Kế toán các khỏan vay,nợ

Một phần của tài liệu Luận văn kế toán kế toán vốn bằng tiền và các khoản công nợ chủ yếu tại công ty tnhh tmxd phú đức phát (Trang 71 - 109)

7 BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI

2.2.8 Kế toán các khỏan vay,nợ

2.2.8.1 Chứng từ sử dụng:

- Hợp đồng tín dụng với tổ chức tài chính , ngân hàng - Các bản kế ƣớc vay, bản cam kết nợ

2.2.8.2 Sổ sách chi tiết sử dụng:

Kế toán sử dụng sổ cái tài khoản 311, sổ chi tiết và Sổ Tiền Vay để quản lý các khoản nợ vay ngắn hạn ở công ty.

Minh họa Sổ Chi Tiết Tài Khoản 3111 để theo dõi tình hình vay nợ của ngân hàng TMCP Á Châu :

Hình ảnh 2.18: Sổ Chi Tiết Tài Khoản 3111.

2.2.8.3 Hạch toán các nghiệp vụ cụ thể ở đơn vị:

Ví dụ 1:

Ngày 06/10/2011, công ty TNHH TMSX XD Phú Đức Phát đƣợc giải ngân theo hợp đồng vay số 117134979 của ngân hàng TMCP Á Châu với tổng số tiền là 1,500,000,000 đ.

Kế toán tại công ty hạch toán:

Nợ TK 1121 : 1,500,000,000 đ

Có TK 3111 : 1,500,000,000 đ Ví dụ 2:

Ngày 24/10/2011, công ty vay ngắn hạn của ngân hàng Techcombank để trả nợ tiền mua hàng cho công ty Cổ Phần Ngô Long với tổng số tiền cần thanh toán là 45,000,000 đ.

Kế toán của đơn vị hạch toán:

Nợ TK 331124 : 45,000,000 đ

Có TK 3112 : 45,000,000 đ Ví dụ 3:

Ngày 05/11/ 2011, công ty vay ngắn hạn của ngân hàng Sacombank về nhập quỹ tiền mặt , kế toán ghi:

Nợ TK 1111 : 30,000,000 đ

Có TK 3113 : 30,000,000 đ

2.3 PH N T CH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VỐN BẰNG TIỀN VÀ TÌNH HÌNH C NG NỢ PHẢI THU TẠI CÔNG TY TNHH TM SX & XD PHÚ ĐỨC PHÁT C NG NỢ PHẢI THU TẠI CÔNG TY TNHH TM SX & XD PHÚ ĐỨC PHÁT 2.3.1 Phân tích tình hình quản lý vốn bằng tiền

2.3.1.1 Sự cần thiết của việc quản trị dòng tiền tạo lợi nhuận:

- Quản trị dòng tiền không khó khăn nhƣ quản lý khả năng sinh lời, vốn lƣu động hoặc tài sản bởi nó ít yếu tố cần xem xét hơn. Tuy nhiên, nó đơn giản hơn không có nghĩa là nó ít quan trọng hơn. Hoàn toàn trái ngƣợc lại, ngƣời ta có thể cho rằng quản trị dòng tiền còn quan trọng hơn những việc khác bởi vì việc có đủ tiền mặt là một vấn đề sống còn quan trọng tức thì đối với bất k doanh nghiệp nào đang hoạt động.

- Một số vấn đề liên quan đến việc khó khăn trong quản trị dòng tiền bao gồm các vấn đề cần bao nhiêu tiền mặt để duy trì những mục tiêu kinh doanh. Việc quá ít tiền mặt nghĩa là có vấn đề về sự tồn tại, trong khi có quá nhiều tiền mặt lại có thể đƣa đến

sự mất những cơ hội trong kinh doanh và sử dụng không hiệu quả nguồn lực. Cách quản trị dòng tiền là một nổ lực liên tục để giải quyết những giao động và tập trung vào nguyên tắc quản trị dòng tiền của Goldilocks: “ không quá nhiều; không quá ít; nhƣng chỉ với số lƣợng đúng ”.

