Sử dụng kĩ thuật các mảnh ghép

Một phần của tài liệu Sử dụng kỹ thuật KWL, khăn phủ bàn và các mảnh ghép trong dạy học phân môn tiếng việt lớp 8 (Trang 55 - 72)

7. Bố cục của luận văn

2.3.Sử dụng kĩ thuật các mảnh ghép

2.3.1. Khả năng sử dụng kĩ thuật các mảnh ghép vào các kiểu bài học phân môn Tiếng Việt

Mỗi một kĩ thuật dạy học có một thế mạnh riêng. Với kĩ thuật "KWL" có thế mạnh hình thành bài mới, " Khăn phủ bàn" áp dụng vào việc giải quyết các bài tập, còn kĩ thuật " Các mảnh ghép" qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy, nó có sức mạnh tổng hợp vừa có thể áp dụng vào việc hình thành kiến thức mới vừa có thể áp dụng vào thực hành làm các bài tập.

Phần lí thuyết tiếng Việt hầu hết các bài học đều đi theo trình tự sau:

Bước 1: Đƣa ra ví dụ làm ngữ liệu để phân tích. Ngữ liệu thƣờng đƣợc trích dẫn từ các văn bản đã học trong giờ tìm hiểu văn bản, hoặc các câu văn câu thơ ngắn dễ nhớ, dễ hiểu. Đây cũng là một dấu hiệu cho ta thấy tính tích hợp của sách giáo khoa Ngữ văn THCS hiện nay.

Bước 2: Từ ngữ liệu đã cho, có các câu hỏi phân tích, tìm hiểu các khía cạnh theo một hƣớng hay nhiều hƣớng, điều đó tuỳ thuộc vào mục đích hƣớng tới của bài học.

Bước 3: Kết luận khoa học đƣợc rút ra từ việc trả lời, phân tích các câu hỏi mang tính định hƣớng trên.

Kĩ thuật các mảnh ghép với những ƣu điểm của nó, sử dụng vào thực hành làm các bài tập là cần thiết. Bởi, khi sử dụng kĩ thuật này, sẽ giúp cho HS trong một thời gian nhất định có thể làm đƣợc nhiều bài tập. Thông qua hai giai

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đoạn mà ngƣời học đƣợc đƣợc nghe, đƣợc trực tiếp thực hành làm các bài tập, từ đó lí thuyết càng đƣợc củng cố và khắc sâu hơn.

2.3.2. Quy trình sử dụng kĩ thuật các mảnh ghép vào các kiểu bài học phân môn Tiếng Việt.

Kĩ thuật "Các mảnh ghép" cũng giống nhƣ kĩ thuật " Khăn phủ bàn" về bản chất là hoạt động nhóm. Tuy nhiên, quy trình sử dụng chúng lại khác nhau, nếu nhƣ kĩ thuật " Khăn phủ bàn" mỗi cá nhân làm việc độc lập và ghi vào phần ô của mình trƣớc khi thảo luận thống nhất ý kiến chung thì kĩ thuật " Các mảnh ghép" lại yêu cầu ngƣời học phải trải qua hai giai đoạn của kĩ thuật

Giai đoạn 1: Nhóm chuyên sâu

- GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm từ 3 - 6 em/ nhóm (hoặc nhiều hơn) - Mỗi nhóm đƣợc giao một nhiệm vụ tìm hiểu/ nghiên cứu, thảo luận trao đổi ý kiến trong một thời gian nhất định (do GV quy định trong một khoảng thời gian cho tất cả các nhóm). Kết thúc quá trình thảo luận, đảm bảo mỗi thành viên của nhóm đều hiểu, nắm chắc và hoàn toàn có khả năng trình bày lại đƣợc với các bạn ở nhóm khác nghe, hiểu nội dung mà nhóm thảo luận.

