8. Cấu trúc của luận văn
1.3.1. Đặc điểm hoạt động thực tập của sinh viên ngành Kế toán
a. Mục tiêu thực tập
Thực tập của sinh viên ngành Kế toán là giúp sinh viên tìm hiểu thực tế công việc, nắm vững các chức năng, nhiệm vụ của một kế toán viên tại các cơ sở thực tập, từ đó hình thành ý thức và tạo tình cảm nghề nghiệp tạo điều kiện cho sinh viên vận dụng kiến thức đã học vào thực tế công việc, rèn luyện, hình thành các kỹ năng lập chứng từ, phân loại chứng từ, ghi sổ kế toán các phần hành, lập báo cáo thuế hàng tháng và Báo cáo tài chính.
Mục tiêu thực tập của sinh viên Kế toán cần được đánh giá cụ thể qua các mặt: kiến thức, kỹ năng và thái độ.
* Về kiến thức:
- Có kiến thức chuyên sâu để thực hiện để thực hiện công tác kế toán tại các loại hình doanh nghiệp, cụ thể là thực hiện chức năng kế toán tài chính: Kế
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 19
toán các quá trình sản xuất kinh doanh từ kế toán tiền, nguyên vật liệu, tài sản cố định, lương, thuế, các khoản thanh toán, giá thành, tiêu thụ, đầu tư tài chính, xác định kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận, lập báo cáo tài chính và báo cáo thuế.
- Có kiến thức pháp luật kế toán (luật kế toán, chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán) để tổ chức thực hiện công tác kế toán phù hợp với đặc điểm sản xuât kinh doanh của đơn vị.
- Có kiến thức cơ bản về phân tích và quản trị tài chính từ đó ứng dụng vào các phần vận hành và công tác tài chính tại doanh nghiệp.
* Về kỹ năng:
- Giúp sinh viên hiểu biết thực tế công tác kế toán tại doanh nghiệp sản xuất kinh doanh (gắn liền với điều kiện sản xuất kinh doanh thực tế của từng đơn vị về quy mô, đặc điểm sản xuất, yêu cầu quản lý và trình độ quản lý…) và sự vận dụng chế độ tài chính, kế toán trong thực tế công tác kế toán của doanh nghiệp; giúp học sinh sau khi ra trường không bị bỡ ngỡ, biết đem kiến thức đã học áp dụng vào thực tế cơ sở một cách linh hoạt và có hiệu quả.
- Kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, nhằm giúp sinh viên củng cố được phần lý thuyết đã được nghiên cứu và xử lý thành thạo các tình huống kế toán trong thực tế hoạt động kinh doanh, đồng thời nắm vững và tuân thủ chế độ tài chính, kế toán hiện hành. Sinh viên biết phân tích và so sánh, thấy được những vấn đề còn bất cập và không phù hợp giữa thực tiễn với chế độ kế toán hiện hành, từ đó tìm ra những nguyên nhân, giải pháp khắc phục và có những đề xuất, kiến nghị về công tác hạch toán, kế toán tại doanh nghiệp.
- Bước đầu làm quen, thực hành các công tác kế toán về nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ; tiền lương và các khoản trích theo tiền lương; kế toán TSCĐ; kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 20
Nhận thức được kế toán là công việc đòi hỏi năng lực tổng hợp, phải có sự tận tâm và chuyên tâm với nghề. Biết tuân thủ đạo đức nghề nghiệp, tính cẩn thận, chính xác trong công việc. Phải thường xuyên học tập nâng cao trình độ, luôn tự rèn luyện nâng cao nghiệp vụ chuyên môn,trình bày một cách rõ ràng, tự tin và thuyết phục các chủ đề về kinh tế, xã hội, phát hiện và giải quyết các vấn đề một cách khoa học.
b. Chương trình, nội dung, thời gian và địa điểm tập
* Nội dung thực tập của sinh viên ngành kế toán:
Thực tập kế toán tại đơn vị SXKD
- Khảo sát về tổ chức bộ máy kế toán và hệ thống thông tin kế toán
+ Nghiên cứu mô hình tổ chức bộ máy kế toán, tổ chức lao động và hệ thống thông tin kế toán theo các hình thức và trình độ ứng dụng công nghệ. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận, cán bộ kế toán trong đơn vị.
