Nội dung thể nghiệm

Một phần của tài liệu Sử dụng kỹ thuật KWL, khăn phủ bàn và các mảnh ghép trong dạy học phân môn tiếng việt lớp 8 (Trang 75 - 89)

7. Bố cục của luận văn

3.4. Nội dung thể nghiệm

Đề tài luận văn hƣớng đến việc dạy học phân môn Tiếng Việt lớp 8. Tuy nhiên, do điều kiện thời gian hạn hẹp, chúng tôi bƣớc đầu xây dựng hai giáo án thể nghiệm về sử dụng kĩ thuật: KWL, khăn phủ bàn và các mảnh ghép trong dạy học phân môn Tiếng Việt lớp 8 gồm:

(1) Hành động nói (Ngữ văn 8, tập 2) (2) Hội thoại (Tiếp theo)

Mục đích quan trọng của đề tài nhƣ đã trình bày ở trên, là tìm hƣớng thử nghiệm kĩ thuật: KWL, khăn phủ bàn và các mảnh ghép vào dạy học phân môn Tiếng Việt lớp 8 - cụ thể là dạy phần lí thuyết, phần luyện tập thực hành . Do đó vấn đề quan trọng là làm sao để các kĩ thuật này phù hợp với nội dung bài học cũng nhƣ tiến trình của bài dạy - học trên lớp.

Với hai bài học trên, chúng tôi thể nghiệm bài (1) Hành động nói: phần kĩ thuật các mảnh ghép tập trung khai thác mảng lí thuyết, phần luyện tập thực hành chúng tôi mạnh dạn ápdụng kĩ thuật khăn phủ bàn. Sử dụng hai kĩ thuật trờn trong một bài học nhằm mục đích tránh gây sự nhàm chán, tăng sự hƣng phấn học tập ở ngƣời học.

Bài (2) Hội thoại (tiếp theo), luận văn sử dụng kĩ thuật KWL vào giảng dạy phần lí thuyết giúp ngƣời học có điều kiện bộc lộ hết năng khiếu riêng của mình, phần luyện tập của bài sử dụng kĩ thuật các mảnh ghép .

Tuy nhiên đây là phƣơng pháp mới, đƣợc áp dụng trong dạy học, do đó trƣớc khi vào dạy thử nghiệm, chúng tôi sẽ làm việc với HS, giải thích cho các em hiểu sử dụng các kĩ thuật thuật này ra sao, công dụng của nó thế nào nhằm tránh gây bất ngờ dẫn đến lộn xộn trong giờ học.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.4.1. Giáo án 1:

HÀNH ĐỘNG NÓI (Tiết 1)

(Thời gian 1 tiết)

A. Mục tiêu cần đạt

Qua bài giúp HS:

1.Kiến thức:

Giúp HS hiểu đƣợc khái niệm hành động nói, các kiểu hành động nói thƣờng gặp.

2.Kĩ năng

- Xác định đƣợc hành động nói trong các văn bản đã học và trong giao tiếp. - Tạo lập đƣợc hành động nói phù hợp với mục đích giao tiếp.

3. Thái độ

- Rèn HS có ý thức học tập .

B. Chuẩn bị

GV: Chuẩn bị bài soạn và phƣơng tiện dạy học (máy chiếu) HS: Chuẩn bị bài và soạn bài trƣớc khi đến lớp.

C. Hoạt động dạy - học.

1.Ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ (4phút)

H. Thế nào là câu phủ định ? Cho ví dụ . Chữa bài tập 4 (tr. 54)

3.Bài mới

Hoạt động 1: Giới thiệu bài

Mục đích: Tạo tâm thế và định hướng chú ý của hs. Phương pháp: Thuyết trình.

Thời gian: 2phút.

Hoạt động 2: Tìm hiểu hành động nói.

Mục tiêu: Hình thành cho học sinh khái niệm hành động nói.

Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, kĩ thuật động não, kĩ thuật các mảnh ghép. Thời gian: 9phút.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

GV làm việc chung với cả lớp, xác định nhiệm vụ, phân nhóm, đánh số thứ tự, hƣớng dẫn HS cách thực hiện hai giai đoạn của kĩ thuật.

Giai đoạn 1: “nhóm chuyên sâu”. GV đƣa lên máy chiếu ví

dụ trong sgk tr 62.

- GV đƣa câu hỏi lên máy chiếu. Các nhóm trao đổi, thảo luận theo yêu cầu của nhóm mình.Thời gian thảo luận là 3 phút.

+ Nhóm 1,2:Cho biết mục đích chính trong lời nói của lí Thông và Thạch Sanh? Câu nào thể hiện rõ nhất mục đích ấy ?

