng suất lý thuyết = (Số bông/m2 x số hạt chắc/bông x P1000 hạt)/10000 (tạ/ha)
- Năng suất thực thu (tạ/ha): Gặt toàn bộ ô thí nghiệm tách hạt, phơi khô đạt độ ẩm 13 – 14%, quạt sạch, cân khối lượng rồi cộng thêm khối lượng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
của những lần mang đi làm các chỉ tiêu khác sau đó tính ra khối lượng đơn vị (tạ/ha).
2.6.8. Đánh giá chất lượng các giống lúa thí nghiệm
- Tỷ lệ gạo xát được tính bằng % khối lượng thóc.