Nội dung và hình thức điều tra

Một phần của tài liệu Sử dụng kỹ thuật KWL, khăn phủ bàn và các mảnh ghép trong dạy học phân môn tiếng việt lớp 8 (Trang 31 - 102)

7. Bố cục của luận văn

1.2.2.Nội dung và hình thức điều tra

1.2.2.1.Nội dung điều tra

- Nhận thức của GV Ngữ văn về kĩ thuật KWL, khăn phủ bàn và các mảnh ghép. - Thực trạng sử dụng kĩ thuật KWL, khăn phủ bàn và các mảnh ghép của GV Ngữ văn hiện nay.

- Thực trạng sử dụng kĩ thuật KWL, khăn phủ bàn và các mảnh ghép trong dạy học phân môn Tiếng Việt lớp 8.

1.2.2.2. Hình thức điều tra

- Phiếu điều tra.

- Quan sát khi dự giờ thăm lớp. - Phỏng vấn.

1.2.3. Phương pháp điều tra

Những nội dung mà chúng tôi đƣa ra ở trên đƣợc thể hiện dƣới dạng:

- Phiếu điều tra: Chúng tôi đƣa ra hệ thống câu hỏi có nội dung rõ ràng, dễ hiểu. Các câu hỏi đƣa có sự hỗ trợ lẫn nhau nhằm thu lại đƣợc những thông tin chính xác về vấn đề nghiên cứu. Sau đó, các phiếu này đƣợc gửi đến tận tay GV để họ nghiên cứu và cho những thông tin phản hồi. Tổng số phiếu phát ra là 103 phiếu, số phiếu thu vào là 103 phiếu, trong đó trƣờng THCS Cổ Lũng huyện Phú Lƣơng là 29 phiếu, trƣờng THCS Sơn Cẩm I huyện Phú Lƣơng là 22 phiếu, trƣờng THCS Nha Trang là 32 phiếu, trƣờng THCS Chu Văn An là 20 phiếu.

- Phỏng vấn: Trong quá trình đi tìm hiểu thực tế, chúng tôi đã tiến hành trao đổi với một số đồng chí là cán bộ quản lí chuyên môn các trƣờng, GV giảng dạy bộ môn Ngữ văn có nhiều kinh nghiệm và một số GV mới bƣớc vào nghề để tìm hiểu nhận thức hay dụng ý sƣ phạm của họ khi sử dụng kĩ thuật KWL, khăn phủ bàn và các mảnh ghép trong dạy học.Thông qua đó, chúng tôi cũng phần nào nắm đƣợc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

những khó khăn, vƣớng mắc mà họ gặp phải trong quá trình giảng dạy khi sử dụng kĩ thuật KWL, khăn phủ bàn và các mảnh ghép trong phân môn Tiếng Việt nói riêng, môn Ngữ văn nói chung.

- Quan sát: Chúng tôi sử dụng phƣơng pháp này trong quá trình dự giờ, thăm lớp để tìm hiểu thực tế về việc sử dụng kĩ thuật KWL, khăn phủ bàn và các mảnh ghép mà GV dùng trong dạy học phân môn Tiếng Việt lớp 8 và hiệu quả của cách dạy này đem lại. Khi dự giờ chúng tôi quan sát, ghi chép lại chi tiết các tình huống dạy học xảy ra trên lớp giữa hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS để lấy đó làm căn cứ đánh giá.

1.2.4. Kết quả điều tra

1.2.4.1. Nhận thức của giáo viên về kĩ thuật: KWL, khăn phủ bàn và các mảnh ghép

Nhận thức và xu hƣớng sử dụng của giáo viên Ngữ văn THCS về kĩ thuật dạy học KWL, khăn phủ bàn và các mảnh ghép có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt trong hoạt động dạy học. Tuy nhiên, kết quả thu đƣợc qua hệ thống câu hỏi, phỏng vấn, quan sát lại thu nhận đƣợc kết quả không nhƣ mong đợi, bởi:

- Phần lớn GV Ngữ văn hiện nay chƣa nhận thức đúng và chƣa hiểu hết đƣợc tính ƣu việt mà phƣơng pháp này mang lại khi sử dụng trong giảng dạy. Bên cạnh đó, một số ít GV có hiểu phần nào và đã tiếp cận với các kĩ thuật này nhƣng chƣa khai thác triệt để những điểm mạnh của nó nên kết quả đem lại còn hạn chế. Một số GV áp dụng các kĩ thuật này mất nhiều thời gian khi quá lạm dụng nó.

