Quy trình sử dụng kĩ thuật khăn phủ bàn vào các kiểu bài học phân môn

Một phần của tài liệu Sử dụng kỹ thuật KWL, khăn phủ bàn và các mảnh ghép trong dạy học phân môn tiếng việt lớp 8 (Trang 48 - 102)

7. Bố cục của luận văn

2.2.2. Quy trình sử dụng kĩ thuật khăn phủ bàn vào các kiểu bài học phân môn

Việt

Kĩ thuật dạy học dù có hay đến đâu nhƣng ngƣời dạy không biết sử dụng hay sử dụng không đúng cách sẽ đem lại kết quả không nhƣ mong muốn. Do vậy, muốn sử dụng tốt, đem lại hiệu quả cao, ngƣời dạy học phải là ngƣời hiểu và nắm chắc quy chế hoạt động của nó, để từ đó sử dụng tốt trong dạy học nói chung, dạy học phân môn Tiếng Việt 8 nói riêng. Kĩ thuật “Khăn phủ bàn” cũng không nằm ngoài quy luật đó.

Sau khi học xong phần lí thuyết, GV dẫn dắt HS chuyển sang công đoạn tiếp theo, đó là phần thực hành luyện tập.

Sử dụng kĩ thuật khăn phủ bàn vào phần thực hành luyện tập, đƣợc thực hiện theo các bƣớc sau:

Bước 1: GV chia HS thành các nhóm (4 em hoặc nhiều hơn). Mỗi nhóm tự bầu trƣởng nhóm và thƣ kí.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Bước 2: GV phát cho mỗi nhóm một tờ giấy A0 hoặc bảng phụ .

Bước 3: GV phân việc cụ thể cho từng nhóm. Đồng thời quy định thời gian làm việc cá nhân và thời gian hoạt động nhóm.

Bước 4: HS tập trung suy nghĩ làm việc cá nhân và trả lời theo cách hiểu của riêng mình ghi phần giấy của mình trên tờ A0 hoặc bảng phụ (nếu tập thể nhóm đông, HS có thể ghi câu trả lời vào giấy mình đã chuẩn bị sẵn và đính vào phần ô dành cho cá nhân).

Bước 5: Các thành viên trong từng nhóm thảo luận câu trả lời của nhóm mình. Trƣởng nhóm điều khiển, nhắc nhở, đôn đốc công việc, tiến độ của nhóm.

Thƣ kí viết lại ý kiến đã thống nhất chung của các thành viên trong nhóm lên phần giữa tờ giấy A0 hoặc bảng phụ.

Bước 6: HS treo hoặc đính sản phẩm của mình lên bảng. Các nhóm lần lƣợt cử đại diện lên trình bày, các thành viên khác của nhóm bổ sung thêm (nếu có). Các nhóm khác bổ sung, sửa chữa hoặc sửa lỗi sai của bài nếu có.

Bước 7: GV nhận xét, khẳng định giúp HS hoàn thành bài tập đồng thời hƣớng dẫn HS những lƣu ý cần thiết cho mỗi kiểu bài. Cho HS bình bầu, khen, tuyên dƣơng các cá nhân, nhóm có nhiều đáp án hay, sáng tạo hoàn thành nhanh, trình bày đẹp, thuyết minh lôi cuốn ....

- HS kết hợp nghe, ghi chép khi có kết luận cuối cùng của GV.

Chẳng hạn: Phần luyện tập bài Tình thái từ (Ngữ văn 8, tập 1).Ở phần này có 5 bài tập.

- GV chia lớp làm 5 nhóm. Mỗi nhóm 6 HS (hoặc nhiểu hơn). Các nhóm bầu nhóm trƣởng và thƣ kí.

- Phát cho mỗi nhóm một tờ giấy A0 hoặc bảng phụ.

- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm. Thực hiện 2 phút làm việc cá nhân, 3 phút làm việc tập thể nhóm.

+ Nhóm 1: Bài tập 1.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Nhóm 3: Bài tập 3.

