Quản lí hoạt động thực tập của sinh viên ngành Kế toán

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động thực tập của sinh viên ngành kế toán ở trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật Điên Biên (Trang 34 - 38)

8. Cấu trúc của luận văn

1.3.2. Quản lí hoạt động thực tập của sinh viên ngành Kế toán

Quản lí hoạt động thực tập của sinh viên ngành Kế toán có những nội dung sau:

a. Quản lí thực hiện các mục tiêu của thực tập

Quản lí thực hiện các mục tiêu chung của thực tập

Tìm hiểu thực tế công việc, nắm vững các chức năng, nhiệm vụ của một kế toán viên tại các cơ sở thực tập, từ đó hình thành ý thức và tạo tình cảm nghề nghiệp

Các nhà quản lí kiểm tra, giám sát sinh viên có thực hiện đúng mục tiêu đã đề ra hay không? Khi sinh viên thực hiện đúng mục tiêu thì sẽ giúp sinh viên hình thành các kỹ năng lập chứng từ, phân loại chứng từ, lập báo cáo thuế và báo cao tài chính, ....

Hình thành ý thức và các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của người cán bộ ngành kế toán.

Quản lí thực hiện các mục tiêu cụ thể của thực tập

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 25

+ Kiến thức về các mô hình tổ chức bộ máy kế toán, tổ chức lao động và hệ thống thông tin kế toán theo các hình thức và trình độ ứng dụng công nghệ.

+ Kiến thức về các hình thức kế toán, hệ thống tài khoản, chứng từ, sổ sách và báo cáo kế toán

+ Kiến thức về tổ chức công tác kiểm tra kế toán.

+ Kiến thức về hệ thống kế toán tài chính và kế toán quản trị.

+ Kiến thức về các chính sách văn hóa xã hội được thực hiện ở địa phương. - Về kĩ năng, nghiệp vụ

+ Kế toán vốn bằng tiền, đầu tư ngắn hạn, các khoản phải thu và ứng trước + Kế toán vật tư, công cụ, dụng cụ

+ Kế toán tài sản cố định và bất động sản đầu tư + Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương + Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm + Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh + Kế toán nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu + Kế toán các khoản đầu tư dài hạn

+ Lập báo cáo kế toán và báo cáo tài chính + Kế toán quản trị chi phí và giá thành sản phẩm + Mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận

+ Kế toán quản trị đối với việc ra quyết định ngắn và dài hạn + Kế toán quản trị với việc đánh giá kết quả hoạt động

+ Lập các báo cáo kế toán quản trị - Về thái độ

+ Nhận thức được kế toán là công việc đòi hỏi năng lực tổng hợp, phải có sự tận tâm và chuyên tâm với nghề.

+ Biết tuân thủ đạo đức nghề nghiệp, tính cẩn thận, chính xác trong công việc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 26

+ Phải thường xuyên học tập nâng cao trình độ, luôn tự rèn luyện nâng cao nghiệp vụ chuyên môn,trình bày một cách rõ ràng, tự tin và thuyết phục các chủ đề về kinh tế, xã hội, phát hiện và giải quyết các vấn đề một cách khoa học.

b. Quản lí việc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch thực tập

- Những công việc chuẩn bị trước khi sinh viên đi thực tập:

+ Trường Cao đẳng Kinh tế cần chuẩn bị cho sinh viên về kế hoạch tổng thể của đợt thực tập; liên hệ với cơ sở thực tập và chuẩn bị kinh phí và các mẫu phiếu đánh giá kết quả thực tập.

+ Khoa Kinh tế - Tài chính cần: Biên chế các đoàn thực tập; phổ biến mục đích, nội dung, yêu cầu, kế hoạch thực tập; phổ biến các văn bản thực tập cho sinh viên.

+ Sinh viên thực tập ngành Kế toán cần: Nắm vững mục tiêu, nội dung, kế hoạch thực tập; chuẩn bị các điều kiện kiến thức, tài liệu, phương tiện có liên quan đến thực tập.

