Xuất các biện pháp quản lí thực tập sinh viên ngành Kế toán, Khoa

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động thực tập của sinh viên ngành kế toán ở trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật Điên Biên (Trang 80 - 89)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.xuất các biện pháp quản lí thực tập sinh viên ngành Kế toán, Khoa

Kinh tế tài chính, Trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên

Biện pháp 1. Tăng tính chủ động của sinh viên thực tập trong rèn luyện các kĩ năng tổ chức hoạt động công tác Kế toán

Mục tiêu của biện pháp

- Biện pháp là tác động đến sinh viên bằng những hình thức khác nhau, khơi dậy ở sinh viên niềm đam mê, tìm hiểu về các hoạt động cụ thể trong quá trình thực tập nhằm phát huy tinh thần trách nhiệm, quyết tâm, nêu cao tính tích cực, chủ động và sáng tạo của sinh viên trong hoạt động thực tập.

- Tăng cường khả năng tự tin của sinh viên trong các công việc cụ thể liên quan đến hoạt động thực tập. Chủ động, tích cực tham gia vào các hoạt động tổ chức công tác kế toán tại cơ sở thực tập.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 71

Nội dung và cách thức tiến hành

Tăng cường tính chủ động của sinh viên và rèn luyện cho sinh viên nắm chắc các kĩ năng:

- Giải thích, phổ biến được các văn bản pháp luật Nhà nước về lĩnh vực kinh tế

- Rèn luyện kĩ năng lập chứng từ, phân loại chứng từ, ghi sổ kế toán các phần hành,

- Thực tập các nghiệp vụ kế toán

+ Kế toán vốn bằng tiền, đầu tư ngắn hạn, các khoản phải thu và ứng trước + Kế toán vật tư, công cụ, dụng cụ

+ Kế toán tài sản cố định và bất động sản đầu tư + Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương + Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm + Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh + Kế toán nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu + Kế toán các khoản đầu tư dài hạn

+ Kế toán quản trị chi phí và giá thành sản phẩm + Mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận

+ Kế toán quản trị đối với việc ra quyết định ngắn và dài hạn + Kế toán quản trị với việc đánh giá kết quả hoạt động

- Tổ chức kiểm tra công tác kế toán

- Lập báo cáo kế toán và báo cáo tài chính, lập báo cáo thuế hàng tháng. Đào tạo sinh viên trở thành cán bộ ngành kế toán có trình độ cao đẳng, biết xử lý thành thạo các tình huống kế toán trong thực tế hoạt động kinh doanh, đồng thời nắm vững và tuân thủ chế độ tài chính, kế toán hiện hành. Sinh viên biết phân tích và so sánh, thấy được những vấn đề còn bất cập và không phù hợp giữa thực tiễn với chế độ kế toán hiện hành, từ đó tìm ra những

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 72

nguyên nhân, giải pháp khắc phục và có những đề xuất, kiến nghị về công tác hạch toán, kế toán tại doanh nghiệp.

Sinh viên tốt nghiệp ngành Kế toán có đủ kiến thức và tự tin để làm việc ở bộ phận Kế toán tại các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các công ty, doanh nghiệp nhà nước, tư nhân, các cơ sở sản xuất kinh doanh,...

Điều kiện thực hiện biện pháp

- Thường xuyên tổ chức các buổi xêmina, tổ chức các buổi thảo luận về tăng cường tính chủ động của sinh viên ngành Kế toán trong quá trình tham gia thực tập.

- Quán triệt các mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ thực tập của sinh viên qua các buổi rèn luyện nghiệp vụ.

- Xây dựng các kế hoạch hoạt động của cá nhân trong toàn đợt tham gia thực tập, có sự góp ý, bổ sung và điều chỉnh của cán bộ hướng dẫn thực tập.

Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch thực tập linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tế hoạt động thực tập

Mục tiêu của biện pháp

Xây dựng kế hoạch thực tập chính là xây dựng các phương án, các quy định, lịch trình, thời gian và công việc có sự phân công trách nhiệm rõ ràng, cụ thể cho các thành phần cùng tham gia vào hoạt động thực tập một cách linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tế của cơ sở thực tập nhằm nâng cao chất lượng, hiệu qủa thực tập.