Khi phân nhóm GV lƣu ý cần nắm bắt đƣợc trình độ của HS, thái độ, năng lực, để đảm bảo mỗi nhóm đều có HS giỏi, khá, trung bình, yếu. Hoặc có sự phân loại đối tƣợng HS để tổ chức với mức độ yêu cầu khác nhau, tránh giao nhiệm vụ quá sức đối bản thân.

Giai đoạn 2: Nhóm mảnh ghép

GV yêu cầu các thành viên của mỗi nhóm ở giai đoạn 1 về một nhóm mới, gọi là " nhóm mảnh ghép". Các thành viên ở nhóm mới lần lƣợt trình bày, chia sẻ kết quả tìm hiểu của nhóm mình ở giai đoạn 1. Đảm bảo các thành viên của "nhóm mảnh ghép" nắm bắt đƣợc toàn bộ nội dung, kết quả của "nhóm chuyên sâu".

- Kết thúc thời gian do GV quy định, các nhóm cử đại diện trình bày, các nhóm khác bổ sung. Sau đó GV chính xác hoá, trên cơ sở đó có thể các nhóm chấm điểm cho nhau.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tuy nhiên, sử dụng kĩ thuật các mảnh ghép còn là vấn đề mới đối với HS do đó trƣớc khi phân nhóm và giao nhiệm vụ, GV cần giới thiệu, giải thích giúp các em hiểu các bƣớc phải thực hiện của hai giai đoạn của kĩ thuật này.

Bước 1: GV làm việc chung với cả lớp - Nêu vấn đề, xác đinh nhiệm vụ nhận thức

- Tổ chức các nhóm, đánh sô thứ tự, giao nhiệm vụ

- Hƣớng dẫn HS làm việc theo từng nhóm (cử nhóm trƣởng, thƣ kí, xác định nhiệm vụ ...)

Bước 2: Thực hiện hai giai đoạn của kĩ thuật các mảnh ghép. - Các nhóm thảo luận, trao đổi ý kiến

- Cử đại diện hoặc phân công trình bày kết quả làm việc của nhóm

Bước 3: Thảo luận, tổng kết trƣớc lớp - Các nhóm lần lƣợt báo cáo kết quả. - Thảo luận chung

- GV tổng kết, nhận xét.

Sử dụng kĩ thuật các mảnh ghép vào dạy phần lí thuyết

GV tiến hành tổ chức sử dụng kĩ thuật các mảnh ghép để khai thác hệ thống câu hỏi hình thành khái niệm, định nghĩa cho bài học. Trong phần lí thuyết, thƣờng ngữ liệu phản ánh đơn vị kiến thức nhiều khi chỉ là một từ, một cụm từ hoặc một câu. Tuy nhiên, có khi tích hợp với phần văn bản, ngữ liệu lại là cả một đoạn văn, đoạn thơ dài, với những trƣờng hợp này GV cần cho HS đọc hết đồng thời yêu cầu các em tập trung vào vấn đề cần khai thác ở đó. Làm đƣợc nhƣ thế HS sẽ không mất thời gian vào những điều không thật sự cần thiết cho bài học mà vẫn đảm bảo đƣợc mục đích đề ra.

Chẳng hạn, ở phần I- Nói giảm nói tránh và tác dụng của nói giảm nói tránh (bài Nói giảm nói tránh - Ngữ văn 8, tập 1) . Để hình thành khái niệm, tác dụng của nó, GV cần thực hiện nhƣ sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Giai đoạn 1: Nhóm chuyên sâu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

GV làm việc chung với cả lớp, chia lớp làm 5 nhóm, mỗi nhóm 6 HS. Đánh số thứ tự (nhóm 1, giao cho HS mỗi em một mảnh bìa có đánh số 1; nhóm 2, mảnh bìa ghi số 2; tƣơng tự đến nhóm 5, mỗi em trong nhóm cầm trên tay mảnh bìa ghi số 5). GV đƣa ra các ngữ liệu và hệ thống câu hỏi giao cho các nhóm, yêu cầu về thời gian hoàn thành.