HS: Nhằm đẩyThạch Sanh đi để mình đƣợc hƣởng công giết chằn tinh: “Thôi bây giờ nhân trời chưa sáng em hãy trốn ngay đi

+ Nhóm 3,4: Lí Thông có đạt đƣợc mục đích đó không ? Chi tiết nào nói rõ điều đó ?

HS: Lí Thông có đạt đƣợc mục đích của mình. Vì Thach Sanh sau khi nghe Lí Thông nói vội vã từ giã mẹ con Lí Thông, trở về túp lều cũ dưới gốc đa, kiếm củi nuôi thân. + Nhóm 5: Lí Thông đã thực hiện mục đích của mình bằng phƣơng tiện gì?

HS: Lí Thông thực hiện mục đích của mình bằng lời nói. + Nhóm 6,7: Nếu hiểu hành động là việc làm cụ thể của con ngƣời nhằm mục đích nhất định thì việc làm của Lí Thông có phải là hành động không ? Vì sao ?

HS: Việc làm của Lí Thông là một hành động, vì nó là một việc làm có mục đích. Lí Thông đã dùng lời nói để đạt đƣợc mục đích của mình.

- Trong thời gian các nhóm thảo luận GV quan sát các nhóm và trợ giúp (nếu cần).

Giai đoạn 2:“nhóm mảnh ghép”. Gồm đủ các thành viên

của nhóm chuyên sâu. Thời gian thực hiện 4 phút. - GV đƣa lên máy chiếu nhiệm vụ của các nhóm:

I.Hành động nói là gì?

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Qua tìm hiểu ví dụ, em hiểu thế nào là hành động nói ? Nêu và phân tích ví dụ minh hoạ.

HS: các nhóm chia sẻ kết quả thu đƣợc của nhóm mình với nhóm mới. Sau đó thực hiện nhiệm vụ mới của nhóm.

- Đại diện trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét - kết luận.

GV yêu cầu 2 HS đọc ghi nhớ (SGK - Tr 62)

GV: Giá trị của hành động nói chính là hành động tạo lời có mục đích. Do đó, trong hoàn cảnh nói năng cụ thể, muốn có hiệu quả trong giao tiếp ta phải biết sử dụng hành động nói thích hợp tức là phải biết chọn phƣơng tiện và nội dung diễn đạt thích hợp với khả năng tiếp nhận và suy đoạn của ngƣời nghe. 2. Kết luận ( ghi nhớ 1) - Hành động nói là hành động đƣợc thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định.

Hoạt động 3: Tìm hiểu một số kiểu hành động nói thƣờng gặp

Mục tiêu: Học sinh nắm được một số kiểu hành động nói thường gặp

Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, kĩ thuật động não, kĩ thuật các mảnh ghép. Thời gian: 9phút

Hoạt động của giáo viên - học sinh Nội dung cần đạt

Giai đoạn 1:“ nhóm chuyên sâu”. Thời gian thực hiện 3

phút.

GV đƣa ngữ liệu ở mục I và 2.II lên máy chiếu. GV yêu cầu thực hiện hoạt động nhóm nhƣ phần I.

Nhóm 1,2: Ngoài những câu đã phân tích ở mục I, cho biết

mục đích chính trong mỗi lời nói của Lí Thông với Thạch Sanh .

HS: Mỗi câu trong lời nói của Lí Thông đều nhằm mục đích riêng: câu (1) - trình bày, câu (2) - đe doạ, câu 4 - hứa hẹn.

Nhóm 3,4: Chỉ ra hành động nói trong đoạn 2.II và cho biết

mục đích chính của mỗi hành động .

HS: Mỗi câu trong lời nói của cái Tí và của chị Dậu, đều có mục đích - HS liệt kê.

II.Một số kiểu hành động nói thƣờng

gặp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Lời của cái Tí: để hỏi hoặc bộc lộ cảm xúc. + Lời của chi Dậu: Tuyên bố hoặc báo tin.

Nhóm 5: Chỉ ra hành động nói trong đoạn trích sau ? Mục

đích của mỗi hành động đó ? (GV đƣa lên máy chiếu)

Sao cụ lo xa quá thế ? Cụ còn khoẻ lắm, chưa chết đâu mà sợ ! Cụ cứ để tiền ấy mà ăn, lúc chết hãy hay ! Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiền để lại ?

HS: Câu (1) dùng để hỏi, câu (2) - trình bày, câu (3) - điều khiển, câu (4) - điều khiển.