Nội dung và cách thức tiến hành

Muốn làm được điều đó cần nhấn mạnh đến tính hợp lí về thời gian thực tập cho sinh viên, phân công giảng viên hướng dẫn có chất lượng, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhằm tăng tính thực tế cho sinh viên, cần hài hòa giữa hoạt động thực tập của sinh viên với hoạt động bình thường của đơn vị tiếp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 73

nhận sinh viên thực tập. Bên cạnh đó, sự gắn kết lí thuyết với thực hành tại nơi thực tập cần có những yêu cầu cụ thể cho sinh viên sau khi hoàn thành khóa thực tập như: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Củng cố những kiến thức đã học ở nhà trường, bổ sung thêm những kiến thức và kỹ năng mới phù hợp với yêu cầu làm việc.

- Tăng cường khả năng giao tiếp, nắm bắt thông tin và xử lí tình huống, giải quyết vấn đề phát sinh trong công việc tại nơi thực tập.

- Có thái độ đúng đắn, yêu nghề và hiểu về nghề nghiệp trong tương lai. - Phương pháp thực hiện cần thiết là nên kế hoạch cụ thể, chi tiết về mục

đích, nội dung và phương pháp thực tập, từ đó phổ biến rộng rãi cho giảng viên và sinh viên nắm được để chủ động, tích cực và có hướng thực hiện cũng như bổ sung ý kiến một cách kịp thời.

- Trong việc xây dựng kế hoạch thực tập cần có sự phối kết hợp chặt chẽ của các bộ môn, các chuyên ngành đào tạo trong khoa để tăng tính hợp lí, có thời gian chuẩn bị và có thể phân công giảng viên hướng dẫn phù hợp, tránh dồn việc, cập dập mà phải đảm bảo các ngành luôn có sinh viên thực tập rải ở các thời gian, không nên để trống cũng không nên để tập trung sinh viên đi thực tập một đợt quá đông.

- Đối với Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo – HN,TVVL sau khi duyệt đề nghị thực tập của Khoa cần có sự phân công trách nhiệm rõ ràng giữa các bộ phận, giám sát giảng viên hướng dẫn và sinh viên thực tập; có kế hoạch kiểm tra hợp lí đối với cả giảng viên hướng dẫn và thời gian, công việc cũng như mức độ hoàn thành các nội dung thực tập của sinh viên tại cơ sở tiếp nhận thực tập.

- Đối với đơn vị hợp tác, tiếp nhận sinh viên thực tập cần có chương trình làm việc cụ thể trong thời gian có sinh viên đến thực tập, phân bổ nguồn lực để phân công, hỗ trợ sinh viên trong việc thực tập - làm quen dần với điều kiện thực tế và môi trường tại nơi sinh viên đến làm việc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 74

Để có thể thực hiện được biện pháp này, xây dựng kế hoạch thực tập cho sinh viên ngành Kế toán cần nắm vững các nội dung sau:

- Nắm chắc tình hình thực tế tại các cơ sở thực tập như tình hình đội ngũ cán bộ, trình độ của đội ngũ cán bộ, kinh nghiệm hướng dẫn thực tập của đội ngũ cán bộ tại cơ sở thực tập. Các điều kiện phục vụ cho việc thực tập của sinh viên như điều kiện về cơ sở vật chất, cảnh quan môi trường làm việc của cơ sở thực tập.

- Nắm vững các văn bản hướng dẫn thực tập tại các cơ sở thực tập, kế hoạch, chương trình theo tuần, theo tháng và theo năm của cơ sở thực tập.

- Phải am hiểu về quản lí thực tập ngành Kế toán, các kiến thức về lĩnh vực kinh tế, phải am hiểu về việc xây dựng các kế hoạch cụ thể và kế hoạch đột xuất và các kế hoạch có liên quan.