Trong phần 1.I, có 3 ngữ liệu. GV giao cho nhóm 1,2,3, mỗi nhóm một ngữ liệu và yêu cầu HS trả lời.

(1) Những từ in đậm trong các đoạn trích trên có nghĩa là gì? (2) Tại sao ngƣời nói, ngƣời viết lại dùng cách diễn đạt đó?

(3) Khi nói về cái chết ngƣời ta còn sử dụng những từ ngữ nào khác?

Nhóm 4, GV đƣa ra ngữ liệu phần 2.I.

(1)Vì sao trong câu văn trên tác giả dùng từ “bầu sữa” mà không dùng từ ngữ khác cùng nghĩa?

Nhóm 5, GV cho ngữ liệu 3.I.

(1) Nội dung thông báo ở 2 câu có giống nhau không ? (2) Cách nói nào nhẹ nhàng tế nhị hơn đối với ngƣời nghe?

Trong khi các nhóm đang làm GV cần quan sát các em thực hiện ra sao, nếu nhóm nào yếu GV có thể hỗ trợ kịp thời để đảm bảo nhiệm vụ hoàn thành đúng thời gian.

Mỗi thành viên trong nhóm đều phải trình bày lại đƣợc câu trả lời mà nhóm đã tìm ra.

Trong quá trình thảo luận, để tránh tình trạng lộn xộn và tranh cãi gây ồn ào quá to ảnh hƣởng đến các nhóm khác GV cũng phải đƣa ra một số quy định về cách làm việc.

Hết thời gian quy định của giai đoạn 1, hình thành nhóm mới gồm 6 HS mỗi nhóm, gọi là „„nhóm mảnh ghép‟‟.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Giai đoạn 2: Nhóm mảnh ghép.

Trên cơ sở “nhóm chuyên sâu”, mỗi thành viên trong nhóm đã hiểu và hoàn thành nhiệm vụ của mình, lúc này mỗi thành viên của nhóm chuyên sâu khác nhau hợp lại thành một nhóm mới gọi là “nhóm mảnh ghép” (1 ngƣời nhóm 1, 1 ngƣời từ nhóm 2, 1 ngƣời từ nhóm 3, 1 ngƣời từ nhóm 4, 1 ngƣời từ nhóm 5, 1 ngƣời từ nhóm 5) nhƣ sơ đồ sau:

Giai đoạn 1

1 1 1 1 1 1 2 2 2 2 2 2 3 3 3 3 3 3 4 4 4 4 4 4 5 5 5 5 5 5

1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5

Giai đoạn 2

GV nêu nhiệm vụ của giai đoạn “các mảnh ghép” cho các nhóm. Giai đoạn này nhiệm vụ mang tính khái quát, tổng hợp hơn trên cơ sở nội dung kiến thức của “nhóm chuyên sâu”.

GV phát phiếu học tập giao cho 6 nhóm cùng một nhiệm vụ và thời gian. (1) Phạm vi sử dụng của nói giảm nói tránh?

(2) Theo em, qua các ví dụ vừa tìm hiểu phần I thì nói giảm nói tránh có thể theo những cách nào?

(3) Trong truyện Lão Hạc, Nam Cao viết:

Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão bảo ngay: - Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Binh Tư là một người láng giềng khác của tôi. Hắn làm nghề ăn trộm nên vốn không ưa lão Hạc bởi vì lão lương thiện quá. Hắn bĩu môi và bảo:

- Lão làm bộ đấy! Thật ra thì lão chỉ tâm ngẩm thế, nhưng cũng ra phết chứ trả vừa đâu: Lão vừa xin tôi một ít bả chó…

Đi đời, ra phết ở đây có nghĩa là gì? Tại sao tác giả không dùng những từ ngữ khác để biểu đạt? Tác dụng của biện pháp tu từ này?

Trong quá trình thảo luận, trƣởng nhóm điều khiển đôn đốc các thành viên trong nhóm tham gia tích cực hoàn thành nhiệm vụ, thƣ kí ghi lại kết quả mà nhóm đã thảo luận.

