Đánh giá kết quả thể nghiệm

Một phần của tài liệu Sử dụng kỹ thuật KWL, khăn phủ bàn và các mảnh ghép trong dạy học phân môn tiếng việt lớp 8 (Trang 89 - 102)

7. Bố cục của luận văn

3.5.Đánh giá kết quả thể nghiệm

Để giúp cho việc đánh giá đƣợc chính xác, khách quan, bên cạnh quá trình triển khai cụ thể, chúng tôi đã xây tiểu hệ thống các tiêu chí đánh giá. Các tiêu chí này bao quát toàn bộ hoạt động trên lớp của GV và hoạt động học của HS cũng nhƣ mức độ hiểu bài của các em, điều đó đƣợc thể hiện trong bài kiểm tra cuối giờ của các em. Với việc thể nghiệm hai giáo án trên, chúng tôi đánh giá ở hai mặt: định tính và định lƣợng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chúng tôi đánh giá những hiệu quả mà kĩ thuật: KWL, khăn phủ bàn và các mảnh ghép mang lại cho giờ dạy - học phân môn Tiếng Việt so với giờ học theo phƣơng pháp truyền thống thông qua việc dạy của GV và học của HS ; khả năng vận dụng kĩ thuật này nhằm phát huy sự năng động, tích cực của HS ; cách giải quyết vấn đề so với cách giải quyết truyền thống ; khả năng tái hiện kiến thức nơi HS sau giờ học.

Thẩm định khả năng sử dụng kĩ thuật: KWL, khăn phủ bàn và các mảnh ghép trong dạy học phân môn Tiếng Việt, qua việc GV nắm đƣợc bản chất của kĩ thuật, biết cách áp dụng trong giảng dạy phần lí thuyết, bài tập thực hành. HS hiểu và thực hiện đƣợc đúng quy trình của kĩ thuật, biết vận dụng thế mạnh của việc hoạt động nhóm.

Mỗi một kĩ thuật có một thế mạnh riêng, do đó khi sử dụng vào dạy học phân môn Tiếng Việt 8, chúng tôi nhận thấy sự khác biệt giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.

Ở lớp thực nghiệm, HS hoạt động học tập một cách tích cực, ngƣời học có cơ hội bộc lộ những ƣu khuyết điểm của mình hơn, từ đó các em khắc phục những điểm yếu của bản thân và GV cũng có biện pháp hỗ trợ giúp các em tiến bộ hơn. Đồng thời có những phƣơng pháp giúp các em học tốt có nhiều cơ hội phát huy bản thân hơn nữa. Khi GV giao nhiệm vụ các nhóm, nhằm hoàn thành nhiệm vụ của bản thân, của nhóm và thi đua giữa các nhóm HS hăng hái suy nghĩ trả lời câu hỏi của nhóm của mình về vấn đề GV giao một cách tự tin. Nhờ đó, chất lƣợng giờ học đƣợc tăng lên đáng kể. Việc tổ chức hoạt động nhóm, nay ngƣời này làm trƣởng nhóm, giờ sau bạn khác làm, hay việc trình bày kết quả của nhóm cho cả lớp cùng nghe, lại là điều kiện giúp HS rèn luyện tác phong, tính tự chủ, năng lực tổ chức lãnh đạo, phong cách làm việc không chỉ hôm nay mà cả mai sau.

Sự tự tin trƣớc tập thể đƣợc kiểm chứng rất rõ không chỉ trong học tập mà còn cả các giờ ngoại khoá, sinh hoạt. Trƣớc kia, trong giờ sinh hoạt cuối tuần nhiều HS còn đỏ mặt, nhút nhát khi nói trƣớc tập thể, không biết cách diễn đạt hoặc diễn đạt không lƣu loát trƣớc tập thể lớp thì nay khi các em thƣờng xuyên đƣợc hoạt động tập thể trong mỗi giờ học, do đó đã khắc phục đƣợc những hạn chế trên. Lớp trƣởng có thể tự tin chỉ đạo trong suốt buổi sinh hoạt, tổ chức lãnh đạo trong các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

buổi hoạt động ngoại khoá do trƣờng lớp đề ra. Mỗi cá nhân trong lớp có ý thức tham gia và có trách nhiệm cao trƣớc tập thể.