+ Nghiên cứu sự vận dụng các hình thức kế toán, hệ thống tài khoản, chứng từ, sổ sách và báo cáo kế toán
+ Khảo sát quy trình thu thập, ghi chép, tính toán, tổng hợp, truyền dẫn, khai thác, bảo mật và lưu trữ thông tin kế toán.
+ Nghiên cứu, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ gắn với các phần hành kế toán
+ Tổ chức công tác kiểm tra kế toán
+ Nghiên cứu tổ chức hệ thống kế toán tài chính và kế toán quản trị - Thực tập các nghiệp vụ kế toán tài chính
+ Kế toán vốn bằng tiền, đầu tư ngắn hạn, các khoản phải thu và ứng trước + Kế toán vật tư, công cụ, dụng cụ
+ Kế toán tài sản cố định và bất động sản đầu tư + Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương + Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm + Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 21
+ Kế toán nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu + Kế toán các khoản đầu tư dài hạn
+ Lập báo cáo kế toán và báo cáo tài chính - Thực tập kế toán quản trị
+ Kế toán quản trị chi phí và giá thành sản phẩm + Mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận
+ Kế toán quản trị đối với việc ra quyết định ngắn và dài hạn + Kế toán quản trị với việc đánh giá kết quả hoạt động
+ Lập các báo cáo kế toán quản trị
Thực tập về kế toán tại doanh nghiệp kinh doanh thương mại, dịch vụ, xây lắp
- Thực tập kế toán tại các doanh nghiệp kinh doanh thương mại, dịch vụ + Nghiên cứu mô hình tổ chức bộ máy kế toán, tổ chức lao động và hệ thống thông tin kế toán theo các hình thức và trình độ ứng dụng công nghệ. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận, cán bộ kế toán trong đơn vị.
+ Nghiên cứu sự vận dụng các hình thức kế toán, hệ thống tài khoản, chứng từ, sổ sách và báo cáo kế toán
+ Khảo sát quy trình thu thập, ghi chép, tính toán, tổng hợp, truyền dẫn, khai thác, bảo mật và lưu trữ thông tin kế toán.
+ Nghiên cứu, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ gắn với các phần hành kế toán
+ Tổ chức công tác kiểm tra kế toán
+ Nghiên cứu tổ chức hệ thống kế toán tài chính và kế toán quản trị - Thực tập các nghiệp vụ kế toán:
Về cơ bản các phần hành kế toán cần thực tập cũng tương đương như thực tập tại các doanh nghiệp sản xuất, nhưng trên cơ sở tính đặc thù của loại hình doanh nghiệp kinh doanh thương mại và dịch vụ. Trong đó, cần chú ý các nghiệp vụ kế toán có liên quan đến: Tính toán chi phí và giá hàng hoá trong
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 22
kinh doanh thương mại, dịch vụ (ăn uống, khách sạn, du lịch,…); Các phương thức bán hàng; Kế toán giai đoạn mua hàng; Kế toán giai đoạn bán hàng; Kế toán xuất nhập khẩu hàng hoá; Hệ thống báo cáo kế toán tài chính và kế toán quản trị trong các loại hình doanh nghiệp thương mại, dịch vụ.
- Thực tập kế toán tại các doanh nghiệp kinh doanh xây lắp
+ Nghiên cứu, khảo sát về tổ chức bộ máy kế toán và hệ thống thông tin kế toán của doanh nghiệp
+ Kế toán tại đơn vị nhận thầu: Tính toán chi phí và giá thành sản phẩm xây lắp; Kế toán giai đoạn thi công công trình; Kế toán giai đoạn bàn giao công trình; kế toán trong trường hợp nhận khoán gọn.
+ Hệ thống sổ sách và báo cáo kế toán tài chính, báo cáo kế toán quản trị trong các doanh nghiệp xây lắp.