Nhóm 6,7: Chỉ ra hành động nói và cho biết mục đích của

chúng.(GV đƣa ngữ liệu lên máy chiếu)

“Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn:

- Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh một lúc,ông tha cho ! - Tha này ! Tha này !

Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu.

Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại:

- Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ !

- Cai lệ tát vào mặt chị Dậu một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu.

Chị Dậu nghiến hai hàm răng:

- Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem !”

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

HS: Hành động van lơn: “Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh một lúc, ông tha cho !”

Hành động yêu cầu: “Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ !”

Hành động thách thức: “Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem !”

Giai đoạn 2:“nhóm mảnh ghép’’. Hoạt động trong 5 phút

- GV nêu yêu cầu:

2. Kết luận( ghi nhớ 2)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Dựa vào đâu để đặt tên cho hành động nói ?

+ Qua phân tích các ví dụ ở phần I và II, em hãy liệt kê các hành động nói mà em biết ? Cho và phân tích ví dụ minh hoạ?

HS: Chia sẻ kết quả của giai đoạn 1và thảo luận, trả lời câu hỏi giai đoạn 2.

HS: + Đại diện một nhóm trả lời.

+ Các nhóm khác bổ sung, nhận xét. GV chính xác hoá

- HS nghe, ghi chép.

- Các nhóm chấm điểm cho nhau.

GV yêu cầu 2 HS đọc to phần ghi nhớ (SGK-Tr 63)

- Dựa vào mục đích của hành động nói để đặt tên. - Các kiểu hành động nói thƣờng gặp: hỏi, trình bày (báo tin, kể, tả, nêu ý kiến, dự đoán ...), điều khiển (cầu khiến, đe doạ, thách thức ...), hứa hẹn, bộc lộ cảm xúc.

Hoạt động 4: Luyện tập

Mục tiêu: Nâng cao kiến thức lí thuyết và rèn luyện kĩ năng thực hành Phương pháp: Vấn đáp, phân tích, kĩ thuật khăn phủ bàn.

Thời gian: 18phút.

Hoạt động của giáo viên - học sinh Nội dung cần đạt

GV sử dụng máy chiếu để đƣa nhiệm vụ của các nhóm lên. GV chia HS làm 7 nhóm.Các nhóm bầu nhóm trƣởng, thƣ kí. Giao cho mỗi nhóm một tờ giấy A0 (hoặc bảng phụ)

Mỗi nhóm làm một bài tập. Làm việc cá nhân 3 phút. Trên cơ sở ý kiến cá nhân, trƣởng nhóm điều khiển hoạt động nhóm trong 5 phút và ghi vào ô dành cho ý kiến chung .

- Nhóm 1,2: Trần Quốc Tuấn viết Hịch tƣớng sĩ nhằm mục

đích gì? Hãy xác định mục đích của hành động nói thể hiện ở một câu trong bài hịch và vai trò của câu ấy đối với việc thực hiện lợi ích chung.

HS: + Mục đích khích lệ tƣớng sĩ học tập Binh thư yếu lược

do ông soạn ra và khích lệ lòng yêu nƣớc của tƣớng sĩ. + Câu thể hiện mục đích của hành động nói: “Nếu các ngươi biết chuyên tập sách này, theo lời dạy bảo của ta, thì

III. Luyện tập

1. Bài tập 1

Trần Quốc Tuấn viết Hịch tƣớng sĩ nhằm mục đích khích lệ tƣớng sĩ học tập

Binh thư yếu lược do ông soạn ra và khích lệ lòng yêu nƣớc của tƣớng sĩ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn mới phải đạo thần chủ; nhược bằng khinh bỏ sách này, trái

lời dạy bảo của ta, tức là kẻ nghịch thù”.

- Bài tập 2: Chỉ ra hành động nói và mục đích của mỗi hành động nói trong các đoạn trích

. - Nhóm 3,4: Làm ý(a) bài tập 2. Sau đây là một số hành

động nói tiêu biểu.

HS: + Câu đƣợc dùng để hỏi: “Bác trai đó khá rồi chứ?”

+ Câu đƣợc dùng để điều khiển: “Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn”.

+ Câu đƣợc dùng để hứa hẹn: “Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ’’.

+ Câu đƣợc dùng để trình bày: “Nhưng để cháo nguội, cháu cho nhà cháu ăn lấy vài húp cái đã”.

+ Câu đƣợc dùng để bộc lộ cảm xúc: “Nhịn suông từ sáng hôm qua tới giờ còn gì”

- Nhóm 5: Làm ý (b) bài tập 2.

HS: + Câu đƣợc dùng để trình bày: “Lê Thận nâng gươm lên ngang đầu nói với Lê Lợi”.