Biện pháp 3. Bồi dưỡng đội ngũ giảng viên hướng dẫn sinh viên thực tập

Mục tiêu của biện pháp

- Trang bị cho đội ngũ giảng viên hướng dẫn thực tập am hiểu về mục tiêu, nội dung, chương trình hướng dẫn quản lí thực tập cho sinh viên.

- Đội ngũ giảng viên hướng dẫn thực tập phải giỏi về chuyên môn, nắm chắc các kiến thức mô hình tổ chức kế toán, tổ chức lao động.

- Biết ghi sổ sách kế toán, chứng từ, hệ thống kế toán, hệ thống tài khoản; hệ thống thông tin kế toán theo các hình thức và trình độ ứng dụng công nghệ của các đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất và lập báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị

Nội dung và cách thức tiến hành

Để thực hiện biện pháp này, cần trang bị cho đội ngũ giảng viên dẫn thực tập những kiến thức và kĩ năng thực tập phù hợp với đặc trưng công việc, nghiệp vụ của sinh viên sau khi tốt nghiệp, đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng, theo đó, giảng viên hướng dẫn cần phải nắm vững những nội dung sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 75

- Bồi dưỡng kiến thức và kĩ năng quản lí và tổ chức các hoạt động công tác kế toán

- Bồi dưỡng kiến thức và kĩ năng về kế toán tài chính - Bồi dưỡng kiến thức và kĩ năng về kế toán quản trị.

- Bồi dưỡng kiến thức và kĩ năng lập báo cáo thuế hàng tháng, báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị.

- Bồi dưỡng kiến thức và kĩ năng thực hiện các hệ thống kế toán, hệ thống tài khoản

- Bồi dưỡng kiến thức và kĩ năng ghi sổ sách, chứng từ kế toán

Điều kiện để thực hiện biện pháp

- Lựa chọn những cán bộ, giảng viên có năng lực, có những phẩm chất cần thiết đáp ứng được những yêu cầu của công việc quản lí thực tập ngành Kế toán.

- Giảng viên hướng dẫn thực tập cần tạo điều kiện học tập và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, không ngừng học hỏi, nâng cao tinh thần và trách nhiệm với công việc quản lí và hướng dẫn thực tập.

- Sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động công tác kế toán, các sự kiện để hướng dẫn cho sinh viên thực tập.

- Sát sao với hoạt động thực tập của sinh viên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chủ động đề xuất các nội dung, ý kiến cần thiết với nhà trường, với đơn vị thực tập về các vấn đề nảy sinh trong quá trình quản lí thực tập.

- Ưu tiên những giảng viên hướng dẫn thực tập trong việc cử đi đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, học tập và nâng cao kiến thức.

- Đề xuất cách tính thù lao hợp lí cho giảng viên hướng dẫn thực tập, ưu tiên họ trong các đợt bình chọn danh hiệu thi đua, có chính sách khen thưởng hợp lí đối với những giảng viên hướng dẫn thực tập tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Biện pháp 4. Hoàn thiện "Bộ tiêu chí thực tập cho sinh viên ngành Kế toán"

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 76

Hoàn thiện "Bộ tiêu chí thực tập cho sinh viên ngành Kế toán" nhằm cụ thể hóa các công việc, đưa ra các chỉ dẫn và hướng sinh viên vào những việc làm cụ thể trong quá trình thực tập. Đồng thời, cũng là căn cứ xác đáng để đánh giá hoạt động thực tập của sinh viên.

Nội dung và cách thức tiến hành

- Bộ tiêu chí thực tập cần chỉ rõ những yêu cầu về mục tiêu thực tập, kế hoạch, nội dung, chương trình thực tập, cũng như kiến thức và những kĩ năng cần thiết vận dụng vào quá trình thực tập để nâng cao hiệu quả thực tập cho sinh viên.

- Tăng cường lấy ý kiến của các bộ phận tham gia vào quá trình thực tập để hình thành và hoàn thiện bộ tiêu chí thực tập cho sinh viên; trong đó cần thiết có sự tham gia chỉ đạo của Ban Giám hiệu nhà trường, Cán bộ quản lí khoa, giảng viên hướng dẫn thực tập và đơn vị tiếp nhận thực tập, đồng thời có thể tham khảo thêm những ý kiến đóng góp của sinh viên cho phù hợp với điều kiện thực tiễn.