- Trên thực tế, bản chất của các kĩ thuật trên là hoạt động nhóm, manh nha của nó đã có từ xa xƣa và ngƣời ta đã sử dụng cho đến nay nhƣng bản thân GV cũng không biết rằng mình đang sử dụng một giai đoạn của kĩ thuật này. Cho nên kĩ thuật KWL, khăn phủ bàn và các mảnh ghép vẫn là một vấn đề mới mẻ, mơ hồ đối với GV nói chung và GV Ngữ văn nói riêng, việc dùng một giai đoạn của kĩ thuật dạy học trên là do ngẫu nhiên (bắt chƣớc các bậc tiền bối). Do đó, để GV hiểu thấu đáo và sử dụng có hiệu quả thì các nhà quản lí chuyên môn của nghành cần triển khai bồi dƣỡng cho GV thì mới thực sự có kết quả tốt.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1.2.4.2. Thực trạng về việc sử dụng kĩ thuật: KWL, khăn phủ bàn và các mảnh ghép của GV Ngữ văn hiện nay

Hiện nay đã có một số trƣờng thực hiện việc áp dụng các kĩ thuật dạy học mới này. Tuy nhiên, GV biết và sử dụng không nhiều, do đó khi thực hiện họ gặp rất nhiều khó khăn.

Qua quan sát, điều tra, kết hợp với dự giờ thăm lớp tại 4 trƣờng THCS: Nha Trang, Chu Văn An, Sơn Cẩm I, Cổ Lũng thuộc địa bàn Thành phố Thái Nguyên và huyện Phú Lƣơng, tỉnh Thái Nguyên năm học 2011 - 2012, chúng tôi thu đƣợc kết quả nhƣ sau: Kĩ thuật Trƣờng THCS Tỉ lệ % GV sử dụng kĩ thuật Khăn phủ bàn Tỉ lệ % GV sử dụng kĩ thuật Các mảnh ghép Tỉ lệ % GV sử dụng kĩ thuật KWL Tổng hợp tỉ lệ % GV sử dụng Nha Trang 25% 22,5% 20% 22,5% Chu Văn An 30,2% 28% 25,5% 27,9% Sơn Cẩm I 10% 9% 11,1% 10% Cổ lũng 9% 12% 10,6% 10,5%

Từ bảng thống kê việc sử dụng kĩ thuật dạy học vào môn Ngữ văn tại 4 trƣờng THCS thuộc thành phố Thái Nguyên và huyện Phú Lƣơng, chúng tôi nhận thấy mức độ sử dụng kĩ thuật dạy học có sự chênh lệch đáng kể. Điều này phản ánh đúng thực tế khách quan việc sử dụng kĩ thuật: KWL, khăn phủ bàn và các mảnh ghép trong dạy học hiện nay. Việc sử dụng kĩ thuật: KWL, khăn phủ bàn và các mảnh ghép trong dạy học là rất hạn chế. Cụ thể nhƣ sau:

Về mức độ sử dụng

Kĩ thuật KWL đã đƣợc số ít GV sử dụng nhƣng chƣa đƣợc khai thác triệt để công dụng của nó. Có nhiều lí do khác nhau, tuy nhiên chủ yếu là do GV chƣa gợi dẫn tốt ở HS để các em tự bộc lộ điều các em đã biết, muốn biết, học đƣợc về bài học, chƣa gây đƣợc sự hứng thú ở ngƣời học. Hoặc GV phát phiếu học tập theo nhóm, nhƣng khi ý kiến đƣợc điền vào các cột thì đó chỉ là ý kiến của một vài cá nhân trong nhóm chứ không phải ý kiến của cả nhóm sau khi đã thảo luận.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

