Các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý thực tập của sinh viên ngành

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động thực tập của sinh viên ngành kế toán ở trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật Điên Biên (Trang 38 - 115)

8. Cấu trúc của luận văn

1.3.3.Các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý thực tập của sinh viên ngành

Kế toán

a. Các yếu tố chủ quan

* Về phía sinh viên:

Kinh nghiệm tìm hiểu và tổ chức hoạt động công tác kế toán

Vốn kiến thức và kĩ năng tìm hiểu, khai thác, tổ chức các hoạt động về nghề kế toán của đơn vi, doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất,...

Tinh thần, thái độ thực tập

* Về phía cơ sở đào tạo

Mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo Phương thức tổ chức đào tạo

Tổ chức chỉ đạo thực tập

b. Các yếu tố khách quan

Những chủ trương, yêu cầu, cơ chế chính sách về đào tạo cán bộ ngành kế toán

Sự ủng hộ cán bộ quản lí và cán bộ kế toán của cơ sở thực tập Điều kiện về địa bàn và cơ sở vật chất nơi thực tập

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 29

Ảnh hưởng của xin việc làm, tiếp nhận của cơ sở thực tập cơ quan tuyển dụng sinh viên thực tập

Tiểu kết chƣơng 1

Trên cơ sở phân tích, đánh giá kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước, tác giả luận văn đã xây dựng bộ khái niệm công cụ về quản lí giáo dục, thực tập và quản lí thực tập, nhằm làm cơ sở định hướng cho toàn bộ quá trình nghiên cứu cả về cơ sở lí luận và thực tiễn của luận văn, qua đó có thể nhận thấy:

- Bản chất của hoạt động thực tập của sinh viên chính là sự gắn kết giữa lí thuyết ở nhà trường vào điều kiện làm việc thực tế của đơn vị thực tập. Trong quá trình thực tập, có sự tác động của nhiều yếu tố như: các năng lực, phẩm chất cá nhân của sinh viên; cơ chế quản lí hoạt động thực tập của Bộ giáo dục và đào tạo và Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên, điều kiện của cơ sở thực tập,... chính bản chất, đặc điểm của hoạt động thực tập đó đã qui định cách thức quản lí hoạt động này. Theo đó, nội dung quản lí hoạt động thực tập bao gồm: quản lí mục tiêu, kế hoạch thực tập, quản lí triển khai thực tập, kiểm tra đánh giá thực tập.

- Công tác quản lí thực tập là một nhiệm vụ quan trọng trong quản lí chất lượng đào tạo, thể hiện sự tương tác giữa mục tiêu, nội dung đào tạo của nhà trường với nhu cầu của xã hội. Quản lí hoạt động thực tập sinh viên tốt, sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lí của nhà trường, đồng thời nâng cao chất lượng của giáo dục đào tạo đáp ứng với yêu cầu, đặc điểm và kỹ năng nghề nghiệp tương lai cho người học.

Tác động của công tác quản lí hoạt động thực tập sẽ ảnh hưởng lớn đến sinh viên ở các khía cạnh: Nhận thức, thái độ và hành vi. Qua thực tập nghề, sinh viên hiểu thấu đáo hơn những đặc điểm và yêu cầu nghề nghiệp tương lai

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 30

của mình, nhận thức rõ điểm mạnh, điểm yếu của cá nhân từ đó có hướng điều chỉnh cho thích hợp với thực tiễn. Thái độ của thực tập sinh với nghề nghiệp được thể hiện, hành vi nghề nghiệp được điều chỉnh theo yêu cầu của thực tế. Đặc biệt, qua thực tập các năng lực về xử lí tình huống, giải quyết vấn đề trong công việc, năng lực tự quản của thực tập sinh được cải thiện đáng kể dựa trên nền tảng hiệu quả của các yếu tố quản lí thực tập, yếu tố cá nhân sinh viên, yếu tố tác động từ cơ sở thực tập và xã hội.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÍ THỰC TẬP CỦA SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN, KHOA KINH TẾ TÀI CHÍNH, TRƢỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT ĐIỆN BIÊN