- Đối với Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên, khi xây dựng bộ tiêu chí thực tập sinh viên ngành Kế toán nên giao cho Ban chỉ đạo thực tập, dựa trên sự tham mưu của Khoa chuyên môn và Phòng Đào tạo để phù hợp với nội dung chương trình thực tập, sát hợp với chuyên môn của sinh viên và điều kiện của đơn vị tiếp nhận thực tập sinh.

Điều kiện thực hiện biện pháp

- Các nội dung của bộ tiêu chí đưa ra phải sát hợp với điều kiện thực tế của hoạt động thực tập đang diễn ra, phù hợp với điều kiện sinh viên và cơ sở thực tập, thỏa mãn những yêu cầu đặt ra sau đợt thực tập.

- Bộ tiêu chí phải đảm bảo được tính chủ động, sáng tạo của sinh viên thực tập, đồng thời phải đáp ứng được các yêu cầu nghề nghiệp trong tương lai đặt ra cho sinh viên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 77

- Bộ tiêu chí thực tập của sinh viên ngành Kế toán phải có tính khái quát, cụ thể, bao quát được các vấn đề của hoạt động thực tập sinh viên ngành Kế toán.

- Các tiêu chí phải rõ ràng thuận tiện cho việc kiểm lượng, đo lường trước, trong và sau thực tập.

Biện pháp 5. Mở rộng đối tượng, phạm vi và nội dung thực tập

Mục tiêu của biện pháp

- Tăng cường mở rộng hợp tác, liên kết, tạo điều kiện cho sinh viên thực tập không chỉ ở các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước mà còn thực tập tại các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất, xây lắp và dịch vụ thương mại của tư nhân. Phạm vi thực tập không chỉ bó hẹp, giới hạn trong tỉnh Điện Biên mà cần mở rộng theo hướng liên tỉnh. Nội dung thực tập cho sinh viên ngành Kế toán cần mở rộng theo cả bề rộng lẫn chiều sâu phù hợp với từng lĩnh vực đặc thù.

Nội dung và cách thức tiến hành

- Tăng cường công tác tổ chức liên kết giữa các bên có liên quan về quản lí hướng dẫn sinh viên thực tập.

- Phối hợp chỉ đạo giữa cơ sở đào tạo với đơn vị tiếp nhận thực tập tổ chức cho sinh viên tham gia tập huấn các lớp nâng cao nghiệp vụ kế toán, tổ chức công tác kiểm tra kế toán

- Mời những chuyên gia đầu ngành về kế toán, các chuyên gia về lĩnh vực kinh tế đến nói chuyện, giảng bài cho sinh viên, hướng dẫn sinh viên cách tổ chức thực hiện các mô hình kế toán, hệ thống thông tin kế toán theo các hình thức và trình độ ứng dụng công nghệ của các đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất; những kinh nghiệm vào sổ sách, chứng từ, lập báo cáo tài chính một cách nhanh và chính xác

- Để có thể nâng cao hơn nữa chất lượng của công tác đào tạo, thực tập ngành Kế toán, cần có sự mở rộng liên kết đào tạo với các đơn vị trong và ngoài tỉnh, huy động sự đóng góp kinh phí của các đơn vị, tổ chức ngoài nhà

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 78

trường, các cơ sở thực tập nhằm tạo điều kiện cho sinh viên có điều kiện được đến thực tập ở nhiều địa điểm khác nhau.

- Trường cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên cần tăng cường chủ động xây dựng và thực hiện các kế hoạch gắn với điều kiện thực tế, tổ chức cho sinh viên đến học tập tại các cơ sở thực tập không chỉ trong thời gian sinh viên tham gia thực tập mà có thể trước khi sinh viên đến thực tập nhằm tìm hiểu,

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động thực tập của sinh viên ngành kế toán ở trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật Điên Biên (Trang 80 - 89)