- Một điều cũng rất quan trọng mà mọi ngƣời hay lầm tƣởng là doanh số và lợi nhuận lớn thì đảm bảo dòng tiền tốt. Mà trái lại, doanh số và lợi nhuận lớn vẫn không đảm bảo đƣợc dòng tiền tốt. Ngay cả một công ty với doanh số đang phát triển với lợi nhuận lớn vẫn có thể bị cạn kiệt tiền mặt với những hậu quả thảm hại xảy ra sau đó. Điều này càng khẳng định sự cần thiết của việc quản trị dòng tiền mặt trong doanh nghiệp. Vì vậy, công ty muốn phát triển bền vững cần phải tiến hành song song giữa việc quản trị dòng tiền của họ một cách cẩn thận và việc quản lý doanh số, lợi nhuận và việc đầu tƣ.

2.3.1.2 Tình hình quản lý vốn bằng tiền tại công ty hiện nay:

- Công tác hạch toán chứng từ tại công ty tƣơng đối hoàn chỉnh, các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến khoản mục vốn bằng tiền đƣợc thực hiện nghiêm túc theo quy định và lập chứng từ gốc có hệ thống đảm bảo việc quản lý tiền, hàng và tài sản một cách chặt chẽ.

- Công tác kế toán vốn bằng tiền tại công ty còn khá đơn giản, chƣa chủ động đƣợc việc dự trữ tiền mặt cho hợp lý. Chƣa có kế hoạch theo dõi Thu – Chi, sử dụng vốn bằng tiền theo từng khoản mục cụ thể.

2.3.2 Phân tích tình hình thu công nợ phải thu chi tiết tại công ty 2.3.2.1 Sự cần thiết của việc phân tích tình hình công nợ phải thu : 2.3.2.1 Sự cần thiết của việc phân tích tình hình công nợ phải thu :

- Công nợ bao gồm những khoản nợ phải thu – phải trả, nó tồn tại trong suốt quá trình hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp. Công nợ ảnh hƣởng lớn đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, một doanh nghiệp đƣợc đánh giá là công nợ ít đƣợc xem là doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả và ngƣợc lại.

- Đặc biệt là công nợ phải thu khách hàng rất đáng phải quan tâm, nếu không thu hồi nợ kịp thời thì công ty sẽ lâm vào tình trạng bất ổn nhất là trong bối cảnh khó khăn, lạm phát, lãi suất cao nhƣ hiện nay. Nếu công ty không thực hiện việc thu hồi nợ tốt sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến quý công ty nhƣ là ảnh hƣởng về vốn đầu tƣ, ảnh hƣởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, chịu thêm nhiều chi phí phát sinh, và mất nhiều cơ hội kinh doanh khác. Có những trƣờng hợp, từ việc không thực hiện tốt việc thu hồi nợ

mà công ty đó đã bị ngƣời khác lợi dụng để chiếm dụng vốn hoặc chiếm đoạt luôn những khoản vốn này. Vì vậy, phân tích tình hình công nợ phải thu của công ty là việc làm rất cần thiết hiện nay.

2.3.2.2 Phân tích tình hình công nợ phải thu của công ty: Bảng 2.4 : Tình hình thu hồi công nợ của công ty năm 2009 – 2011 Bảng 2.4 : Tình hình thu hồi công nợ của công ty năm 2009 – 2011

Đơn Vị Tính : Đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Số nợ đã đƣợc thu hồi 1,336,823,653 1,843,908,181 1,462,458,500

Doanh thu bán chịu 1,873,370,605 2,616,697,081 3,876,185,400

( Nguồn từ phòng kế toán ) [5]

Biểu đồ 2.1 : Tình hình thu hồi công nợ phải thu của công ty năm 2009 – 2011

Phân tích tình hình công nợ phải thu tại công ty cần đánh giá đến các chỉ tiêu:

1. Phân tích vòng quay các khoản phải thu:

Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ hoán chuyển các khoản phải thu thành tiền mặt. Chỉ tiêu này càng lớn thì phản ánh khả năng thu nợ của doanh nghiệp tốt.