GV đã sử dụng kĩ thuật khăn phủ bàn nhƣng chƣa nhiều, chƣa thuần thục nên đôi khi còn lúng túng, hiệu quả đạt đƣợc từ kĩ thuật đem lại chƣa cao. HS chƣa phát huy đƣợc tối đa năng lực làm việc cá nhân và sức mạnh tập thể, do đó dễ tạo ra trạng thái mệt mỏi, mất nhiều thời gian.

Với kĩ thuật các mảnh ghép, hầu hết GV đã thực hiện rất tốt ở giai đoạn 1 “nhóm chuyên sâu”. Tuy nhiên GV mới chỉ dừng lại ở đây mà chƣa thực hiện tốt giai đoạn 2 “nhóm mảnh ghép”. Việc chia nhóm cũng rất đơn điệu, không linh động thay đổi các hình thức trong một tiết học gây nên sự nhàm chán. Khi tìm hiểu nguyên nhân GV giải thích rằng: HS chỉ quen làm theo cách này, nếu đi vào giai đoạn 2 lớp sẽ mất trật tự ảnh hƣởng đến tập thể lớp, các lớp khác và chất lƣợng bài giảng, do đó GV không giám “mạo hiểm”. Hơn nữa khi sử dụng “nhóm chuyên sâu” HS cũng đã thảo luận xoay quanh những vấn đề trọng tâm của bài rồi. Khi trao đổi với chúng tôi GV giải thích: nội dung của bài học chủ yếu là làm thế nào cung cấp, truyền đạt tri thức đầy đủ, chính xác đến HS và HS nắm đƣợc nội dung của bài. Tuy nhiên với kĩ thuật chỉ đƣợc phát huy tốt khi GV sử dụng tốt công dụng của hai giai đoạn của kĩ thuật này. Làm đƣợc điều đó sẽ tránh đƣợc sự nhàm chán, phong phú hình thức tổ chức dạy học, kích thích sự hứng thú học tập cho HS, từ đó kết quả thu lại sẽ cao hơn rất nhiều. Bởi cùng thời gian mà GV có thể cung cấp cho HS một lƣợng kiến thức lớn so với các phƣơng pháp khác.

Về cách thức giao nhiệm vụ

Trong 4 trƣờng khảo sát, chúng tôi thấy rõ rằng: kĩ thuật KWL, yêu cầu của các cột đã rất rõ ràng do đó GV có phần thuận lợi, tuy nhiên do câu hỏi gợi dẫn đƣa ra chƣa hay hoặc không có sự dẫn dắt của GV nên HS còn lúng túng khi điền vào cột; kĩ thuật khăn phủ bàn câu hỏi đƣa ra để thảo luận còn nhiều câu khép kín, chƣa phát huy hết vai trò của ngƣời học; kĩ thuật các mảnh ghép, hầu hết GV đều cho HS thực hiện một nhiệm vụ giống nhau, không quy định thời gian rõ ràng, phần lớn mới chỉ dừng lại ở giai đoạn 1 “nhóm chuyên sâu”. Bên cạnh đó đã có một vài GV yêu cầu các nhiệm vụ khác nhau ở mỗi nhóm và thực hiện hai giai đoạn, yêu cầu thời gian cụ thể, rõ ràng. GV khai thác chƣa triệt để kĩ thuật này bởi họ không biết rằng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

muốn đạt hiệu quả cao, đạt mục đích tối đa thì khi sử dụng kĩ thuật này, GV khi chia nhóm cần đƣa các ra yêu cầu khác nhau trong cùng một thời gian. Yêu cầu HS cần tích cực tham gia tìm tòi, thực hiện nhiệm vụ của mình, từ đó hiểu và thực hiện tốt vai trò của mình ở “nhóm mảnh ghép”.