+ Nhóm 4: Bài tập 4.

+ Nhóm 5: Bài tập 5.

- Mỗi thành viên ở các nhóm cùng thực hiện một nhiệm vụ là trả lời yêu cầu mà bài đề ra và ghi kết quả trên phần khung của mình.

- Hết thời gian làm việc cá nhân, nhóm trƣởng yêu cầu các thành viên thảo luận, trên cơ sở kết quả của mỗi cá nhân, đi đến thống nhất, lấy ý kiến chung của nhóm và ghi vào ô ý kiến chung.

- Các nhóm đƣa tờ A0 hoặc bảng phụ đã làm phần bài tập của nhóm lên đính trên bảng. Từng nhóm trình bày kết quả. Các thành viên trong nhóm bổ sung (nếu có), các nhóm khác góp ý, nhận xét kết quả.

- GV đƣa ra ý kiến nhận xét về kết quả bài làm của từng nhóm, những lƣu ý cần thiết cho từng dạng bài (nếu có)

- HS kết hợp nghe và tự ghi những ý cơ bản sau phần nhận xét, kết luận của GV ở mỗi bài.

2.2.3.Một số ví dụ minh họa

Những điều lí luận nói trên đƣợc cụ thể hóa ở ví dụ sau:

Ví dụ 1: Phần III - Luyện tập, bài Tình thái từ (Ngữ văn 8, tập I).

Phần III có 5 bài tập, tuy nhiên GV không nhất thiết yêu cầu HS làm tất cả các ý có trong bài. Có những bài HS làm một phần nào đó, ý còn lại giao cho các em về nhà làm.

Bước 1: GV chia lớp làm 5 nhóm. Mỗi nhóm có từ 4 em trở lên (tùy theo sĩ số của lớp). Các nhóm tự bầu trƣởng nhóm và thƣ kí.

Bước 2: GV phát cho mỗi nhóm một tờ giấy A0 hoặc bảng phụ .

Bước 3: GV đƣa ra nhiệm vụ cho các nhóm (đây là những bài đã có trong SGK nên GV yêu cầu các em không chép lại đề) . Mỗi nhóm thực hiện làm việc cá nhân trong 2 phút, sau đó hoạt động nhóm trong 3 phút:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong các câu dƣới đây, từ nào (trong các từ in đậm) là tình thái từ, từ nào không phải là tình thái từ ?

a)Em thích trƣờng nào thì thi vào trƣờng ấy. b)Nhanh lên nào, anh em ơi!

c)Làm nhƣ thế mới đúng chứ!

d)Tôi đã khuyên bảo nó nhiều lần rồi chứ có phải không đâu. e)Cứu tôi với!

f) Nó đi chơi với bạn từ sáng.

+ HS không cần chép lại đề, chỉ cần ghi đáp án.

Đây là bài tập nhận biết, phân biệt tình thái từ với các từ đồng âm. Trên cơ sở các ý làm ở lớp, GV yêu cầu HS về làm các ý còn lại của bài.

- Nhóm 2: Bài tập 2

Giải thích ý nghĩa của các tình thái từ in đậm trong những câu dƣới đây: a) Bà lão láng giềng lại lật đật chạy sang:

- Bác trai đã khá rồi chứ?

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn) b)Con chó là của cháu nó mua đấy chứ! ... Nó mua về nuôi, định để đến lức cƣới vợ thì giết thịt ....

(Nam Cao, Lão Hạc) c) Một ngƣời nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm láng giềng ... Con ngƣời đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tƣ để có ăn ƣ?

(Nam Cao, Lão Hạc) d)Bỗng Thủy lại xịu mặt xuống:

- Sao bố mãi không về nhỉ? Nhƣ vậy là em không đƣợc chào bố trƣớc khi đi. (Khánh Hoài, Cuộc chia tay của những con búp bê) e)Cô giáo Tâm gỡ tay Thủy, đi lại phía bục, mở cặp lấy một quyển sổ cùng với chiếc bút máy vàng đƣa cho em tôi và nói:

- Cô tặng em. Về trƣờng mới, em cố gắng học tập nhé!

