Đánh giá chung về thực trạng quản lí hoạt động thực tập của sinh viên

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động thực tập của sinh viên ngành kế toán ở trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật Điên Biên (Trang 75 - 80)

8. Cấu trúc của luận văn

2.4.Đánh giá chung về thực trạng quản lí hoạt động thực tập của sinh viên

ngành Kế toán Khoa Kinh tế - Tài chính Trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên

- Những kết quả đạt được:

+ Quản lí thực hiện mục đích yêu cầu chung của việc thực tập ngành Kế toán: Các khách thể được nghiên cứu ở cả hai nhóm đều nắm được mục tiêu chung, nên đa số khách thể nhận thức mức độ cần thiết của các mục tiêu này rất cao. Việc thực hiện quản lí các mục tiêu này tương đối tốt, tạo điều kiện để sinh viên hiểu và thực hiện tốt các mục tiêu trên, có sự đồng bộ giữa cơ sở thực tập với cơ sở đào tạo.

+ Quản lí thực hiện các mục tiêu cụ thể của thực tập nghề nghiệp: về kiến thức, về kĩ năng, về thái độ. Cả sinh viên và cán bộ quản lí, cán bộ hướng dẫn thực tập nhận thức cao mức độ cần thiết và thống nhất ý kiến đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu cụ thể ở mức khá cao. Xét theo lát cắt, nhóm khách thể là cán bộ quản lí, cán bộ hướng dẫn thực tập nhận thức mức độ cần thiết cao hơn nhóm sinh viên, tuy nhiên việc đánh giá kết quả thực hiện thì nhóm sinh viên đánh giá cao hơn nhóm là cán bộ quản lí, cán bộ hướng dẫn thực tập. Tuy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 66

nhiên cả hai nhóm đều nhận thức mức độ cần thiết và đánh giá mức độ thực hiện đều khá cao.

+ Quản lí việc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch thực tập: các biện pháp quản lí thực tập liên quan đến những công việc chuẩn bị trước khi sinh viên đi thực tập đối với Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên; Khoa Kinh tế - Tài chính, sinh viên và cơ sở thực tập; Chỉ đạo và tổ chức thực hiện kế hoạch thực tập đều được chuẩn bị tốt cả về nhận thức và tổ chức thực hiện. Theo lát cắt, về mặt nhận thức mức độ cần thiết thì nhóm cán bộ quản lí và cán bộ hướng dẫn thực tập kết quả nhận thức cao hơn nhóm của sinh viên. Tuy nhiên, kết quả thực hiện thì sinh viên đánh giá cao hơn. Giữa nhận thức và khâu thực hiện có mối liên hệ khá chặt chẽ do sự chuẩn bị chu đáo về việc quản lí các biện pháp thực tập của cả hai phía: cơ sở đào tạo và cơ sở thực tập.

+ Quản lí nội dung thực tập: Đa số khách thể bao gồm sinh viên, cán bộ quản lí, cán bộ hướng dẫn thực tập nhận thức cao mức độ cần thiết về các biện pháp quản lí nội dung thực tập, đồng thời trên cơ sở nhận thức cao các khách thể cũng thực hiện tốt biện pháp quản lí các nội dung. Vì vậy, kết quả kiểm định tương quan cho thấy tương quan thuận khá chặt chẽ giữa nhận thức mức độ cần thiết và đánh giá mức độ thực hiện. Theo lát cắt, nhóm cán bộ quản lí, cán bộ hướng dẫn thực tập nhận thức cao mức độ cần thiết, nhóm sinh viên đánh giá cao mức độ thực hiện.

+ Kiểm tra, đánh giá đợt thực tập: Các căn cứ để đánh giá; tiêu chí đánh giá; phương pháp đánh giá; rút kinh nghiệm thực tập đều được nhận thức tốt do đó kết quả thực hiện tốt. Vì vậy, giữa mặt nhận thức mức độ cần thiết và kết quả thực hiện có sự tương quan thuận khá chặt chẽ. Nhóm cán bộ quản lí và cán bộ hướng dẫn thực tập nhận thức cao hơn nhận thức của sinh viên, tuy nhiên nhóm sinh viên đánh giá kết quả thực hiện các biện pháp quản lí về vấn đề này tốt hơn so với đánh giá của cán bộ quản lí và cán bộ hướng dẫn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 67

+ Quản lí các loại hồ sơ thực tập: Các loại hồ sơ thực tập đều được lưu trữ và bảo quản tốt, đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về quản lí thực tập của sinh viên ngành Kế toán thuộc Khoa Kinh tế - Tài chính, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên. Do đó giữa nhận thức mức độ cần thiết và đánh giá kết quả thực hiện có tương quan thuận tương đối chặt chẽ. Cả hai nhóm đều đánh giá cao mức độ cần thiết và mức độ thực hiện việc quản lí các loại hồ sơ thực tập.

+ Các khách thể được nghiên cứu đều có nhận thức tốt và chủ yếu ở mức cao và rất cao các biện pháp quản lí thực tập của sinh viên Kế toán Khoa Kinh tế - Tài chính, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên.