Trong đó:

2. Phân tích k thu tiền bình quân:

K thu tiền bình quân: phản ánh thời gian của một vòng quay các khoản phải thu, nghĩa là để thu đƣợc một khoản phải thu đó thì cần thời gian là bao nhiêu ngày.

Ta có công thức:

Trong đó, thời gian k thanh toán thƣờng là 360 ngày ( tƣơng đƣơng với một năm tài chính).

3. Áp dụng cho tình hình kinh doanh của công ty trong k , ta tính đƣợc kết quả nhƣ sau:

a. Đối với chỉ tiêu vòng quay các khoản phải thu:

Trong đó,

- Doanh thu bán chịu trong k là: 3,876,185,400 đồng

b. Đối với chỉ tiêu k thu tiền bình quân:

Bảng 2.5: Thống kê tình hình công nợ phải thu khách hàng trong năm 2011

Khoản mục Trả ngay < 30 ngày < 60 ngày < 90 ngày > 90 ngày

Số tiền

(đồng) 2,584,123,600 1,615,077,250 1,292,061,800 646,030,900 356,630,000 Số khách

hàng 125 54 36 8 6

Bảng 2.6: Phân tích quá trình thu hồi công nợ phải thu của khách hàng nợ lâu Khách hàng nợ Số tiền nợ ( đồng) Thời gian nợ (ngày) Nguyên nhân Ảnh hƣởng đến doanh số bán hàng TNHH Tân Nghĩa 33,450,000 95 Chính sách bán hàng của công ty không khống chế số nợ và thời gian nợ cụ thể nên khách hàng cố ý chậm thanh toán. Ít ảnh hƣởng TNHH TM DV Anh Vũ 66,000,000 91 Có ảnh hƣởng DNTN Lan Hƣơng 91,300,000 112 Ảnh hƣởng nhiều TNHH Thái Bình Tân 300,500,000 85 Ảnh hƣởng nhiều TNHH TM Bích Hƣờng 107,000,000 76 Ảnh hƣởng nhiều Điện Cơ CN Hoàng

Thành 24,350,000 99 Khách hàng cố tình gây khó không chịu thanh toán đúng hạn. Ít ảnh hƣởng Cửa Hàng Quang Phú 65,500,000 68 Có ảnh hƣởng TNHH TB Điện Hiệp Hùng 194,650,000 72 Khách hàng là bạn hàng làm ăn lâu năm, công ty cần giữ khách hàng mối. Ảnh hƣởng nhiều TNHH TM Tâm Nguyệt 55,200,000 95 Có ảnh hƣởng Cửa Hàng Ánh Hồng 86,680,000 98 Ảnh hƣởng nhiều ( Nguồn từ phòng kế toán ) [5]

Nhận xét về tình hình và cách thức thu hồi công nợ phải thu tại công ty:

Qua phân tích tình hình công nợ trong năm 2011 của công ty, ta có nhận xét là k thu tiền bình quân của công ty khá dài so với chỉ số trung bình của các công ty đối thủ cạnh tranh trong khu vực ( 196 ngày > 120 ngày). Việc thu hồi nợ khách hàng của công ty không hiệu quả, điều này cho thấy công nợ của công ty đang bị khách hàng chiếm dụng cần phải thu hồi nhanh.

