Mục đích, ý nghĩa của thể nghiệm

Một phần của tài liệu Sử dụng kỹ thuật KWL, khăn phủ bàn và các mảnh ghép trong dạy học phân môn tiếng việt lớp 8 (Trang 72 - 102)

7. Bố cục của luận văn

3.1.Mục đích, ý nghĩa của thể nghiệm

Với một đề tài nghiên cứu khoa học thuộc nghành Phƣơng pháp dạy học, thể nghiệm là một khâu vô cùng quan trọng không thể bỏ qua. Nhìn chung nội dung nghiên cứu chủ chốt thƣờng gồm hai mảng: một là phát hiện, tìm hiểu để đề ra giả thiết; hai là đƣa giả thiết ấy vào vận hành trong thực tiễn nhằm kiểm chứng mức độ chính xác và thành công.

Thể nghiệm sƣ phạm là một phƣơng pháp vô cùng quan trọng, là thƣớc đo chuẩn mực nhất về giá trị của một vấn đề lí thuyết. Hoạt động thể nghiệm của đề tài “Sử dụng kĩ thuật: KWL, khăn phủ bàn và các mảnh ghép trong dạy học phân môn Tiếng Việt lớp 8” hƣớng đến giải quyết những vấn đề sau:

Qua thể nghiệm, luận văn sẽ kiểm tra, đánh giá tính khả thi của kĩ thuật: KWL, khăn phủ bàn và các mảnh ghép trong dạy học phân môn Tiếng Việt lớp 8, hƣớng đến giải quyết những vấn đề sau:

Thứ nhất, việc thể nghiệm hƣớng tới việc làm sáng tỏ sử dụng kĩ thuật “KWL, khăn phủ bàn và các mảnh ghép trong dạy học phân môn Tiếng Việt lớp 8. Đồng thời, qua đó đánh giá mức độ khả thi, tính hiệu quả tiềm năng khi dạyhọc phần lí thuyết; dạy phần thực hành trong việc sử dụng kĩ thuật: KWL, khăn phủ bàn và các mảnh ghép nhƣ đã đề xuất ở trên.

Thứ hai, thông qua thể nghiệm, ngƣời viết có thể thu đƣợc ý kiến phản hồi từ phía GV và HS - những ngƣời đầu tiên đƣa kĩ thuật này vào thực tiễn. Ở đây, những phản hồi đƣợc quan tâm gồm: hứng thú, say mê tiếp nhận một bộ công cụ mới vào dạy của thầy và trò thế nào ? Với bộ công cụ này, chất lƣợng truyền đạt - tiếp nhận có đổi mới ra sao ? ... Nhờ những kết quả có đƣợc sẽ mang lại nhiều tính thuyết phục hơn.

Thứ ba, từ số liệu và phản hồi sau quá trình thể nghiệm cũng sẽ là gợi ý để ngƣời viết đƣa ra đƣa ra những kết luận phù hợp, đồng thời tìm giải pháp đúng đắn hơn nữa trong việc đề xuất sử dụng kĩ thuật: KWL, khăn phủ bàn và các mảnh ghép

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.2. Đối tƣợng và địa bàn thể nghiệm

Do nhiều nguyên nhân khách quan và điều kiện thời gian, dù rất muốn nhƣng chúng tôi khó có thể thực hiện việc thực nghiệm rộng rãi trên nhiều địa bàn với nhiều đối tƣợng HS ở các môi trƣờng giao lƣu văn hoá, xã hội khác nhau.

Để đảm bảo quá trình thực nghiệm đƣợc tiến hành một cách khách quan, chính xác và đạt đƣợc mục đích đề ra, chúng tôi chọn những GV tham gia dạy thể nghiệm là những ngƣời có tuổi đời và tuổi nghề khác nhau. Tuy nhiên có một yêu cầu chung, đó là những ngƣời tham gia dạy thể nghiệm có tuổi nghề tối thiểu là 5 năm, đây là những ngƣời nắm vững chƣơng trình Ngữ văn THCS, có tay nghề vững vàng, có ý thức nghề nghiệp. Họ đều là những GV đƣợc nhà trƣờng tin tƣởng, chọn dạy chƣơng trình đổi mới môn Ngữ văn. Đối tƣợng GV nhƣ vậy là phù hợp để nắm bắt đƣợc nội dung cơ bản, nhiệm vụ, yêu cầu thể nghiệm trong thời gian có hạn.

