7. Bố cục của luận văn
2.2.1. Khả năng sử dụng kĩ thuật khăn phủ bàn vào các kiểu bài học phân môn
Việt
Khăn phủ bàn là một kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và nhóm. Thế mạnh của kĩ thuật này là phát huy tối đa tính tích cực của HS, không ỷ lại hay dựa dẫm vào ngƣời đồng hành với mình. Sử dụng kĩ thuật khăn phủ bàn trong dạy học cũng rất đơn giản, không khó đối với GV, tuy nhiên để sử dụng vào quá trình dạy học Ngữ văn nói chung và phân môn Tiếng Việt lớp 8 nói riêng thì không phải ai cũng sử dụng tốt và thành công. Do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhƣng lỗi chủ yếu là do GV lựa chọn kiểu bài chƣa phù hợp, do đó chƣa khai thác đƣợc thế mạnh khi sử dụng kĩ thuật này.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Dạy học phân môn Tiếng Việt, bên cạnh việc hình thành tri thức lí thuyết còn phải đặc biệt chú trọng tới vai trò của hoạt động thực hành làm các bài tập, qua thực hành GV giúp HS củng cố lí thuyết và rèn cho HS kĩ năng sử dụng chúng. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của vấn đề này, mỗi tiết học tiếng Việt trong chƣơng trình và sách giáo khoa THCS đều có phần lí thuyết và thực hành rất rõ ràng.
Với kĩ thuật khăn phủ bàn, GV có thể sử dụng đƣợc vào cả hai phần: lí thuyết và thực hành. Tuy nhiên, thành công hơn cả khi sử dụng kĩ thuật này đó phần thực hành làm các bài tập.
Trong dạy học nói chung, dạy học phân môn Tiếng Việt nói riêng, thực hành là khâu vô cùng quan trọng. Hơn nữa phân môn Tiếng Việt là một môn khoa học nhằm trang bị cho HS về cơ cấu tổ chức tiếng Việt, về những quy tắc của nó trong hoạt động giao tiếp. Chính vì thế mà bên cạnh việc hình thành tri thức khoa học phân môn Tiếng Việt, HS phải vận dụng đƣợc những kiến thức đã học vào thực hành giao tiếp. Hay nói một cách khác, thực hành tiếng Việt không chỉ đóng vai trò khắc sâu kiến thức mà còn hình thành cho HS năng lực thực tiễn, biến tri thức sách vở thành hiện thực cuộc sống thƣờng ngày. Nhờ áp dụng tri thức sách vở vào thực tiễn mà HS thƣờng xuyên đƣợc đặt trong môi trƣờng rèn luyện, không ngừng vận dụng các thao tác tƣ duy, kĩ năng kĩ xảo, cũng từ đó mà trí tuệ đƣợc củng cố, phát triển.
Trong phân môn Tiếng Việt một bài đƣợc cho là thành công khi những kiến thức phần lí thuyết đƣợc HS nắm trắc và từ đó áp dụng vào thực hành một cách thuần thục, muốn thế ngƣời GV cần phải dành một thời lƣợng đáng kể trong tiết học để HS thực hành. Nên sử dụng thời gian “một giảng hai luyện” (Thời gian giảng lí thuyết mới bằng nửa thời gian thực hành). Tuy nhiên, thời gian thực hành cũng cần phải đƣợc phân chia thích hợp cho từng bài, từng nội dung.
Kĩ thuật khăn phủ bàn đƣợc sử dụng trong dạy học phần thực hành làm các bài tập phân môn Tiếng Việt sẽ phát huy đƣợc hết năng lực của HS và sẽ đáp ứng đƣợc nhiệm vụ to lớn mà nó đặt ra. Nhờ kĩ thuật này, HS sẽ làm việc độc lập phát
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
huy tối đa năng lực làm việc độc lập trƣớc khi hoạt động nhóm. Muốn sử dụng tốt trong thực hành, đòi hỏi HS phải nắm trắc lí thuyết, có đƣợc điều đó, HS sẽ có ý thức học hơn nhằm nắm đƣợc kiến thức mới. Nhƣ vậy, với kĩ thuật khăn phủ bàn đƣợc sử dụng trong thực hành sẽ thực hiện đƣợc chức năng kép mà các kĩ thuật dạy học khác khó đạt đƣợc.
Với hệ thống bài tập phong phú, đa dạng, kĩ thuật khăn phủ bàn thích hợp với nhiều kiểu bài tập nhƣ: bài tập nhận diện, tái hiện, sáng tạo ... rất thích hợp với các dạng bài tập / câu hỏi mở. Tuy nhiên, nếu áp dụng kĩ thuật này vào bài tập sáng tạo nhƣ viết đoạn văn sẽ mất đi tính văn chƣơng. Với dạng bài tập này, GV nên để cho HS làm việc độc lập để các em bộc lộ hết cảm xúc của bản thân.
Dùng kĩ thuật khăn phủ bàn trong phần thực hành không chỉ giúp cho HS làm việc độc lập một cách tích cực trƣớc khi hợp sức nhóm. Khi sử dụng kĩ thuật này GV sẽ có điều kiện để quan sát, trợ giúp những HS yếu, từ đó có những điều chỉnh trong cách dạy cho phù hợp.