2.1. Khái quát về ngành Kế toán, Khoa Kinh tế tài chính, Trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên

2.1.1. Cơ cấu bộ máy của Khoa Kinh tế tài chính

Năm 1997, Trường Trung học Kinh tế - Kỹ thuật tổng hợp Điện Biên được thành lập trên cơ sở sáp nhập hai trường Trung học Kinh tế và Trung học Nông nghiệp của Tỉnh Lai Châu (nay là Điện Biên). Trong bối cảnh ấy khoa Kinh tế - Tổng hợp được thành lập vào năm 2001 tiếp tục phát huy truyền thống thế mạnh về đào tạo cán bộ tài chính, kế toán. Ban đầu lực lượng cán bộ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 31

giáo viên của khoa còn rất mỏng có 9 giáo viên đảm nhiệm giảng dạy 3 chuyên ngành: Kế toán doanh nghiệp, Quản lý ngân sách nhà nước; Pháp lý.

Năm 2008 trường được đổi tên thành trường "Cao đẳng kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên", đánh dấu một bước phát triển mới của nhà trường. Cùng với nhà trường, khoa xác định khâu đột phá của quá trình phát triển theo chiều sâu là nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên cả về chuyên môn và phương pháp giảng dạy.

Năm 2012 khoa Kinh tế tổng hợp được tách thành hai khoa: Khoa Kinh tế tài chính và Khoa Luật – Hành chính.

Đến nay khoa đã có đội ngũ gồm: 1 Trưởng khoa; 2 Phó trưởng khoa, 17 giáo viên, giảng viên; được chia thành 2 tổ (Kế toán tài chính và Văn hóa du lịch) đảm nhiệm giảng dạy 4 chuyên ngành: Kế toán doanh nghiệp; Tài chính ngân hàng; Quản lý văn hóa; Hướng dẫn du lịch. Trong đó 1 đồng chí đang nghiên cứu sinh; 3 đồng chí trình độ thạc sĩ; 3 đồng chí đang học thạc sĩ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1.2. Nhiệm vụ, mục tiêu đào tạo của Khoa Kinh tế tài chính

a. Nhiệm vụ đào tạo:

- Khoa Kinh tế - Tài chính Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật điện Biên có nhiệm vụ đào tạo cử nhân cao đẳng (trong đó có ngành Kế toán)

- Xây dựng, quản lí, chỉ đạo hoạt động chuyên môn, nghiên cứu khoa học. - Quản lí công tác đào tạo của cán bộ chuyên ngành trong khoa.

- Chỉ đạo các bộ môn xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo và kế hoạch giảng dạy.

- Tổ chức quản lí, xây dựng và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên trong khoa.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 32

- Củng cố và mở rộng mối quan hệ với các đơn vị liên kết, hợp tác trong và ngoài trường để tạo điều kiện cho sinh viên tham gia thực tập gắn liền với thực tế, làm tăng chất lượng của quá trình đào tạo.

b. Mục tiêu đào tạo:

Nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức liên ngành và chuyên ngành, trang bị những kỹ năng cần thiết giúp sinh viên giỏi về kiến thức, vững về kỹ năng nghề, có thể đáp ứng được các yêu cầu của nghề nghiệp để khi ra trường làm việc hiệu quả, thỏa mãn các nhu cầu xã hội đặt ra.

Chương trình đào tạo của các ngành Kế toán được thực hiện trong ba năm bao gồm những kiến thức cơ bản mang tính nền tảng và những kiến thức chuyên sâu đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo, Vụ đại học và sau đại học cũng như Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật thông qua.

c. Quản lí công tác đào tạo cấp khoa:

Quản lí công tác đào tạo cấp khoa bao gồm các nội dung sau:

- Quản lí mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo: quản lí việc xây dựng và thực hiện mục tiêu; quản lí việc xây dựng và thực hiện nội dung chương trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy.

- Quản lí hoạt động giảng dạy của giảng viên và hoạt động học tập của sinh viên, các bộ môn thuộc khoa quản lí.

- Quản lí việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy - giáo dục của giảng viên và nhiệm vụ học tập, rèn luyện, chấp hành nội quy, quy chế của sinh viên.