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Nhóm 3: Bài tập 3

Đặt câu với các tình thái từ mà, đấy, chứ lị, thôi, cơ, vậy.

- Nhóm 4: Đặt câu hỏi có dùng các tình thái từ nghi vấn phù hợp với

những quan hệ từ xã hội sau đây:

+ Học sinh với thầy giáo hoặc cô giáo; + Bạn nam với bạn nữ cùng lứa tuổi; + Con với bố mẹ hoặc chú, bác, cô, dì.

- Nhóm 5: Tìm một số tình thái từ trong tiếng địa phƣơng em hoặc

tiếng địa phƣơng khác mà em biết.

Bước 4: HS tập trung suy nghĩ làm việc cá nhân và trả lời theo cách hiểu của riêng mình ghi phần giấy của mình trên tờ A0 hoặc bảng phụ (nếu tập thể nhóm đông, HS có thể ghi câu trả lời vào giấy mình đã chuẩn bị sẵn và đính vào phần ô dành cho cá nhân).

Bước 5: Các thành viên trong từng nhóm thảo luận câu trả lời của nhóm mình. Trƣởng nhóm điều khiển, nhắc nhở, đôn đốc công việc, tiến độ của nhóm.

Thƣ kí viết lại ý kiến đã thống nhất chung của các thành viên trong nhóm lên phần giữa tờ giấy A0 hoặc bảng phụ.

Bước 6: HS treo hoặc dán sản phẩm của mình lên bảng.

- Các nhóm lần lƣợt cử đại diện lên trình bày (thuyết trình) nội dung câu trả lời trên cơ sở phần thống nhất ý kiến chung.

- Các thành viên khác của nhóm bổ sung thêm (nếu có)

- Các nhóm khác bổ sung, sửa chữa hoặc sửa lỗi sai của nhóm bạn.

Bước 7: Sau mỗi bài GV đƣa ra lời góp ý, nhận xét để đi đến kết luận cho từng bài.

GV lưu ý:

Bài tập 1: Đây là kiểu bài nhận biết tình thái từ, cần phân biệt tình thái từ với các từ đồng âm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Ý (h),(i) về nhà tự làm.

Bài tập 2: ý (g), (h) về nhà tự làm.

Bài tập 3: Nên phân biệt rõ tình thái từ với quan hệ từ , tình thái từ đấy

với chỉ từ đấy, tình thái từ thôi với động từ thôi, tình thái từ vậy với đại từ vậy. Bài tập 4: Trong câu hỏi cần xác định hai thành phần ý nghĩa:

- Nội dung việc muốn hỏi.

- Ý hỏi và sự thể hiện quan hệ giữa ngƣời hỏi với ngƣời tiếp nhận câu hỏi. Bài tập 5: Đối chiếu tình thái từ toàn dân với tình thái từ địa phƣơng để tìm. Cho HS bình bầu, khen, tuyên dƣơng các cá nhân, nhóm có nhiều đáp án hay, sáng tạo hoàn thành nhanh, trình bày đẹp, thuyết minh lôi cuốn ....

HS kết hợp nghe, ghi chép khi có kết luận cuối cùng của GV.

Ví dụ 2: Phần II - Luyện tập, bài Nói quá (Ngữ văn 8, tập I)

Bước 1: GV chia HS thành 5 nhóm, mỗi nhóm 4 - 8 em (hoặc nhiều hơn). Mỗi nhóm tự bầu trƣởng nhóm và thƣ kí.

Bước 2: GV phát cho mỗi nhóm một tờ giấy A0 hoặc bảng phụ .

Bước 3: GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm. Mỗi nhóm làm việc cá nhân 2 phút, hoạt động nhóm 3 phút.