Kết thúc thời gian quy định, đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét - bổ sung. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

GV bổ sung (nếu cần) - kết luận.

Nhƣ đã nói ở trên, kĩ thuật các mảnh ghép không chỉ có khả năng sử dụng tốt trong phần lí thuyết mà còn cả ở bài tập.

Trƣớc khi vào phần thực hành, GV cho HS củng cố lí thuyết nhằm giúp các em giải quyết bài tập đúng với trọng tâm hơn

GV chia lớp làm 5 nhóm, mỗi nhóm 6 HS, quy định số thứ tự của mỗi thành viên trong nhóm trƣớc khi tiến hành hai giai đoạn của kĩ thuật.

Sử dụng kĩ thuật các mảnh ghép vào dạy phần bài tập

Hiện nay, bài tập phân môn Tiếng Việt lớp 8 trong sách giáo khoa nói riêng và hệ thống bài tập phần tiếng Việt THCS nói chung khá phong phú, đa dạng, đủ về số lƣợng, phù hợp với mục đích giảng dạy và trình độ của HS nhƣ: bài tập nhận diện - phân tích, bài tập tái hiện, bài tập hoàn thiện, bài tập biến đổi câu, bài tập so sánh đối chiếu, bài tập sáng tạo, bài tập sửa chữa ....

Khi sử dụng kĩ thuật "Các mảnh ghép" vào làm các bài tập, đều phải trải qua 2 giai đoạn. Chẳng hạn:

Phần II- Luyện tập, bài Câu ghép (tiếp theo) (Ngữ văn 8, tập 1) có 4 bài tập. Tuy nhiên, trong phần này, GV nờn cho HS làm thêm một bài tập sáng tạo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

GV làm việc chung với cả lớp, chia lớp làm 5 nhóm, mỗi nhóm 6 HS. Đánh số thứ tự (nhóm 1, giao cho HS mỗi em một mảnh bìa có đánh số 1; nhóm 2, mảnh bìa ghi số 2; tƣơng tự đến nhóm 5, mỗi em trong nhóm cầm trên tay mảnh bìa ghi số 5). Các nhóm tự cử nhóm trƣởng và thƣ kí. Thời gian làm việc là 5 phút.

Nhóm 1: Bài tập 1

Nhóm 2: Bài tập 2

Nhóm 3: Bài tập 3

Nhóm 4: Bài tập 4

Nhóm 5: Em hãy viết một đoạn văn ngắn, có sử dụng câu ghép.

Các nhóm thảo luận, đảm bảo mỗi thành viên trong nhóm đều đƣợc tham gia, nắm vững và trình bày lại đƣợc các nội dung.

Khi hết thời gian quy định dành cho giai đoạn 1, các thành viên "nhóm chuyên sâu" hình thành nhóm mới (1 ngƣời nhóm 1, 1 ngƣời từ nhóm 2, 1 ngƣời từ nhóm 3, 1 ngƣời từ nhóm 4, 1 ngƣời từ nhóm 5, 1 ngƣời từ nhóm 5) gọi là “nhóm mảnh ghép”.

Lúc này mỗi thành viên của "nhóm chuyên sâu" đều hiểu, có thể nói trở thành chuyên gia về chủ đề mà nhóm mình đã thực hiện.

Khi bƣớc vào “nhóm mảnh ghép” các thành viên lần lƣợt trình bày kết quả đạt đƣợc của nhóm cũ. Các thành viên trong “nhóm mảnh ghép” có thể đặt câu hỏi để làm rõ các vấn đề mà mình chƣa hiểu hoặc những vấn đề cần nắm vững.

Giai đoạn 2: “Nhóm mảnh ghép”.

GV yêu cầu chung một nhiệm vụ cho tất cả các nhóm: (1) Em hãy hoàn thiện các bài tập 1,2,3,4,5.