Ở lớp đối chứng, HS có những hạn chế nhất định, ngƣời học còn mang tính ỷ lại vào các bạn học khá hơn phát biểu ý kiến xây dựng bài, bản thân lại không muốn hoặc không tự tin vào trình độ của mình nên ít giơ tay phát biểu. Từ đó, vô hình tạo cho bản thân sự trì trệ trong học tập, không có ý trí vƣơn lên và không khí lớp cũng vắng đi sự thi đua trong học tập. Hay trong các hoạt động tập thể, HS cũng bộc lộ rất nhiều hạn chế so với HS lớp đối chứng nhƣ tinh thần trách nhiệm, sự đoàn kết, ý chí vƣơn lên dành chiến thắng ....

3.5.2. Chỉ tiêu đánh giá định lượng

Chỉ tiêu đánh giá định lƣợng ở đây dựa trên việc kiểm chứng thông qua bài kiểm tra sau tiết học của HS. Với thanh điểm 10 cho mỗi bài mỗi bài, dựa vào 5 mức độ đánh giá sau:

- Mức độ 1 - Giỏi (9-10 điểm): HS thực hiện đúng, đủ yêu cầu của đề bài, trả lời sâu rộng vấn đề đƣợc đƣa ra, không mắc lỗi hoặc mắc lỗi nhỏ không đáng kể.

- Mức độ 2 - Khá (7-8 điểm) HS đạt đƣợc những vấn đề cơ bản đề bài, trả lời ở mức độ tƣơng đối sâu rộng, có thể mắc một vài lỗi nhỏ không đáng kể.

- Mức độ 3 - Trung bình (5-6 điểm): HS đạt đƣợc yêu cầu cơ bản của đề, tuy nhiên nội dung sơ sài, còn một số vấn đề sai sót.

- Mức 4 - Yếu (3-4 điểm): Bài có nhiều sai sót, chƣa thực hiện hết những yêu cầu cơ bản của đề, chƣa hoặc ít có sự liên kết trong bài.

- Mức 5 - Kém (dƣới 3 điểm): HS hầu nhƣ làm không đáp ứng đƣợc yêu cầu của đề.

3.5.3. Đánh giá kết quả thể nghiệm

Trong khoảng thời gian 15 phút với nội dung và yêu cầu bám sát kiến thức và kĩ năng mà HS vừa tiếp thu.

Mỗi giáo án thể nghiệm sẽ đƣợc giảng thể nghiệm 02 lớp . Nhƣ vậy tổng số lớp tham gia thể nghiệm là 04 lớp tƣơng ứng sẽ là 02 lớp đối chứng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

HS lớp thể nghiệm: 172 HS HS lớp đối chứng: 88 HS.

BẢNH THỐNG KÊ KẾT QUẢ THỂ NGHIỆM Trƣờng THCS Nha Trang Trƣờng Lớp Dạng lớp số Kết quả Giỏi Khá TB Yếu Kém Trƣờng THCS Nha Trang 8A1 TN1 44 3 6,8% 17 38,6% 23 52,3% 1 2,3% o 8A2 TN2 40 3 7,5% 19 47,5% 18 45% 0 0% 0 0% 8A3 ĐC 43 1 2,3% 15 34,9% 24 55,8% 3 7% 0 0% Trƣờng THCS Chu Văn An 8A1 TN1 45 5 11,1% 18 40% 21 46,7% 1 2,2% 0 0% 8A2 TN2 43 3 7,0% 30 69,8% 10 23,2% 0 0% 0 0% 8A3 ĐC 45 2 4,4% 16 35,6% 24 53,3% 3 6,7% 0 0%

