Tác dụng của việc sử dụng kĩ thuật: KWL, khăn phủ bàn và các mảnh ghép

Một phần của tài liệu Sử dụng kỹ thuật KWL, khăn phủ bàn và các mảnh ghép trong dạy học phân môn tiếng việt lớp 8 (Trang 27 - 30)

7. Bố cục của luận văn

1.1.4.Tác dụng của việc sử dụng kĩ thuật: KWL, khăn phủ bàn và các mảnh ghép

Sử dụng các kĩ thuật dạy học trên giúp cho học sinh có ý thức cộng tác, năng lực làm việc theo nhóm. Hoạt động nhóm có vai trò rất quan trọng đối với HS cả về mặt xã hội và giáo dục.

Về mặt xã hội, hoạt động nhóm giúp cho HS phát triển các kỹ năng giao tiếp cá nhân nhƣ nghe, nói, tranh luận và lãnh đạo; rèn luyện cho ngƣời học khả năng hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau, năng lực lãnh đạo; bày tỏ ý kiến riêng một cách tự tin hơn. Qua hoạt động nhóm, HS đƣợc rèn luyện ý thức tự giác, chủ động, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, khả năng đƣa ra quyết định, tăng cƣờng trách nhiệm cá nhân trong tập thể, thói quen biết lắng nghe ý kiến ngƣời khác. Đây là một trong những kĩ năng rất cần thiết cho mỗi con ngƣời trong cuộc sống, lao động, trong bối cảnh giao lƣu, hội nhập quốc tế . Đặc biệt bƣớc sang thế kỉ XXI, nhu cầu hợp tác giữa các công ty, các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia đối với tất cả các nƣớc trên thế giới là một nhu cầu bức thiết. Một xã hội không thể tồn tại khi đứng đơn lẻ một mình, không có sự hợp tác giữa các thành viên trong đó.

Về mặt giáo dục, hoạt động nhóm có vai trò rất quan trọng, là môi trƣờng để HS lĩnh hội tri thức, phát triển trí tuệ, nhân cách. Giúp ngƣời học phát triển những kỹ năng trí tuệ bậc cao nhƣ suy luận và giải quyết vấn đề; đƣợc biết đến nhiều câu trả lời, nhiều giải pháp quan điểm khác nhau cho cùng một vấn đề, từ đó tƣ duy độc lập đƣợc bộc lộ, phát huy. Trong học tập phải có sự kết hợp giữa trí tuệ cá nhân và tập thể, nhóm học tập là nơi hội tụ và phát triển tiềm năng của mọi cá nhân. Nhờ hoạt động nhóm mà ngƣời học đƣợc giao tiếp, trao đổi, là môi trƣờng để cọ sát về mức độ tiếp nhận tri thức, so sánh đối chiếu với bạn bè về trình độ kiến thức, phƣơng pháp học tập, từ đó hình thành năng lực tự đánh giá, có ý chí vƣơn lên trong học tập. Bên cạnh ấy, hoạt động nhóm dựa trên nguyên tắc dân chủ và tƣơng hỗ, do đó mà học sinh từ khá giỏi, trung bình, yếu kém đều có thể tham gia. Nhờ hoạt động nhóm mối quan hệ tƣơng tác giữa thầy và trò, đặc biệt giữa trò với trò, trò với tri thức đƣợc phát huy rõ rệt. Qua hoạt động nhóm, giáo viên có cơ hội quan sát, lắng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nghe, những thông tin phản hồi về ngƣời học để từ đó có những điều chỉnh trong phƣơng pháp giảng dạy của mình nhằm đạt hiệu quả cao.

Vì vậy năng lực hợp tác phải trở thành mục tiêu giáo dục lớn. Điều đó cho thấy, nền giáo dục đang hƣớng tới là hƣớng ngƣời học đến các mối quan hệ xã hội và năng lực hợp tác của họ.