- Quản lí chất lượng đào tạo: nhằm phát hiện kịp thời các nguyên nhân dẫn đến sự yếu kém trong đào tạo, đề ra các biện pháp khắc phục yếu kém nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo.

2.1.3. Một số đặc điểm và kết quả đào tạo của ngành Kế toán thuộc Khoa Kinh tế tài chính, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên Kinh tế tài chính, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 33

ếp cận với tri thức hiện đại trong lĩnh vực kế toán và kiểm toán. Bên cạ , học kế toán rèn cho bạn tính cẩn thận, chu đáo, kỹ năng phân tích và xử lý các tình huống phát sinh trong kinh tế tài chính đặc thù mà không có ngành nào cạnh tranh được

Sinh viên ngành Kế toán, khoa Kinh tế tài chính, trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên được tuyển sinh trong cả nước, điểm tuyển từng năm theo quy định tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tọa và của trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên. Trong 3 năm học, sinh viên được trang bị những kiến thức chuyên sâu về kế toán, có kỹ năng thực hành thành thạo, đủ khả năng giải quyết những vấn đề thông thường và tổ chức công tác kế toán ở các đơn vị, đồng thời có khả năng học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ nhằm đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp trong điều kiện của nền kinh tế thị trường.

Chương trình thực tập của sinh viên ngành Kế toán, Khoa Kinh tế tài chính, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên là chương trình nằm trong khung chương trình đào tạo của nhà trường. Yêu cầu đối với sinh viên sau đợt thực tập là củng cố các kiến thức đã học ở nhà trường, bổ sung và tiếp nhận những kiến thức thực tế, nắm vững các đặc điểm của cơ sở nơi sinh viên đến thực tập, vận dụng những kiến thức đã được trang bị vào điều kiện làm việc cụ thể.

b. Kết quả đào tạo của ngành Kế toán thuộc Khoa Kinh tế tài chính, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên

Trong năm học 2012 -2013 số sinh viên ngành Kế toán tốt nghiệp ra trường xếp loại cụ thể như sau: Giỏi: 10 sinh viên chiếm 10,3%; khá: 27 sinh viên chiếm 27,8%; TBK: 55 sinh viên chiếm 56,7%; TB: 5 sinh viên chiếm 5,2%.

Qua tổng hợp kết quả tốt nghiệp các khóa 2008 -2011, 2009-2012, 2010 -2013 cho thấy phần lớn sinh viên ngành Kế toán của Khoa Kinh tế - Tài chính

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 34

khi tốt nghiệp ra trường đã đảm bảo hoàn thành tốt các nội dung, chương trình và mục tiêu giáo dục đặt ra. Điều đó phản ánh qua số lượng sinh viên tốt nghiệp khá giỏi rất cao.

Theo báo cáo kết quả thăm dò ý kiến của học sinh – sinh viên đã tốt nghiệp và người sử dụng lao động về chất lượng giáo dục – đào tạo của Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điên Biên năm học 2012 - 2013 thì mức chất lượng lao động ngành kế toán được đào tạo tại trường là 89,2%. Hầu hết sinh viên ngành kế toán của Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên sau khi tốt nghiệp tham gia công tác tại các cơ quan/ doanh nghiệp rất nhiệt tình; kiến thức chuyên môn phục vụ cho công việc được đào tạo phù hợp với yêu cầu của cơ quan/ doanh nghiệp; biết hòa nhập với tập thể; có ý thức tổ chức kỷ luật cao; thường xuyên tìm tòi, sáng tạo để đưa ra các giải pháp cụ thể nâng cao chất lượng công việc.