Nhóm 1: Bài tập 1

- Tìm biện pháp nói quá và giải thích ý nghĩa của chúng trong các ví dụ sau:

a) Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức ngƣời sỏi đá cũng thành cơm

(Hoàng Trung Thông, Bài ca vỡ đất) b) Anh cứ yên tâm, vết thƣơng chỉ sƣớt da thôi. Từ giờ đến sáng em có thể đi lên đến tận trời đƣợc.

(Nguyễn Minh Châu, Mảnh trăng cuối rừng) c) [ ...] Cái cụ bá thét ra lửa ấy lại xử nhũn nhặn mời hắn vào nhà xơi nƣớc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nhóm 2: Bài tập 2

Điền các thành ngữ sau đây vào chỗ trống / .../ để tạo biện pháp tu từ nói quá: bầm gan tím ruột, chó ăn đá gà ăn sỏi, nở từng khúc ruột, ruột để ngoài da, vắt chân lên cổ.

a) Ở nơi / .../ thế này, cỏ không mọc nổi nữa là trồng rau, trồng cà. b) Nhìn thấy tội ác của giặc, ai ai cũng / .../

c) Cô Nam tính tình xởi lởi, / .../

d) Lời khen của cô giáo làm cho nó / .../ e) Bọn giặc hoảng hồn / .../ mà chạy.

Nhóm 3: Bài tập 3

Đặt câu với các thành ngữ dùng biện pháp nói quá sau đây: nghiêng nƣớc nghiêng thành, dời non lấp biển, lấp biển vá trời, mình đồng da sắt, nghĩ nát óc.

Nhóm 4: Bài tập 4

Tìm năm thành ngữ so sánh có dùng biện pháp nói quá.

Nhóm 5: Bài tập 6.

Bước 4: HS làm việc cá nhân suy nghĩ và trả lời trên phần giấy dành cho cá nhân trong 2 phút.

Bước 5: Các thành viên trong từng nhóm thảo luận câu trả lời của nhóm mình trong 3 phút. Trƣởng nhóm điều khiển, nhắc nhở, đôn đốc công việc, tiến độ của nhóm.

Thƣ kí viết lại ý kiến đã thống nhất chung của các thành viên trong nhóm lên phần giữa tờ giấy A0 hoặc bảng phụ.

Bước 6: HS lần lƣợt treo hoặc dán sản phẩm của mình lên bảng.

- Các nhóm lần lƣợt cử đại diện lên trình bày nội dung của nhóm

- Các thành viên khác của nhóm bổ sung thêm (nếu có),

- Các nhóm khác bổ sung, sửa chữa hoặc sửa lỗi sai của bài (nếu có).

Bước 7: GV nhận xét, khẳng định giúp HS hoàn thành bài tập. GV lƣu ý

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bài tập 6 là bài khó, GV cần giải thích kĩ khắc sâu hơn cho HS hiểu (kể cả khi HS đã làm đúng).

- HS nghe, phát biểu (nếu có) kết hợp với ghi.

Bài tập 5: Đây là bài sáng tạo hoàn toàn, cần phải có cảm xúc khi viết, do đó GV cho HS hoạt động cá nhân.

GV yêu cầu HS thực hiện trong 5 phút, sau đó gọi một vài em trình bày. GV cùng HS nhận xét.

Kết thúc phần làm bài tập, GV nhận xét, tuyên dƣơng những HS có nhiều cố gắng trong giờ, những em có câu trả lời hay.

2.3. Sử dụng kĩ thuật các mảnh ghép

2.3.1. Khả năng sử dụng kĩ thuật các mảnh ghép vào các kiểu bài học phân môn Tiếng Việt

Mỗi một kĩ thuật dạy học có một thế mạnh riêng. Với kĩ thuật "KWL" có thế mạnh hình thành bài mới, " Khăn phủ bàn" áp dụng vào việc giải quyết các bài tập, còn kĩ thuật " Các mảnh ghép" qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy, nó có sức mạnh tổng hợp vừa có thể áp dụng vào việc hình thành kiến thức mới vừa có thể áp dụng vào thực hành làm các bài tập.