Thực tập về kế toán tại các đơn vị hành chính sự nghiệp
- Nghiên cứu khảo sát những vấn đề chung về hệ thống kế toán
+ Nghiên cứu mô hình tổ chức bộ máy kế toán, tổ chức lao động và hệ thống thông tin kế toán theo các loại hình tổ chức khác nhau (đơn vị HCSN thuần tuý và đơn vị sự nghiệp có thu, đơn vị nhận khoán). Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận và cán bộ kế toán.
+ Nghiên cứu sự vận dụng các hình thức kế toán, hệ thống tài khoản, chứng từ, sổ sách và báo cáo kế toán trong đơn vị
+ Khảo sát quy trình thu thập, ghi chép, tính toán, tổng hợp, truyền dẫn, khai thác, bảo mật và lưu trữ thông tin kế toán.
+ Nghiên cứu công tác kiểm tra kế toán tại đơn vị - Thực tập các phần hành kế toán
+ Kế toán công cụ, vật liệu hàng hoá trong đơn vị HCSN + Kế toán tài sản cố định
+ Kế toán vốn bằng tiền và thanh toán của đơn vị HCSN + Kế toán nguồn kinh phí, các quỹ và các khoản thu, chi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 23
+ Kế toán hoạt động kinh doanh, cung ứng dịch vụ trong đơn vị HCSN + Lập các báo cáo kế toán và BCTC trong đơn vị HCSN
* Thời gian thực tập được thực hiện trong 8 tuần với lịch trình cụ thể:
+ Tuầ , gặp gỡ và trao đổi với đơn vị
tiếp nhận thực tập. Thâm nhập thực tế và thực hiện kế hoạch thực tập.
+ Tuần 2,3,4,5,6: Tiến hành thực tập tại đơn vị, tìm hiểu các hoạt động kế toán, công tác kinh doanh tại cơ sở, thu thập tài liệu để viết báo cáo.
(Tuần 6: Giáo viên tiến hành kiểm tra thực tập tại đơn vị) + Tuần 7: Sinh viên viết báo cáo và nộ
ệt tại Khoa Kinh tế tài chính.
+ Tuần 8: Sinh viên hoàn thiện báo cáo và hoàn tất các nội dung thực tập. Ban chỉ đạo thực tập hoàn thành việc đánh giá thực tập, bình xét thi đua, tổng kết thực tập tại cơ sở tiếp nhận sinh viên thực tập. Nộp báo cáo thực tập tốt nghiệp về khoa Kinh tế tài chính.
c. Đánh giá kết quả thực tập
Sau đợt thực tập, sinh viên ngành Kế toán phải viết báo cáo theo các nội dung:
Căn cứ đánh giá kết quả thực tập dựa trên: mục tiêu thực tập, nội dung thực tập, kết quả hoạt động thực tập của sinh viên trong 08 tuần và đánh giá của cơ sở thực tập.
Các tiêu chí đánh giá: Kết quả nghiên cứu mô hình tổ chức bộ máy kế toán, tổ chức lao động; năng lực vận dụng các hình thức kế toán, hệ thống tài khoản, chứng từ, sổ sách và báo cáo kế toán, các nghiệp vụ kế toán; ý thức và thái độ thực tập; chất lượng hồ sơ thực tập.
Phương pháp đánh giá: Phương pháp đo lường qua hồ sơ thực tập, phương pháp trắc nghiệm thông qua các phiếu trắc nghiệm sau thực tập và phương pháp phỏng vấn: hỏi sinh viên các vấn đề xoay quanh hoạt động thực tập.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 24
Điểm thực tập = (Điểm Thái độ + Điểm chuyên môn x 2):3
- Điểm thái độ do cơ sở thực tập đánh giá đánh giá(theo mẫu) tính thang điểm 10.
- Điểm chuyên môn do GV hướng dẫn thực tập trực tiếp đánh giá(thông qua việc kiểm tra thực tập và chấm báo cáo thực tập)theo thang điểm 10.
- Điểm thực tập được làm tròn số nguyên, lẻ >=0,5 được tính tròn 1,0 điểm. Lẻ<0,5 điểm làm tròn 0 điểm.
Xếp loại thực tập: Loại Giỏi: 9-10 điểm Loại Khá: 7-8 điểm.
Loại Trung bình: 5-6 điểm. Loại yếu: 3-4 điểm. Loại kém: dưới 3 điểm.