Địa bàn đƣợc chúng tôi lựa chọn để triển khai thể nghiệm là hai trƣờng THCS thuộc thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên: (1) THCS Nha Trang, (2) THCS Chu Văn An. Nhìn chung, hai trƣờng nằm trên địa bàn có điều kiện giao lƣu văn hoá xã hội điển hình. Cả hai trƣờng đều nằm ở khu vực nội thị của thành phố Thái Nguyên. Điều kiện cơ sở vật chất của hai trƣờng không có sự chênh lệch đáng kể. HS ở hai trƣờng này đều có truyền thống học tập khá vừng vàng, hầu hết GV đều là những ngƣời có năng lực giảng dạy tốt; đƣợc nhà trƣờng thƣờng xuyên tập huấn, trao đổi kinh nghiệm. Ba lớp đƣợc lựa chọn ở mỗi trƣờng đều có trình độ tƣơng đƣơng nhau, không quá chênh lệch về học lực và nề nếp.

Mỗi trƣờng, chúng tôi lựa chọn 3 lớp 8 (2 lớp thể nghiệm, một lớp đối chứng) và GV Ngữ văn dạy tại lớp đó.

Danh sách cụ thể nhƣ sau:

Trƣờng

Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng

Lớp số Sĩ Giáo viên Lớp số Sĩ Giáo viên Trƣờng THCS Nha Trang 8A1 8A2 44 40 Tạ Dung

Đàm Bích Ngọc 8A3 43 Nguyễn Thị Chung Trƣờng THCS Chu Văn An 8A1 8A2 45 43 Lăng Hồng Vinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.3. Phƣơng pháp tiến hành thể nghiệm

Để thực nghiệm diễn ra hiệu quả và mang lại kết quả có tính khách quan, chúng tôi tiến hành các hoạt động nhƣ sau:

- Mỗi bài dạy thực hiện đồng thời ở cả ba lớp - hai lớp thể nghiệm và một lớp đối chứng.

Trao đổi với GV lớp thể nghiệm và lớp đối chứng. Ở mỗi tiết dạy thể nghiệm, chúng tôi tiến hành nhƣ sau:

- Trình bày cho GV lớp thể nghiệm và lớp đối chứng hiểu rõ về mục đích, ý nghĩa, nội dung, cách thức tiến hành trong từng bài, phân tích rõ điểm khác nhau giữa hai cách dạy: dạy theo truyền thống và dạy theo tinh thần đổi mới. GV cũng đƣa ra những dự kiến khó khăn có thể gặp phải trong quá trình giảng dạy và nêu cách giải quyết.

+ Ở lớp thể nghiệm, chúng tôi xây dựng giáo án riêng biệt, sử dụng kĩ thuật: KWL, khăn phủ bàn và các mảnh ghép trong việc dạy phần lí thuyết, thực hành . Trao giáo để GV thử nghiệm nghiên cứu trƣớc. Sự lựa chọn ngữ liệu cũng nhƣ bài tập bổ sung đƣợc tiến hành qua việc trao đổi với giáo viên dạy thử nghiệm. Bên cạnh giáo án, chúng tôi cũng trao cho GV phiếu điều tra kết quả thể nghiệm, truyền đạt đầy đủ nội dung, phƣơng pháp của giờ thể thể nghiệm. Đồng thời chúng tôi cũng giao phiếu điều tra cho lớp đối chứng. Tất cả nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu vừa sức và tạo sức cho HS tham gia.

+ Ở lớp đối chứng, GV tự chuẩn bị giáo án và triển khai bài học theo ý định của mình.

- Dự kiến các hình thức hoạt động của HS trong giờ học:

Dự các tiết dạy thể nghiệm của GV, đồng thời quan sát quá trình hoạt động dạy học của GV và HS trên lớp để thấy rõ hơn khả năng thực hiện giáo án của GV cũng nhƣ hứng thú học tập của HS khi tiếp thu cách dạy học mới này.

Để đảm bảo tính khách quan về kết quả tiếp nhận của HS, chúng tôi theo dõi việc phát phiếu điều tra thể nghiệm của GV sau mỗi tiết học và việc thực hiện của HS với các yêu cầu ghi trong phiếu. Cuối cùng, GV thu lại phiếu điều tra để tổng hợp kết quả.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Sau tiết học, gặp gỡ, trao đổi với GV về những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện giáo án theo mục đích thể nghiệm. Gặp gỡ, trao đổi với HS sau mỗi tiết để thấy mức độ hứng thú và say mê ở các em.

3.4. Nội dung thể nghiệm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đề tài luận văn hƣớng đến việc dạy học phân môn Tiếng Việt lớp 8. Tuy nhiên, do điều kiện thời gian hạn hẹp, chúng tôi bƣớc đầu xây dựng hai giáo án thể nghiệm về sử dụng kĩ thuật: KWL, khăn phủ bàn và các mảnh ghép trong dạy học phân môn Tiếng Việt lớp 8 gồm:

(1) Hành động nói (Ngữ văn 8, tập 2) (2) Hội thoại (Tiếp theo)

Mục đích quan trọng của đề tài nhƣ đã trình bày ở trên, là tìm hƣớng thử nghiệm kĩ thuật: KWL, khăn phủ bàn và các mảnh ghép vào dạy học phân môn Tiếng Việt lớp 8 - cụ thể là dạy phần lí thuyết, phần luyện tập thực hành . Do đó vấn đề quan trọng là làm sao để các kĩ thuật này phù hợp với nội dung bài học cũng nhƣ tiến trình của bài dạy - học trên lớp.