Tổng hợp kết quả thể nghiệm: Tính % trung bình

Kết quả Thể nghiệm 1 (89 HS) Thể nghiệm 2 (83 HS) Đối chứng (88 HS) Giỏi 8 (9 %) 6 (7,3%) 3 (3,4%) Khá 35 (39,3%) 49 (59%) 31 (35,2%) TB 44 (49,4%) 28 (33,7%) 48 (54,6%) Yếu 2 (2,3%) 0 (0%) 6 (6,8%) Kém 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Với kết quả % trung bình nhƣ trên, có thể xác lập đƣợc biểu đồ so sánh nhƣ sau

3.5.4. Nhận xét rút ra từ kết quả thể nghiệm

Từ kết quả ban đầu thu đƣợc trong quá trình thể nghiệm, chúng tôi xin đƣợc rút ra một vài nhận xét về việc sử dụng kĩ thuật: KWL, khăn phủ bàn và các mảnh ghép trong dạy học phân môn Tiếng Việt lớp 8:

Về phía GV

Việc sử dụng kĩ thuật: KWL, khăn phủ bàn và các mảnh ghép trong dạy học nói chung và dạy học phân môn Tiếng Việt nói riêng còn là vấn đề mới mẻ. Do vậy, khi áp dụng nó vào dạy học đòi hỏi ngƣời GV không chỉ nắm chắc nội dung của bài mình dạy mà còn dành nhiều thời gian, tâm huyết để tìm hiểu cách thực hiện cũng nhƣ quy trình của kĩ thuật. Từ đó áp dụng vào bài sao cho hợp lí và phù hợp với nội dung của bài.

Trƣớc khi vào dạy các tiết thể nghiệm, GV đều dành thời gian giới thiệu cho HS quy trình và cách thực hiện, lấy ví dụ cụ thể giúp HS hình dung rõ hơn với mục đích khi dạy bài mới các em không bị ngỡ ngàng và tránh gây lộn xộn khi sử dụng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trƣớc khi thực hiện công việc dạy thể nghiệm hầu nhƣ các GV đều cảm thấy ngại khi áp dụng kĩ thuật mới, tuy nhiên, sau khi nghe chúng tôi giới thiệu cách thực hiện thì GV tỏ ra tò mò muốn tìm hiểu và khi dạy thể nghiệm GV thấy hứng thú, say mê. Qua các tiết thể nghiệm, kết quả ban đầu mà chúng tôi ghi nhận đƣợc là GV đã nắm đƣợc và triển khai tốt các bƣớc của kĩ thuật cũng nhƣ quy trình hoạt động trong việc dạy từng tiết học cụ thể trong bài học phân môn Tiếng Việt lớp 8. Do xác định đƣợc mục đích cần đạt và trọng tâm của bài dạy nên tất cả các tiết dạy đều hoàn thành đƣợc kế hoạch bài giảng về khối lƣợng kiến thức cũng nhƣ mức độ khai thác kiến thức. Các tiết học đã đảm bảo đƣợc tính logic, tính hệ thống, GV đã phân bố đƣợc thời gian một cách hợp lí để làm nổi bật đƣợc trọng tâm của từng phần và từng bài học. GV đã chủ động hơn trong việc đƣa ra phần bài tập thực hành hay phần ôn tập giúp cho việc tự phát hiện và đào sâu ý tƣởng nơi HS. Các tiết học diễn ra sôi nổi, hào hứng, thày - trò kết hợp nhịp nhàng.

Tuy nhiên, đây là một công cụ dạy học mới nên nhìn chung trong quá trình thực hiện, GV không tránh khỏi một số hạn chế nhƣ mất nhiều thời gian khi quá lạm dụng các kĩ thuật này. Đây là phƣơng pháp dạy học mới nên GV cần kiên trì, vận dụng từ thấp đến cao để HS dễ tiếp cận.