+ Câu đƣợc dùng để tuyên bố: “Đây là Trời có ý phó thác cho minh cụng làm việc lớn’’.

+ Câu đƣợc dùng để hứa hẹn: “Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm thần này để bảo đền Tổ quốc!

- Nhóm 6: Làm ý (c) bài tập 2.

HS:+ Câu đƣợc dùng để trình bày: “Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi lão bảo ngay”; “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra ”; “Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít”.; “Lão hu hu khóc”; “Nó thấy tôi gọi thì nó chạy ngay về, vẫy đuôi mừng”; “Tôi cho nó ăn cơm”; “Nó đang ăn thì thằng mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược nó

2. Bài tập 2: Mỗi câu diễn đạt một hành động nói. a. Câu đƣợc dùng để hỏi, trình bày, điều khiển, bộc lộ cảm xúc ... b. Câu đƣợc dùng để trình bày, tuyên bố, hứa hẹn. c. Câu đƣợc dùng để trình bày, báo tin, hỏi, bộc lộ cảm xúc, kể, tả.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn lên”.

+ Câu đƣợc dùng để báo tin: “Cậu Vàng đi đời rồi, ụng giáo ạ!”

+ Câu đƣợc dùng để hỏi: “Cụ bán rồi?”; “Thế nó cho bắt à?’’

+ Câu đƣợc dùng để bộc lộ cảm xúc: “Khốn nạn ... Ông giáo ơi ’’ ; Nó có biết gì đâu ! ’’

+ Câu đƣợc dùng để tả, kể: “Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng’’

- Nhóm 7: Làm bài tập 3.

-HS: + Hành động điều khiển: “Anh hứa với em không bao giờ để chúng ngồi cách xa nhau’’ ; Anh hứa đi ’’

+ Hành động hứa hẹn: “Anh xin hứa’’.

- Hết thời gian quy định, GV yêu cầu các nhóm treo hoặc đính sản phẩm của nhóm lên bảng.

- Đại diện mỗi nhóm trình bày.

- Các thành viên của nhóm (ở dƣới) có ý kiến bổ sung (nếu có).

- Các nhóm khác nhận xét, đóng góp ý kiến bổ sung.

- GV đƣa ra lời nhận xét của mình sau mỗi bài của HS ( HS kết hợp nghe - ghi tóm tắt câu trả lời (nếu cần)).

- Các nhóm tự chấm điểm cho nhau

GV yêu cầu HS làm việc cá nhân: Viết một đoạn văn ngắn, trong đó có sử dụng hành động nói. - HS trình bày - nhận xét. - GV bổ sung. 3.Bài tập 3: Xác địng kiểu hành động nói. 4. Bài tập 4: Viết đoạn văn ngắn, có sử dụng hành động nói. D. Củng cố - dặn dò ( 3phút) H.Đọc lại 2 ghi nhớ sgk?

- Khen ngợi, tuyên dƣơng những nhóm học sôi nổi và có nhiều câu trả lời đúng, nhắc nhở HS chƣa chú ý (nếu có)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Chuẩn bị bài tiếp: Chƣơng trình địa phƣơng

Bài kiểm tra 15 phút

Hai câu sau đây trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ:

- Thầy em hãy cố ngồi dậy hớp ít cháo cho đỡ sót ruột.

- Không hơi đâu mà nói với nó, trói cổ thằng chồng nó lại, điệu ra đình kia.

Có ngƣời cho rằng đó là hai hành động nói khác nhau, có ngƣời lại cho đó là hai hành động nói giống nhau. Ý kiến của em thế nào?

3.4.2. Giáo án 2

HỘI THOẠI (Tiếp theo)

(Thời gian: 1 tiết)

A. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức

Qua bài giúp HS nắm đƣợc: - Khái niệm lƣợt lời.

- Việc lựa chọn lƣợt lời góp phần thể hiện thái độ và phép lịch sự trong giao tiếp.

2. Kĩ năng

- Xác định các lƣợt lời trong các cuộc thoại. - Sử dụng đúng lƣợt lời trong giao tiếp.

3. Thái độ

- Có ý thức hơn trong giao tiếp với ngƣời khác.

B. Chuẩn bị

GV: Chuẩn bị bài soạn và phƣơng tiện dạy học (máy chiếu), phiếu học tập. HS: Chuẩn bị bài soạn trƣớc khi đến lớp.

C. Hoạt động dạy - học

1.Ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ (4phút)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu Sử dụng kỹ thuật KWL, khăn phủ bàn và các mảnh ghép trong dạy học phân môn tiếng việt lớp 8 (Trang 75 - 89)