GV cho HS 10 phút để thực hiện việc thảo luận thống nhất, đi tới một kết quả chung của nhóm.

Hết thời gian quy định, đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác sửa chữa - bổ sung.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

HS kết hợp nghe - ghi chép.

GV có thể cho HS bình bầu tự chấm điểm cho nhau giữa các nhóm.

2.3.3. Một số ví dụ minh hoạ

Một bài học phân môn Tiếng Việt gồm có hai phần rất rõ ràng: lí thuyết và bài tập, kĩ thuật các mảnh ghép với những ƣu việt của nó nhƣ đã khẳng định ở trên, có thể sử dụng vào cả hai phần trên. Tuy nhiên, cho dù bất cứ phần nào thì sử dụng kĩ thuật các mảnh ghép cũng đều phải đi đúng trật tự hai giai đoạn của kĩ thuật.

Trƣớc khi hoạt động nhóm, vì đây là kĩ thuật mới do đó, dù lí thuyết hay thực hành làm bài tập, GV đều phải hƣớng dẫn HS thực hiện theo 3 bƣớc:

Bước 1: GV làm việc chung với cả lớp để nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ, phân các nhóm và đánh số thứ tự, hƣớng dẫn cách làm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bước 2: Làm việc theo nhóm

Giai đoạn 1: Các nhóm thảo luận trao đổi ý kiến, đi đến thống nhất.

Giai đoạn 2: HS có số thứ tự khác nhau về một nhóm mới gọi là nhóm mảnh ghép.

Hết thì gian quy định ở giai đoạn 2, cử đại diện hoặc phân công trình bày kết quả của nhóm.

Bước 3: Thảo luận, tổng kết trƣớc toàn lớp.

Trong bài Câu ghép (tiếng Việt 8, tập I, tiết thứ nhất) phần lí thuyết có hai đơn vị kiến thức: đặc điểm của câu ghép và cách nối các vế câu.

Để tìm hiểu phần I: Đặc điểm của câu ghép, GV chia lớp làm 5 nhóm, mỗi nhóm 6 HS (nhóm 1, giao cho HS mỗi em một mảnh bìa có đánh số 1; nhóm 2, mảnh bìa ghi số 2; tƣơng tự đến nhóm 5, mỗi em trong nhóm cầm trên tay mảnh bìa ghi số 5). Các nhóm tự cử nhóm trƣởng và thƣ kí. GV đƣa ra thời gian làm việc.

Giai đoạn 1: Nhóm chuyên sâu.

(1), Tìm cụm chủ - vị trong các câu sau.

(2) Phân tích cấu tạo của những câu có hai hoặc nhiều cụm chủ - vị.

- Nhóm 1,2: Tôi quên thế nào đƣợc những cảm giác trong sáng ấy nảy nở

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Nhóm 3,4: Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sƣơng thu và gió lạnh, mẹ

tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đƣờng làng dài và hẹp.

- Nhóm 5: Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có

sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.

Giai đoạn 2: Nhóm mảnh ghép.

Đúng theo số thứ tự (1 ngƣời nhóm 1, 1 ngƣời từ nhóm 2, 1 ngƣời từ nhóm 3, 1 ngƣời từ nhóm 4, 1 ngƣời từ nhóm 5, 1 ngƣời từ nhóm 5), các thành viên của các nhóm hợp làm một nhóm mới, “nhóm mảnh ghép ‟‟. GV phát phiếu học tập cho các nhóm mới, cùng chung một nhiệm vụ và thời gian.

Trƣớc khi thực hiện nhiệm vụ, các thành viên “nhóm chuyên sâu‟‟ lần lƣợt trình bày cho các thành viên nhóm mới nghe kết quả nhóm cũ của mình vừ thực hiện.

Một phần của tài liệu Sử dụng kỹ thuật KWL, khăn phủ bàn và các mảnh ghép trong dạy học phân môn tiếng việt lớp 8 (Trang 55 - 72)