Với hai bài học trên, chúng tôi thể nghiệm bài (1) Hành động nói: phần kĩ thuật các mảnh ghép tập trung khai thác mảng lí thuyết, phần luyện tập thực hành chúng tôi mạnh dạn ápdụng kĩ thuật khăn phủ bàn. Sử dụng hai kĩ thuật trờn trong một bài học nhằm mục đích tránh gây sự nhàm chán, tăng sự hƣng phấn học tập ở ngƣời học.

Bài (2) Hội thoại (tiếp theo), luận văn sử dụng kĩ thuật KWL vào giảng dạy phần lí thuyết giúp ngƣời học có điều kiện bộc lộ hết năng khiếu riêng của mình, phần luyện tập của bài sử dụng kĩ thuật các mảnh ghép .

Tuy nhiên đây là phƣơng pháp mới, đƣợc áp dụng trong dạy học, do đó trƣớc khi vào dạy thử nghiệm, chúng tôi sẽ làm việc với HS, giải thích cho các em hiểu sử dụng các kĩ thuật thuật này ra sao, công dụng của nó thế nào nhằm tránh gây bất ngờ dẫn đến lộn xộn trong giờ học.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.4.1. Giáo án 1:

HÀNH ĐỘNG NÓI (Tiết 1)

(Thời gian 1 tiết)

A. Mục tiêu cần đạt

Qua bài giúp HS:

1.Kiến thức:

Giúp HS hiểu đƣợc khái niệm hành động nói, các kiểu hành động nói thƣờng gặp.

2.Kĩ năng

- Xác định đƣợc hành động nói trong các văn bản đã học và trong giao tiếp. - Tạo lập đƣợc hành động nói phù hợp với mục đích giao tiếp.

3. Thái độ

- Rèn HS có ý thức học tập .

B. Chuẩn bị

GV: Chuẩn bị bài soạn và phƣơng tiện dạy học (máy chiếu) HS: Chuẩn bị bài và soạn bài trƣớc khi đến lớp.

C. Hoạt động dạy - học.

1.Ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ (4phút)

H. Thế nào là câu phủ định ? Cho ví dụ . Chữa bài tập 4 (tr. 54)

3.Bài mới

Hoạt động 1: Giới thiệu bài

Mục đích: Tạo tâm thế và định hướng chú ý của hs. Phương pháp: Thuyết trình.

Thời gian: 2phút.

Hoạt động 2: Tìm hiểu hành động nói.

Mục tiêu: Hình thành cho học sinh khái niệm hành động nói.

Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, kĩ thuật động não, kĩ thuật các mảnh ghép. Thời gian: 9phút. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

GV làm việc chung với cả lớp, xác định nhiệm vụ, phân nhóm, đánh số thứ tự, hƣớng dẫn HS cách thực hiện hai giai đoạn của kĩ thuật.

Giai đoạn 1: “nhóm chuyên sâu”. GV đƣa lên máy chiếu ví

dụ trong sgk tr 62.

- GV đƣa câu hỏi lên máy chiếu. Các nhóm trao đổi, thảo luận theo yêu cầu của nhóm mình.Thời gian thảo luận là 3 phút.

+ Nhóm 1,2:Cho biết mục đích chính trong lời nói của lí Thông và Thạch Sanh? Câu nào thể hiện rõ nhất mục đích ấy ?

HS: Nhằm đẩyThạch Sanh đi để mình đƣợc hƣởng công giết chằn tinh: “Thôi bây giờ nhân trời chưa sáng em hãy trốn ngay đi

+ Nhóm 3,4: Lí Thông có đạt đƣợc mục đích đó không ? Chi tiết nào nói rõ điều đó ?

HS: Lí Thông có đạt đƣợc mục đích của mình. Vì Thach Sanh sau khi nghe Lí Thông nói vội vã từ giã mẹ con Lí Thông, trở về túp lều cũ dưới gốc đa, kiếm củi nuôi thân. + Nhóm 5: Lí Thông đã thực hiện mục đích của mình bằng phƣơng tiện gì?

HS: Lí Thông thực hiện mục đích của mình bằng lời nói. + Nhóm 6,7: Nếu hiểu hành động là việc làm cụ thể của con ngƣời nhằm mục đích nhất định thì việc làm của Lí Thông có phải là hành động không ? Vì sao ?