+ Cơ sở thực tập cần: Chuẩn bị về địa bàn thực tập cho sinh viên; kế hoạch tham gia tổ chức thực hiện thực tập cho sinh viên; và phối hợp chỉ đạo chặt chẽ giữa địa phương với cơ sở đào tạo.

- Sự chỉ đạo và tổ chức thực hiện kế hoạch thực tập: Thành lập ban chỉ đạo thực tập; xây dựng kế hoạch chỉ đạo thực tập cả đợt và theo từng tuần; triển khai thực hiện kế hoạch lịch trình thực tập theo từng nhóm sinh viên ở từng địa bàn thực tập; kiểm tra đánh giá thực hiện kế hoạch thực tập; tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm toàn đợt thực tập và cuối cùng là hoàn thành các văn bản trong hồ sơ thực tập.

c. Quản lí thực hiện các nội dung thực tập

- Sinh viên khi thực tập tìm hiểu và nghiên cứu về các nội dung: + Khảo sát về tổ chức bộ máy kế toán và hệ thống thông tin kế toán

+Thực tập các nghiệp vụ kế toán tài chính + Thực tập kế toán quản trị

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 27

+ Lập báo cáo kế toán tài chính và báo cáo kế toán quản trị

- Tổ chức thực tập hoạt động ngành kế toán:

+ Xây dựng kế hoạch thực tập chuyên môn từng tuần và toàn đợt.

+ Chuẩn bị các kiến thức, các kĩ năng, điều kiện để tổ chức các hoạt động về thực tập kế toán của các doanh nghiệp trên địa bàn.

+ Trình bày kế hoạch và xin ý kiến đóng góp của tổ, nhóm thực tập và cán bộ hướng dẫn.

+ Triển khai có hiệu quả các hoạt động đã đề ra.

+ Đánh giá, rút kinh nghiệm và tiếp thu ý kiến đóng góp của nhóm và cán bộ hướng dẫn.

d. Quản lí kiểm tra đánh giá kết quả thực tập

- Kết quả đánh giá việc thực hiện mục tiêu, nội dung thực tập, kết quả hoạt động 8 tuần thực tập của sinh viên và bảng điểm đánh giá của GV hướng dẫn và cơ sở thực tập, để đưa ra các biện pháp quản lý hiệu quả hơn.

- Tiêu chí đánh giá được thể hiện qua:

+ Kết quả nghiên cứu mô hình tổ chức bộ máy kế toán, tổ chức lao động; + Năng lực vận dụng các hình thức kế toán, hệ thống tài khoản, chứng từ, sổ sách và báo cáo kế toán, các nghiệp vụ kế toán;

+ Ý thức và thái độ thực tập; + Chất lượng hồ sơ thực tập.

- Phương pháp đánh giá thể hiện qua các tiêu chí: + Đánh giá qua hồ sơ thực tập.

+ Đánh giá bằng trắc nghiệm.

+ Phỏng vấn sâu cán bộ hướng dẫn và một số sinh viên về các nội dung và hướng dẫn quản lí thực tập.

+ Đánh giá kết quả thực tập qua bảng điểm.

- Rút kinh nghiệm thực tập thể hiện qua các tiêu chí: + Tổ chức rút kinh nghiệm trong nhóm sinh viên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 28

+ Tổ chức rút kinh nghiệm của toàn đoàn.

+ Tổ chức rút kinh nghiệm phối hợp chỉ đạo thực tập giữa cơ sở thực tập và cơ sở đào tạo.

e. Quản lí các loại hồ sơ thực tập

Quản lí hồ sơ chung của đoàn thực tập được thể hiện qua việc quản lí: Báo cáo tổng kết thực tập của đoàn; các văn bản quy định hướng dẫn thực tập và bảng điểm kết quả thực tập của toàn đoàn.

Quản lí hồ sơ thực tập của sinh viên thông qua việc quản lí: Sổ nhật kí thực tập; các phiếu đánh giá các nội dung thực tập và báo cáo thực tập tốt nghiệp, kiểm điểm cá nhân về đợt thực tập.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động thực tập của sinh viên ngành kế toán ở trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật Điên Biên (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)