Nhìn chung, GV thực hiện kĩ thuật: KWL, khăn phủ bàn, các mảnh ghép đều mắc lỗi là hầu hết không quy định thời gian rõ ràng khi giao nhiệm vụ, HS còn lộn xộn làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng giờ dạy. GV chƣa giải thích rõ cách sử dụng kĩ thuật, đƣa ra nhiệm vụ chƣa phát huy hết vai trò của ngƣời học, chƣa quan sát kĩ và hỗ chợ kịp thời khi HS gặp khó khăn. GV sử dụng kĩ thuật chƣa phát huy hết những ƣu điểm mà kĩ thuật mang lại do đó kết quả đạt đƣợc chƣa cao.

Về việc tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả

Thông thƣờng GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày bằng miệng hoặc lên bảng ghi lại kết quả. Khi thông báo kết quả của từng nhóm kết thúc nhiều GV đã vội vàng kết luận ngay mà không cho các nhóm khác bổ sung, sửa chữa. Thực ra, thông báo kết quả có rất nhiều cách khác nhau, có thể trình bày bằng miệng, lên bảng, đƣa kết quả ghi vào giấy A0, bằng phiếu học tập ... tuỳ theo cơ sở vật chất, yêu cầu của nhóm, trình độ HS mà lựa chọn cách trình bày kết quả nào cho phù hợp. Đại diện các nhóm thông báo kết quả GV cần cho các nhóm khác bổ sung góp ý kiến, sau cùng là GV kết luận. Đối với kĩ thuật KWL thì GV nên tổ chức cho HS nhận xét chéo kết quả của nhau trƣớc khi có sự nhận xét của GV. Có nhƣ vậy GV mới giúp HS tự tìm ra cái sai, từ đó các em khắc sâu kiến thức bài học và cố gắng hơn vào lần sau.

Đây là kĩ thuật trong giảng dạy còn tƣơng đối mới và bản thân ngƣời GV cũng chƣa đƣợc tiếp cận hoặc hiểu biết chƣa đầy đủ về nó. Nếu GV biết sử dụng và tận dụng phƣơng pháp này một cách hợp lí thì hiệu quả mà nó mang lại là rất lớn. Kĩ thuật này sẽ tạo đƣợc sự hƣng phấn khi học, GV cùng HS trong một thời gian nhất định sẽ khai thác triệt để đƣợc nội dung của bài.

Sử dụng kĩ thuật: KWL, khăn phủ bàn và các mảnh ghép trong dạy học giống nhƣ con giao hai lƣỡi, nếu thực hiện tốt nó không chỉ giúp HS tiếp nhận kiến

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thức hiệu quả mà còn hình thành và phát triển ở ngƣời học một số kĩ năng xã hội và phẩm chất cần thiết nhƣ biết sống hợp tác, giúp đỡ nhau, tăng cƣờng tính tự chủ, sáng tạo. Tuy nhiên nếu không biết tận dụng thế mạnh của kĩ thuật này sẽ dẫn đến hậu quả không nhƣ mong muốn, nhƣ: nhận thức không đầy đủ nội dung bài học, tính ích kỉ trong học tập, không biết hợp tác...

Tiểu kết chƣơng 1

Trên cơ sở lí thuyết và thực trạng sử dụng đã đƣợc trình bày ở trên, chúng tôi cho rằng việc nghiên cứu sử dụng kĩ thuật: KWL, khăn phủ bàn và các mảnh ghép nhằm nâng cao chất lƣợng dạy học phân môn Tiếng Việt nói riêng và môn Ngữ văn nói chung là việc làm vô cùng cần thiết, nó có giá trị thực tiễn trong giai đoạn hiện nay.