- Những hạn chế:

Ngoài những kết quả đạt được trong việc quản lí thực tập, còn có một số hạn chế như các cơ sở thực tập còn thiếu các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động thực tập của sinh viên. Các tài liệu hỗ trợ việc tìm hiểu hoạt đông kinh doanh sản xuất, mô hình tổ chức kế toán tại cơ sở ít. Kinh phí hỗ trợ cho việc triển khai các hoạt động của sinh viên cũng gặp nhiều khăn. Về phía sinh viên, vẫn còn một số sinh viên chưa chủ động, tích cực trong việc nắm vững mục tiêu, nội dung và chương trình thực tập nên họ thường bị động hoặc thiếu sự chủ động trong quá trình thực tập. Đa số cơ sở thực tập còn thiếu các trang thiết bị cần thiết, các tài liệu phục vụ giúp sinh viên tìm hiểu, nắm vững quy mô kinh doanh sản xuất của cơ quan, đơn vị ít hoặc chưa đầy đủ. Kết quả đánh giá mức độ thực hiện chưa cao.

- Nguyên nhân của những thành công và hạn chế:

+ Nguyên nhân của những thành công: việc xây dựng và ban hành các văn bản quản lí thực tập phù hợp với hoạt động thực tập của sinh viên. Có sự chỉ đạo sát sao của đội ngũ cán bộ quản lí, cán bộ hướng dẫn thực tập của cả cơ sở đào tạo và cơ sở thực tập.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 68

Do việc đầu tư, kinh phí mua sắm các trang thiết bị chưa đầy đủ. Thiếu các tài liệu phục vụ cho việc tìm hiểu, nghiên cứu mô hình tổ chức kế toán, tổ chức lao động của cơ quan, công ty, doanh nghiệp cho sinh viên thực tập.

Một số sinh viên chưa thật sự chú ý đến việc nâng cao chất lượng hoặc thiếu sự nhiệt tình trong việc thực tập của bản thân, chưa nắm vững các văn bản pháp luật Nhà nước về lĩnh vực kinh tế.

Ngoài ra, đa số đội ngũ giảng viên của khoa là cán bộ trẻ, nhiệt tình nhưng chưa có kinh nghiệm hướng dẫn thực tập cho sinh viên, chưa sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động công tác kế toán, các sự kiện để hướng dẫn cho sinh viên thực tập.

Tiểu kết chƣơng 2

Trên cơ sở khảo sát các biện pháp quản lí hoạt động thực tập đang được thực hiện đối với sinh viên ngành Kế toán, Khoa Kinh tế - Tài chính, Trường Cao đẳng Kinh tế -Kỹ thuật Điện Biên, chúng tôi đã khảo sát theo mức độ nhận thức và lát cắt vị trí công việc để có cái nhìn cụ thể hơn về từng vấn đề trong các biện pháp đang được triển khai, phân tích và chỉ rõ thực trạng của biện pháp cụ thể.

Trong chương 2, nội dung khảo sát thực trạng quản lí hoạt động thực tập được tiến hành với các nội dung: khảo sát biện pháp quản lí thực hiện các mục tiêu thực tập; khảo sát quản lí xây dựng và thực hiện kế hoạch chương trình thực tập; khảo sát quản lí nội dung thực tập; khảo sát quản lí kiểm tra, đánh giá thực tập; khảo sát quản lí các loại hồ sơ thực tập.

Qua khảo sát thực trạng quản lí hoạt động thực tập, tác giả luận văn nhận thấy:

- Hoạt động thực tập của sinh viên ngành Kế toán đã được thực hiện thường xuyên, có chương trình và kế hoạch cụ thể, các biện pháp quản lí hoạt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 69

động thực tập hiện tại đã phát huy một số thế mạnh và có được những kết quả nhất định.

- Tuy nhiên, vấn đề quản lí hoạt động thực tập của sinh viên ngành Kế toán hiện nay vẫn tồn tại một số vấn đề như: việc xây dựng các tiêu chí đánh giá thực tập của ngành Kế toán thuộc Khoa Kinh tế - Tài chính Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên còn có những bất cập và cần có sự thay đổi; việc bồi dưỡng giảng viên hướng dẫn thực tập chưa được tiến hành một cách có hiệu quả; việc xây dựng kế hoạch thực tập cần tăng tính linh hoạt và phù hợp hơn với đơn vị tiếp nhận sinh viên thực tập; vấn đề mở rộng đối tượng, phạm vi cho sinh viên thực tập chưa được chú trọng; sinh viên đôi khi còn thụ động, chưa phát huy tính tích cực, sáng tạo trong quá trình thực tập.

Với việc khảo sát thực trạng về các biện pháp quản lí hoạt động thực tập, xuất phát từ yêu cầu đối với sinh viên ngành Kế toán cần đạt được sau khi đi thực tập và những kỹ năng nghề nghiệp cần thiết khi tốt nghiệp ra trường đã là cơ sở để đề xuất những biện pháp nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động thực tập của sinh viên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 70

Chƣơng 3 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP CỦA SINH VIÊN KHOA KINH TẾ TÀI CHÍNH, TRƢỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ

THUẬT ĐIỆN BIÊN

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động thực tập của sinh viên ngành kế toán ở trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật Điên Biên (Trang 75 - 80)