Qua quan sát và lấy ý kiến đánh giá của GV sau tiết dạy thể nghiệm, bƣớc đầu có thể nhận thấy rằng, áp dụng kĩ thuật: KWL, khăn phủ bàn và các mảnh ghép trong dạy học Tiếng Việt sẽ đem lại những tác động tích cực cho GV ở các mặt sau:

- Sự phân tích ví dụ đƣợc đầy đủ, ngắn gọn, rõ ràng và có tính khoa học. - So với phƣơng pháp dạy học truyền thống là GV diễn giảng - HS nghe hoặc - GV hỏi - HS trả lời, kĩ thuật: KWL, khăn phủ bàn và các mảnh ghép tạo

điều kiện cho tất cả HS tham gia, góp sức để tìm hiểu. Từ đó, GV có cơ hội, thời gian quan sát, đôn đốc, giúp đỡ những HS yếu kém, khuyến khích HS khá giỏi.

- GV có điều kiện điều khiển cùng lúc hƣớng HS giải quyết đƣợc đa dạng bài tập một cách chủ động, bởi lẽ kết quả đạt đƣợc là do các em phát hiện chứ không phải do sự áp đặt của GV.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Qua hoạt động của HS, GV kiểm tra đƣợc sự sáng tạo, tƣ duy của HS cũng nhƣ việc nắm bắt bài của ngƣời học. Từ đó, có phƣơng pháp điều chỉnh dạy phù hợp hơn.

- Việc sử dụng kĩ thuật „„ các mảnh ghép‟‟, bƣớc đầu GV trở thành ngƣời tổ chức, điều khiển, hƣớng dẫn hoạt động học của HS.

Về phía HS

Đây là phƣơng pháp mới, do đó các em khá hào hứng bởi lẽ ngƣời học có quyền tự do thảo luận, có chính kiến của mình và đƣợc các bạn trong nhóm tôn trọng khi hỏi ý kiến. Nhờ thế giờ học trở nên sôi nổi, giảm bớt sự gò bó và có điều kiện bộc lộ sự nhận biết của bản thân.

Khi đƣợc GV giới thiệu một cách chi tiết cách thực hiện cũng nhƣ quy trình thực hiện kĩ thuật: KWL, khăn phủ bàn và các mảnh ghép cùng với hệ thống ngữ liệu, bài tập khá phong phú, HS tỏ ra thích thú và làm việc khá thành thạo các bƣớc. Tuy nhiên về mặt kiến thức của bài có những chỗ cần sự giúp đỡ của GV.

Áp dụng kĩ thuật: KWL, khăn phủ bàn và các mảnh ghép trong bài học phân môn Tiếng Việt, bƣớc đầu đánh giá đƣợc việc học tập của HS nhƣ sau:

- So với phƣơng pháp dạy học truyền thống, HS có nhiều hứng thú, tích cực tham gia, cuốn hút vào các cuộc thảo luận, tranh luận, đƣa ra nhiều ý kiến hay, độc đáo.

- Trong giờ cùng các bạn trong nhóm tự tìm ra kiến thức chứ không dựa vào GV hay ỷ lại vào sự xung phong phát biểu của các bạn HS khá nhƣ các tiết học khác.

- Với thời gian ít ỏi, HS đƣợc tìm hiểu đa dạng loại hình bài tập.

- Từ tƣ liệu do bản thân phân tích, tìm hiểu từ đó rút ra lí thuyết giúp HS nhớ lâu hơn

Qua bài kiểm tra sau giờ học, chúng tôi thấy số bài kiểm tra ở lớp thể nghiệm, kiến thức thu lƣợm đƣợc sâu sắc hơn. Do khuôn khổ và điều kiện có hạn, chúng tôi chƣa thực nghiệm đƣợc nhiều, nhƣng xuất phát từ những căn cứ khoa học về mặt lí thuyết và kết quả bƣớc đầu sau thực nghiệm, nó là bƣớc đầu giúp chúng tôi khẳng định hiệu quả của việc sử dụng kĩ thuật: KWL, khăn phủ bàn và các mảnh ghép trong dạy học phần Tiếng Việt. Khi mới sử dụng có thể sẽ gặp phải những trở

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ngại nhất định đối với ngƣời dạy và ngƣời học, tuy nhiên đó chỉ là những khó khăn ban đầu khó tránh khỏi. Khi đã đƣợc phổ biến và hiểu kĩ lƣỡng về kĩ thuật sẽ giúp cho tiết học đạt hiệu quả cao.