Phần lí thuyết tiếng Việt hầu hết các bài học đều đi theo trình tự sau:

Bước 1: Đƣa ra ví dụ làm ngữ liệu để phân tích. Ngữ liệu thƣờng đƣợc trích dẫn từ các văn bản đã học trong giờ tìm hiểu văn bản, hoặc các câu văn câu thơ ngắn dễ nhớ, dễ hiểu. Đây cũng là một dấu hiệu cho ta thấy tính tích hợp của sách giáo khoa Ngữ văn THCS hiện nay.

Bước 2: Từ ngữ liệu đã cho, có các câu hỏi phân tích, tìm hiểu các khía cạnh theo một hƣớng hay nhiều hƣớng, điều đó tuỳ thuộc vào mục đích hƣớng tới của bài học.

Bước 3: Kết luận khoa học đƣợc rút ra từ việc trả lời, phân tích các câu hỏi mang tính định hƣớng trên.

Kĩ thuật các mảnh ghép với những ƣu điểm của nó, sử dụng vào thực hành làm các bài tập là cần thiết. Bởi, khi sử dụng kĩ thuật này, sẽ giúp cho HS trong một thời gian nhất định có thể làm đƣợc nhiều bài tập. Thông qua hai giai

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đoạn mà ngƣời học đƣợc đƣợc nghe, đƣợc trực tiếp thực hành làm các bài tập, từ đó lí thuyết càng đƣợc củng cố và khắc sâu hơn.

2.3.2. Quy trình sử dụng kĩ thuật các mảnh ghép vào các kiểu bài học phân môn Tiếng Việt.

Kĩ thuật "Các mảnh ghép" cũng giống nhƣ kĩ thuật " Khăn phủ bàn" về bản chất là hoạt động nhóm. Tuy nhiên, quy trình sử dụng chúng lại khác nhau, nếu nhƣ kĩ thuật " Khăn phủ bàn" mỗi cá nhân làm việc độc lập và ghi vào phần ô của mình trƣớc khi thảo luận thống nhất ý kiến chung thì kĩ thuật " Các mảnh ghép" lại yêu cầu ngƣời học phải trải qua hai giai đoạn của kĩ thuật

Giai đoạn 1: Nhóm chuyên sâu

- GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm từ 3 - 6 em/ nhóm (hoặc nhiều hơn) - Mỗi nhóm đƣợc giao một nhiệm vụ tìm hiểu/ nghiên cứu, thảo luận trao đổi ý kiến trong một thời gian nhất định (do GV quy định trong một khoảng thời gian cho tất cả các nhóm). Kết thúc quá trình thảo luận, đảm bảo mỗi thành viên của nhóm đều hiểu, nắm chắc và hoàn toàn có khả năng trình bày lại đƣợc với các bạn ở nhóm khác nghe, hiểu nội dung mà nhóm thảo luận.

Khi phân nhóm GV lƣu ý cần nắm bắt đƣợc trình độ của HS, thái độ, năng lực, để đảm bảo mỗi nhóm đều có HS giỏi, khá, trung bình, yếu. Hoặc có sự phân loại đối tƣợng HS để tổ chức với mức độ yêu cầu khác nhau, tránh giao nhiệm vụ quá sức đối bản thân.

Giai đoạn 2: Nhóm mảnh ghép

GV yêu cầu các thành viên của mỗi nhóm ở giai đoạn 1 về một nhóm mới, gọi là " nhóm mảnh ghép". Các thành viên ở nhóm mới lần lƣợt trình bày, chia sẻ kết quả tìm hiểu của nhóm mình ở giai đoạn 1. Đảm bảo các thành viên của "nhóm

Một phần của tài liệu Sử dụng kỹ thuật KWL, khăn phủ bàn và các mảnh ghép trong dạy học phân môn tiếng việt lớp 8 (Trang 48 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)