Quản lý giáo dục

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động thực tập của sinh viên ngành kế toán ở trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật Điên Biên (Trang 25 - 28)

8. Cấu trúc của luận văn

1.2.1.2.Quản lý giáo dục

Quản lý giáo dục là quản lý trong lĩnh vực giáo dục. Bàn về khái niệm này có nhiều ý kiến khác nhau, ở đây chúng tôi xin nêu ra một số quan niệm cơ bản của các nhà khoa học để từ đó có một khái niệm thống nhất.

Học giả nổi tiếng M.I Kônđacốp: “Quản lý giáo dục là tập hợp các biện pháp tổ chức, cán bộ, kế hoạch hoá, tài chính, cung tiêu… nhằm đảm bảo vận hành bình thường của các cơ quan trong hệ thống giáo dục, để tiếp tục phát triển và mở rộng hệ thống cả về mặt chất lượng lẫn số lượng.

Kế hoạch hoá Thông tin Chỉ đạo thực hiện Kiểm tra Tổ chức Tiền kế hoạch

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 16

Theo M.M.Mecchiti Zade: Quản lý giáo dục là tập hợp những biện pháp (tổ chức, cách thức, cán bộ giáo dục, kế hoạch hoá, tài chính, cung tiêu…) nhằm đảm bảo sự vận hành bình thường của các cơ quan trong hệ thống giáo dục, bảo đảm sự tiếp tục phát triển và mở rộng hệ thống cả về mặt số lượng cũng như chất lượng.

Theo P.V.Khuđôminxky: Quản lý giáo dục là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và có mục đích của các chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các khâu của hệ thống (Từ Bộ giáo dục đến nhà trường) nhằm mục đích đảm bảo việc giáo dục Cộng sản chủ nghĩa cho thế hệ trẻ, đảm bảo sự phát triển toàn diện, hoàn hảo.

Tác giả Đặng Quốc Bảo trong tập bài giảng "Những vấn đề cơ bản về quản lý giáo dục” có nêu: Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quan là điều hành phối hợp các lực lượng nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển của xã hội. Ngày nay, với sứ mệnh phát triển giáo dục thường xuyên, công tác giáo dục không chỉ giới hạn ở thế hệ trẻ mà cho mọi người. Cho nên quản lý giáo dục được hiểu là sự điều hành hệ thống giáo dục quốc dân.

Tác giả Trần Kiểm: Quản lý giáo dục là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và hướng đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau nhằm mục đích đảm bảo sự hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở nhận thức và vận dụng những quy luật chung của xã hội cũng như các quy luật của quản lý giáo dục, của sự phát triển tâm lý và thể lực của trẻ em.

Tác giả Nguyễn Ngọc Quang: Quản lý giáo dục là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ thống giáo dục vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà điểm hội tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ thống giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 17

Tác giả Phạm Minh Hạc: Quản lý giáo dục là quản lý trường học, thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh

Từ các ý kiến khoa học trên đây có thể quan niệm quản lý giáo dục là quá trình tác động có định hướng của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm đưa hoạt động giáo dục ở từng cơ sở và của toàn bộ hệ thống giáo dục đạt tới mục tiêu giáo dục đã định.

1.2.2. Khái niệm thực tập

Theo Từ điển tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học của tác giả Hoàng Phê thì “thực tập là làm trong thực tế để áp dụng và củng cố lí thuyết, trau dồi thêm về nghiệp vụ chuyên môn” [14].

Theo Đại từ điển tiếng Việt, Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam của tác giả Nguyễn Như Ý thì “thực tập là tập làm trong thực tế để áp dụng, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn: sinh viên đi thực tập ở nhà máy, xí nghiệp,... sau đợt thực tập phải nộp tổng kết, báo cáo cho nhà trường”[21].

Thực tập (practice) theo định nghĩa của từ điển Oxford Concise Dictionary, thực tập được hiểu là một hoạt động thường xuyên, liên tục nhằm nâng cao kỹ năng.

Thực tập (stage) theo định nghĩa của từ điển Larousse thì đây là giai đoạn học tập, nghiên cứu qua thực tế, được yêu cầu đối với học viên theo học một số nghề; cũng là giai đoạn mà một người phải tạm thời đến làm việc tại doanh nghiệp để hoàn tất chương trình đạo tạo.

Tựu chung, dù xuất phát và quan niệm có khác nhau, nhưng ở họ cũng có những điểm chung mang tính thống nhất, từ đó có thể khẳng định rằng: Hoạt động thực tập là một khâu trong quá trình đào tạo ở các trường đại học, cao đẳng và trung cấp được thực hiện gắn với một môi trường lao động nghề

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 18

nghiệp thực tế nhằm củng cố, bổ sung cho lí thuyết trong quá trình đào tạo và nâng cao kỹ năng nghề cho người học.

1.2.3. Quản lý thực tập

Quản lí thực tập là quản lí các hoạt động liên quan đến thực tập, bao gồm: quản lí mục tiêu, kế hoạch, nội dung, chương trình, phương pháp thực tập, giảng viên hướng dẫn thực tập, số lượng và đối tượng sinh viên thực tập, địa điểm và thời gian thực tập, điều kiện, cơ sở vật chất thực tập trên cơ sở đánh giá kết quả thực tập với nhưng tiêu chí cụ thể, từ đó có những đánh giá chính xác về hoạt động thực tập để điều chỉnh nhằm nâng cao hiệu quả thực tập.

Mục tiêu của quản lí thực tập là nhằm phát huy thế mạnh, hạn chế yếu kém, đề ra các biện pháp khắc phục những tồn tại của hoạt động thực tập, nhằm tạo điều kiện tốt cho sinh viên thực tập hoàn thành các mục tiêu đề ra, đồng thời tăng cường kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động thực tập của sinh viên ngành kế toán ở trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật Điên Biên (Trang 25 - 28)