KẾT LUẬN

1. Kĩ thuật: KWL, khăn phủ bàn và các mảnh ghép còn mới mẻ đối với nền giáo dục nƣớc ta. Việc áp dụng kĩ thuật này vào giảng dạy trong nhà trƣờng nói chung, trong môn Ngữ văn, đặc biệt là phân môn tiếng Việt nói riêng hứa hẹn mang đến nhiều điều mới mẻ mang tính tích cực trong quá trình dạy học. Tuy nhiên, đây mới chỉ là sự nhận xét mang tính chủ quan của cá nhân. Do đó, muốn những điều nói trên trở thành hiện thực, những vấn đề đƣợc đƣa ra trong luận văn cần tiếp tục thể nghiệm trên diện rộng và cần đƣợc phát triển sâu hơn trong thời gian tới.

2. So với cách dạy học truyền thống, kĩ thuật: KWL, khăn phủ bàn và các mảnh ghép có tác dụng phát huy tính tích cực, chủ động của ngƣời học nhiều hơn trông thấy. Đây là môi trƣờng để giao việc cho HS trong quá trình học tập một cách hiệu quả. Sản phẩm của kĩ thuật thƣờng có kết quả rất khả quan. Vì phải tự lập tìm hiểu để tạo ra sản phẩm, nên trong quá trình hoạt động, ngƣời học không thể dựa dẫm, ỷ lại vào GV mà phải tự thân vận động, tự giác xoay xở để tìm hƣớng giải quyết. Qua hình thức dạy học này, ngƣời học đƣợc hoạt động, đƣợc chủ động lĩnh hội kiến thức, đƣợc rèn luyện kĩ năng giao tiếp, tính tự giác và thói quen hợp tác ... Nhờ đó, tƣ duy sáng tạo, logic đƣợc phát huy liên tục, đáp ứng yêu cầu về học tập tích cực, chủ động hiện nay của tiến trình đổi mới phƣơng pháp học tập.

Hơn nữa, kĩ thuật: KWL, khăn phủ bàn và các mảnh ghép đƣợc thực hiện thông qua hình thức hoạt động nhóm. Việc hoạt động nhóm dƣới sự dẫn dắt, định hƣớng của GV sẽ giúp cho giờ học phân môn Tiếng Việt vốn khô khan nay sẽ trở nên sinh động, hấp dẫn ngƣời học hơn. Kĩ thuật: KWL, khăn phủ bàn và các mảnh ghép đem đến cho ngƣời học một bầu không khí thoải mái, HS tự do phát triển sở thích, suy nghĩ, ý tƣởng cá nhân cũng nhƣ cá tính sáng tạo của bản thân. Những

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

kiến thức đó đích thực là của các em, do các em tìm ra và giúp nhớ lâu. Hoạt động dạy học này cũng sẽ góp phần không nhỏ trong việc hình thành nhân cách, ý thức tự tin trong cuộc sống của các em. Với những ƣu điểm đó, kĩ thuật: KWL, khăn phủ bàn và các mảnh ghép cần đƣợc sử dụng thƣờng xuyên trong dạy học Ngữ văn nói chung, phân môn Tiếng Việt nói riêng. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng GV cũng cần căn cứ vào từng kiểu bài, học sinh từng vùng miền và điều kiện của nhà trƣờng để vận dụng cho phù hợp.

3. Mặc dù kĩ thuật mà chúng tôi đƣa ra có nhiều ƣu điểm và có vai trò tích

Một phần của tài liệu Sử dụng kỹ thuật KWL, khăn phủ bàn và các mảnh ghép trong dạy học phân môn tiếng việt lớp 8 (Trang 89 - 102)