Biện pháp công ty áp dụng để thu hồi công nợ hiện nay là khi rà soát sổ sách và đối chiếu phát hiện thấy khách hàng nào nợ quá lâu với số tiền nợ lớn thì nhân viên bán hàng sẽ liên hệ với từng đối tƣợng để thông báo nợ và trình bày thiện ý muốn đƣợc khách hàng thanh toán khoản nợ đó sớm. Cách thức thu hồi công nợ của công ty còn khá đơn giản, chủ yếu dựa vào chữ tín của các công ty khách hàng trong kinh doanh nên việc thu hồi các khoản nợ càng khó khăn. Việc liệt kê danh sách các khách hàng nợ theo số tiền và tuổi nợ đƣợc công ty thực hiện sơ sài, chƣa có văn bản hóa số nợ một cách cụ thể và có tính pháp lý. Bên cạch đó, công tác bán hàng không đƣợc quản lý chặt chẽ nên có khả năng nhân viên bán hàng ƣu tiên bán hàng cho những khách hàng đặc biệt vì lý do cá nhân nào đó thì công ty không thể quản lý, kiểm soát đƣợc và đến khi thu hồi nợ thì khó khăn do công ty không có chính sách khống chế số nợ và thời gian nợ cho khách hàng.

Là một công ty hoạt động trong lĩnh vực thƣơng mại là chủ yếu thì đối thủ cạnh tranh rất đa dạng, đây cũng là áp lực cho công ty trong việc tiêu thụ hàng hóa. Ngoài ra, tình hình lạm phát trong thời k kinh tế khó khăn nhƣ hiện nay cũng ảnh hƣởng không nhỏ đến thị trƣờng kinh doanh. Khách hàng ngày càng khôn ngoan hơn, kỹ tính hơn trong việc lựa chọn sản phẩm cũng nhƣ ngƣời mua – nhà cung cấp. Trong khi đó, công ty lại chƣa có chính sách bán hàng trả chậm và chính sách bán hàng hiện tại tƣơng đối đơn giản chƣa hấp dẫn để thu hút khách hàng. Vì vậy muốn tăng doanh số bán hàng lên bắt buộc công ty phải xây dựng một chính sách bán hàng mới hiệu quả, vừa thu hút khách hàng vừa đảm bảo có lợi cho công ty ( thu hồi đồng vốn nhanh chóng). Hình thức bán hàng trả chậm là con dao hai lƣỡi, một mặt là đạt đƣợc danh số bán hàng cao thì đồng thời đem lại rủi ro về khả năng thu hồi công nợ phải thu lại tăng lên theo cấp số nhân. Điều cần thiết lúc này là công ty nên xây dựng lại chính sách bán hàng trả chậm có kế hoạch thu hồi nợ một cách có hiệu quả, giảm nợ xấu quá hạn.

2.3.3 Phân tích đòn b y tài chính tác động đến lợi nhuận Bảng 2.7: Phân tích các chỉ số tài chính của công ty

Chỉ tiêu Nội dung 2010 2011

Các ch tiêu về khả năng sinh lời

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản - ROA

Lợi nhuận ròng / Tổng tài sản bình quân 0.0287 0.1038 ệ số vòng quay tài sản Vòng quay hàng tồn kho Giá vốn hàng bán/ Bình quân hàng tồn kho 1.6925 1.9732

Vòng quay TSCĐ Doanh thu/ TSCĐ bình quân 7.7679 9.178

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu - ROE

Lợi nhuận ròng/ VCSH bình quân 0.0499 0.1874

Đòn bẩy tài chính

Hệ số nợ Nợ phải trả/ VCSH 0.6855 0.9056

Tỷ suất tự tài trợ VCSH/ Tổng nguồn vốn 0.5933 0.5248

EBIT: Lợi nhuận trƣớc thuế + Lãi vay R: Lãi vay

1.962 1.4373

Khả năng thanh toán ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán hiện hành

TSLĐ/ Nợ ngắn hạn 2.2398 3.4274

( Nguồn từ phòng kế toán ) [5]

Nhận xét:

Khả năng thanh toán ngắn hạn:

Tỷ số thanh toán hiện hành của hai năm 2010 và 2011 đều lớn hơn 1, tức là tài sản lƣu động lớn hơn nợ ngắn hạn. Lúc này các tài sản ngắn hạn sẵn có lớn hơn những nhu cần ngắn hạn, vì thế tình hình tài chính của công ty lành mạnh ít nhất là trong thời gian ngắn hạn. So với chỉ số của trung bình toàn ngành thì kết quả chỉ số này của công ty là tốt.