HS: Việc làm của Lí Thông là một hành động, vì nó là một việc làm có mục đích. Lí Thông đã dùng lời nói để đạt đƣợc mục đích của mình.

- Trong thời gian các nhóm thảo luận GV quan sát các nhóm và trợ giúp (nếu cần).

Giai đoạn 2:“nhóm mảnh ghép”. Gồm đủ các thành viên

của nhóm chuyên sâu. Thời gian thực hiện 4 phút. - GV đƣa lên máy chiếu nhiệm vụ của các nhóm:

I.Hành động nói là gì?

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Qua tìm hiểu ví dụ, em hiểu thế nào là hành động nói ? Nêu và phân tích ví dụ minh hoạ.

HS: các nhóm chia sẻ kết quả thu đƣợc của nhóm mình với nhóm mới. Sau đó thực hiện nhiệm vụ mới của nhóm.

- Đại diện trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét - kết luận.

GV yêu cầu 2 HS đọc ghi nhớ (SGK - Tr 62)

GV: Giá trị của hành động nói chính là hành động tạo lời có mục đích. Do đó, trong hoàn cảnh nói năng cụ thể, muốn có hiệu quả trong giao tiếp ta phải biết sử dụng hành động nói thích hợp tức là phải biết chọn phƣơng tiện và nội dung diễn đạt thích hợp với khả năng tiếp nhận và suy đoạn của ngƣời nghe. 2. Kết luận ( ghi nhớ 1) - Hành động nói là hành động đƣợc thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định.

Hoạt động 3: Tìm hiểu một số kiểu hành động nói thƣờng gặp

Mục tiêu: Học sinh nắm được một số kiểu hành động nói thường gặp

Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, kĩ thuật động não, kĩ thuật các mảnh ghép. Thời gian: 9phút

Hoạt động của giáo viên - học sinh Nội dung cần đạt

Giai đoạn 1:“ nhóm chuyên sâu”. Thời gian thực hiện 3

phút.

GV đƣa ngữ liệu ở mục I và 2.II lên máy chiếu. GV yêu cầu thực hiện hoạt động nhóm nhƣ phần I.

Nhóm 1,2: Ngoài những câu đã phân tích ở mục I, cho biết (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

mục đích chính trong mỗi lời nói của Lí Thông với Thạch Sanh .

HS: Mỗi câu trong lời nói của Lí Thông đều nhằm mục đích riêng: câu (1) - trình bày, câu (2) - đe doạ, câu 4 - hứa hẹn.

Nhóm 3,4: Chỉ ra hành động nói trong đoạn 2.II và cho biết

mục đích chính của mỗi hành động .

HS: Mỗi câu trong lời nói của cái Tí và của chị Dậu, đều có mục đích - HS liệt kê.

II.Một số kiểu hành động nói thƣờng

gặp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Lời của cái Tí: để hỏi hoặc bộc lộ cảm xúc. + Lời của chi Dậu: Tuyên bố hoặc báo tin.

Nhóm 5: Chỉ ra hành động nói trong đoạn trích sau ? Mục

đích của mỗi hành động đó ? (GV đƣa lên máy chiếu)

Sao cụ lo xa quá thế ? Cụ còn khoẻ lắm, chưa chết đâu mà sợ ! Cụ cứ để tiền ấy mà ăn, lúc chết hãy hay ! Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiền để lại ?

HS: Câu (1) dùng để hỏi, câu (2) - trình bày, câu (3) - điều khiển, câu (4) - điều khiển.

Nhóm 6,7: Chỉ ra hành động nói và cho biết mục đích của

chúng.(GV đƣa ngữ liệu lên máy chiếu)

“Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn:

- Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh một lúc,ông tha cho ! - Tha này ! Tha này !

Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu.

Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại:

- Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ !

- Cai lệ tát vào mặt chị Dậu một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu.

Chị Dậu nghiến hai hàm răng:

- Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem !”

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

HS: Hành động van lơn: “Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh một lúc, ông tha cho !”

Hành động yêu cầu: “Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ !”

Hành động thách thức: “Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem !”

Giai đoạn 2:“nhóm mảnh ghép’’. Hoạt động trong 5 phút

- GV nêu yêu cầu:

2. Kết luận( ghi nhớ 2) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Dựa vào đâu để đặt tên cho hành động nói ?

+ Qua phân tích các ví dụ ở phần I và II, em hãy liệt kê các hành động nói mà em biết ? Cho và phân tích ví dụ minh hoạ?

HS: Chia sẻ kết quả của giai đoạn 1và thảo luận, trả lời câu hỏi giai đoạn 2.

HS: + Đại diện một nhóm trả lời.

Một phần của tài liệu Sử dụng kỹ thuật KWL, khăn phủ bàn và các mảnh ghép trong dạy học phân môn tiếng việt lớp 8 (Trang 72 - 102)