2.2. Thực trạng về quản lí hoạt động thực tập của sinh viên ngành Kế toán, Khoa Kinh - tế tài chính, Trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên Khoa Kinh - tế tài chính, Trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên

Chúng tôi đã tiến hành lấy ý kiến của 50 cán bộ quản lý và giảng viên đang công tác tại trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điên Biên, 50 cán bộ hướng dẫn thực tập tại các cơ sở, 100 sinh viên ngành Kế toán. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trước khi tiến hành phân tích số liệu thu được từ việc trưng cầu ý kiến, chúng tôi tiến hành phân tích độ tin cậy của phiếu trưng cầu ý kiến, kết quả thu được độ tin cậy ở mức cao. Chứng tỏ kết quả thu được trong phiếu trưng cầu ý kiến hoàn toàn đảm bảo độ tin cậy để có cơ sở khoa học khi phân tích số liệu. Khi khảo sát về thực trạng quản lí hoạt động thực tập sinh viên, tác giả luận văn khảo sát trên các vấn đề: khảo sát biện pháp quản lí thực hiện các mục tiêu thực tập; khảo sát quản lí xây dựng và thực hiện kế hoạch chương trình thực tập; khảo sát quản lí nội dung thực tập;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 35

khảo sát các biện pháp kiểm tra, đánh giá thực tập; khảo sát quản lí các loại hồ sơ thực tập.

Tiến hành điều tra đánh giá mức độ cần thiết: Cần thiết, trung bình, ít cần thiết. Xử lý từng nội dung và đánh giá bằng điểm số theo nguyên tắc sau:

Việc đánh giá cho điểm theo 03 mức độ: Cần thiết: 03 điểm, trung bình: 02 điểm, ít cần thiết: 01 điểm (min = 1; max = 3), ta có thể xác định và so sánh các nội dung thông qua giá trị trung bình là 

Tiến hành điều tra đánh giá mức độ thực hiện: Tốt, trung bình, chưa tốt. Xử lý từng nội dung và đánh giá bằng điểm số theo nguyên tắc sau:

Việc đánh giá cho điểm theo 03 mức độ: Tốt: 03 điểm, trung bình: 02 điểm, chưa tốt: 01 điểm (min = 1; max = 3), ta có thể xác định và so sánh các nội dung thông qua giá trị trung bình là 

Cách tính điểm trung bình: i i

X

N

n X

N: tổng số phiếu; ni: số phiếu theo từng mức độ; Xi: là điểm tương ứng với từng mức độ

2.2.1. Khảo sát quản lí thực hiện các mục tiêu thực tập của sinh viên ngành Kế toán, Khoa Kinh tế tài chính, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên toán, Khoa Kinh tế tài chính, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên

Chúng tôi đánh giá kết quả khảo sát trên 3 mặt mục tiêu cụ thể: về kiến thức, về kĩ năng và về thái độ thể hiện qua nhận thức mức độ cần thiết và đánh giá mức độ thực hiện.

2.2.1.1. Khảo sát quản lí thực hiện các mục tiêu thực tập

Bảng 2.1. Kết quả khảo sát quản lí thực hiện các mục tiêu thực tập

STT Các mục tiêu cụ thể Mức độ cần thiết Mức độ thực hiện Cần thiết Trung bình Ít cần thiết Điểm TB Tốt Trung Bình Chƣa tốt Điểm TB SL SL SL SL SL SL I. Về kiến thức

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 36

1

Kiến thức về mô hình tổ chức bộ máy kế toán, tổ chức lao động và hệ thống thông tin kế toán.

142 53 5 2,69 72 70 58 2,07

2

Kiến thức về các hình thức kế toán, hệ thống tài khoản, chứng từ, sổ sách và báo cáo kế toán

135 50 15 2,60 80 75 45 2,18

3

Kiến thức về đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ gắn với các phần hành kế toán

152 40 8 2,72 76 82 42 2,17

4 Kiến thức về tổ chức công tác kiểm

tra kế toán 144 42 14 2,65 75 77 26 2,03

5 Kiến thức về hệ thống kế toán tài (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chính và kế toán quản trị 156 38 6 2,75 85 75 40 2,23

II. Về kĩ năng

1 Các nghiệp vụ kế toán tài chính 144 52 4 2,70 93 80 26 2,33

2 Các nghiệp vụ kế toán quản trị 140 55 5 2,68 90 77 33 2,29

3 Tổ chức công tác kiểm tra kế toán 155 39 6 2,75 102 77 21 2,41

4

Thu thập, ghi chép, tính toán, tổng

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động thực tập của sinh viên ngành kế toán ở trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật Điên Biên (Trang 38 - 115)