Chúng tôi mạnh dạn đƣa cách sử dụng kĩ thuật: KWL, khăn phủ bàn và các mảnh ghép vào dạy phần lí thuyết, phần thực hành luyện tập phân môn Tiếng Việt lớp 8. Có thể nói rằng, đây là một hƣớng nghiên cứu góp phần nâng cao chất lƣợng sử dụng các phƣơng pháp và kĩ thuật dạy học truyền thống ở trƣờng THCS. Một số kết quả nghiên cứu ban đầu sẽ đƣợc trình bày ở chƣơng sau.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 2

TỔ CHỨC ÁP DỤNG KĨ THUẬT: KWL, KHĂN PHỦ BÀN VÀ CÁC MẢNH GHÉP VÀO DẠY HỌC PHÂN MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 8

Trong phần phân môn Tiếng Việt lớp 8 có hai nội dung cơ bản là từ ngữ và ngữ pháp. Ở phần từ ngữ có các nội dung cụ thể: Một vài tính chất nghĩa của từ ngữ, Từ tƣợng hình, từ tƣợng thanh, Trợ từ, Thán từ, Tình thái từ, Từ ngữ địa phƣơng và biết chơi chữ, Nói quá, Nói giảm, nói tránh.

Ngữ pháp có các nội dung cụ thể về các kiểu câu: Câu ghép, Câu nghi vấn, Câu cảm thán, Câu cầu khiến, Câu trần thuật, câu phủ định, sử dụng đúng các dấu câu: Dấu ngoặc đơn, Dấu hai chấm, Dấu ngoặc kép ngoài ra đƣợc luyện tập các nội dung lựa chọn trật tự từ trong câu, nhận và sửa chữa các lỗi diễn đạt, các hành động nói, chức năng của hội thoại và cách thức hội thoại.

Qua quá trình nghiên cứu chúng tôi nhận thấy, hai nội dung trên đều có thể sử dụng kĩ thuật KWL, khăn phủ bàn và các mảnh ghép. Cụ thể nhƣ sau:

2.1. Sử dụng kĩ thuật KWL

2.1.1. Khả năng sử dụng kĩ thuật KWL vào các kiểu bài học phân mônTiếng Việt

Trong một giờ học phân môn Tiếng Việt, không phải ngƣời dạy có thể sử dụng kĩ thuật KWL ở tất cả các phần trong bài nhƣ lí thuyết, thực hành ..., mà sử dụng vào phần nào trong bài là một điều không hề đơn giản, bởi điều đó ảnh hƣởng đến kết quả của giờ học. Do đó, muốn biết đƣợc phần nào dùng đƣợc kĩ thuật này, thiết nghĩ ngƣời dạy cần căn cứ vào đặc điểm của phần kiến thức đó xem có phù hợp hay không.

Trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu kĩ thuật KWL, chúng tôi nhận thấy kĩ thuật này rất phù hợp với phần lí thuyết nhằm hình thành kiến thức mới, bởi lí thuyết tiếng Việt có một số đặc điểm cơ bản sau:

Là hệ thống tri thức bằng ngôn ngữ mang tính hàn lâm, khô cứng nếu không đƣợc GV truyền đạt, hƣớng dẫn giúp HS hiểu và áp dụng vào thực tiễn. Do đó dạy học Tiếng Việt không chỉ dừng lại ở việc cung cấp cho HS kiến thức về mặt lí thuyết, học để biết nó mà GV phải là ngƣời giúp HS từ biết, hiểu rồi đi đến vận

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

dụng nó vào thực tế đời sống. Nghĩa là nhằm trang bị cho HS những tri thức cơ bản, hệ thống về tiếng Việt và những quy tắc của nó trong giao tiếp và tƣ duy. Rèn cho HS khả năng sử dụng tiếng Việt có văn hoá, chuẩn mực trong giao tiếp, là một phƣơng tiện để trao đổi tƣ tƣởng, tình cảm... với ngƣời khác.

Đặc thù của phân môn Tiếng Việt là ngoài cung cấp tri thức khoa học về tiếng Việt còn trang bị cho các em công cụ nhận thức và giao tiếp xã hội. Ý thức đƣợc điều đó

Một phần của tài liệu Sử dụng kỹ thuật KWL, khăn phủ bàn và các mảnh ghép trong dạy học phân môn tiếng việt lớp 8 (Trang 31 - 102)