Chỉ tiêu về khả năng sinh lời:

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản của năm 2011 lớn hơn năm 2010 ( 0.1038 > 0.0287). Chứng tỏ hiệu quả sử dụng đồng vốn của chủ sở hữu càng tốt, vốn chủ sở hữu, lợi nhuận sau thuế của công ty tăng so với năm trƣớc.

Hệ số vòng quay tài sản:

- Vòng quay hàng tồn kho của năm nay cao hơn so với năm trƣớc tức là thời gian lƣu trữ hàng tồn kho giảm đi. Tuy nhiên chỉ số này vẫn còn khá cao, việc lƣu trữ quá nhiều hàng tồn kho cũng ảnh hƣởng không tốt đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng đồng nghĩa với việc sử dụng đồng vốn kém hiệu quả ( dòng tiền sẽ giảm đi do vốn kém hoạt động làm chi phí lãi vay tăng lên). Điều này làm tăng chi phí lƣu trữ hàng tồn kho và tăng rủi ro khó tiêu thụ số hàng tồn kho này do có thể không hợp với nhu cầu tiêu dùng cũng nhƣ thị trƣờng kém đi.

- Vòng quay tài sản cố định của năm 2011 tăng so với năm 2010, chứng tỏ sức sản xuất tài sản cố định càng cao, khả năng sử dụng đồng vốn càng tốt.

- Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu của năm 2011 cao hơn năm 2010 (0.1874 > 0.0499) chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn tự có càng cao. Công ty có tỷ số này càng cao, cao hơn lãi suất tiết kiệm ngân hàng hiện nay (14%), lợi nhuận để lại càng lớn thì quy mô vốn tự có sẽ ngày càng tăng kết hợp với hoạt động đầu tƣ thận trọng, thì tỷ lệ Vốn Chủ Sở Hữu /Tổng Nguồn Vốn sẽ tăng dần, mức độ rủi ro cho vay của doanh nghiệp giảm đi. So với năm trƣớc thì chỉ số ROE của năm nay tăng so với năm trƣớc là tốt vì lợi nhuận của công ty tăng lên, vốn chủ sở hữu không bị giảm đi mà còn tăng lên.

Các chỉ tiêu về đòn bẩy tài chính:

- Hệ số nợ của năm nay cao hơn so với năm trƣớc thì công ty tận dụng đƣợc lợi thế đòn cân nợ, tạo ra “lá chắn thuế” nhƣng cũng có nhƣợc điểm là rủi ro cao và tính tự chủ của công ty thấp đi. Tuy nhiên, để xác định thực chất khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp và mức độ phụ thuộc vào các khoản nợ thì cũng phải phân tích bản chất từng khoản nợ, chủ nợ là ai và áp lực trả nợ nhƣ thế nào.

- Tỷ suất tự tài trợ của năm nay thấp hơn năm trƣớc (0.5248 < 0.5933) nhƣng kết quả vẫn khá tốt chứng tỏ công ty vẫn độc lập về mặt tài chính, tự chủ trong kinh doanh. Nhà quản lý đƣợc tin cậy và dễ dàng hơn khi tìm kiếm các nguồn tài trợ bên ngoài.

- Đòn bẩy tài chính của năm 2011 thấp hơn so với năm 2010 vì công ty sử dụng vốn vay để tăng cƣờng hiệu quả hoạt động kinh doanh.

TÓM TẮT CHƢƠNG 2

Chƣơng 2 của đề tài tập trung vào việc phản ánh thực trạng tình hình kế toán vốn bằng tiền và các khoản công nợ chủ yếu tại công ty TNHH TM SX – XD Phú Đức Phát trong năm 2011 vừa qua. Để nghiên cứu về vấn đề này, trƣớc tiên tác giả đã tìm

Một phần của tài liệu Luận văn kế toán kế toán vốn bằng tiền và các khoản công nợ chủ yếu tại công ty tnhh tmxd phú đức phát (Trang 71 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)