Hiện nay phần lớn HS vẫn còn học tập thụ động, chƣa có thói quen tự giác nghiên cứu tìm hiểu học tập. Bên cạnh đó, một bộ phận GV vẫn còn giảng dạy nặng về phƣơng pháp cũ, truyền đạt một chiều, thiếu sự trao đổi với HS, cũng nhƣ giữa HS với nhau. Sử dụng kĩ thuật KWL, khăn phủ bàn, và các mảnh ghép trong giảng dạy sẽ khắc phục đƣợc các nhƣợc điểm trên:

Kĩ thuật KWL có thể sử dụng trong các chủ đề/ bài học với các mức độ và

nội dung khác nhau.

Sử dụng kĩ thuật KWL sẽ phát huy tác dụng là giúp cho HS xác định nhiệm vụ, động cơ, ý thức, tự giác học tập, biết đánh giá nhìn lại quá trình học tập của mình, từ đó điều chỉnh cách học.

Chẳng hạn, sau khi học xong bài học, HS thấy khó khăn khi điền kết quả thu đƣợc vào cột “Điều đã học đƣợc” có nghĩa là HS đó chƣa hiểu bài. Điều này sẽ giúp HS tự nhìn nhận điều chỉnh hoặc nghiên cứu lại tài liệu hay cần đề nghị GV hỗ trợ để bổ xung những kiến thức còn thiếu, chƣa hiểu hoặc hiểu chƣa rõ. Đồng thời qua đó GV cũng đánh giá đƣợc kết quả giờ của mình để điều chỉnh cách dạy. Và nhƣ thế kiến thức đƣợc hình thành ở HS sẽ bền vững, kết quả học tập đƣợc nâng cao bởi lẽ cả ngƣời học, ngƣời dạy đều nhìn lại đều nhìn lại quá trình thông qua kết quả học tập ngay sau mỗi nội dung/ hoạt động/ bài học mà không phải chờ đợi đến giờ kiểm tra HS mới nhìn thấy kết quả của mình, GV mới đánh giá đƣợc kết quả học tập của HS và cách dạy của mình.

Kĩ thuật khăn phủ bàn là một kĩ thuật dạy học đơn giản, dễ thực hiện, có

thể tổ chức trong tất cả các bài học, cấp học, giống nhƣ học theo nhóm. Tuy nhiên, kĩ thuật này khắc phục đƣợc những hạn chế của hoạt động nhóm. Trong hoạt động nhóm, nếu tổ chức không tốt đôi khi chỉ có các thành viên tích cực làm việc, còn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

một số thành viên thụ động thƣờng hay ỷ lại, trông chờ vào ngƣời khác. Do đó dẫn đến việc mất nhiều thời gian và hiệu quả học tập không cao.

Sử dụng kĩ thuật khăn phủ bàn, đòi hỏi tất cả các thành viên phải tích cực làm việc cá nhân, viết ra ý kiến của mình trƣớc khi thảo luận nhóm. Nhƣ vậy có sự kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm. Khi thảo luận, thƣờng có sự tham gia của tất cả các thành viên trong nhóm và các thành viên có cơ hội chia sẻ ý kiến, kinh nghiệm của mình, tự đánh giá và điều chỉnh nhận thức của mình một cách tích cực. HS đƣợc tiếp cận với nhiều giải pháp, suy nghĩ và quyết định mọi vấn đề. Chính sự kết hợp giữa làm việc cá nhân và làm việc theo nhóm tạo cơ hội nhiều hơn cho học tập có sự phân hoá. Tăng cƣờng sự hợp tác, giao tiếp, học cách chia sẻ kinh nghiệm và tôn trong lẫn nhau. Nhờ vậy mà không mất nhiều thời gian trong hoạt động nhóm, kết quả học tập đƣợc nâng cao.

Kĩ thuật các mảnh ghép đƣợc sử dụng trong dạy học phân môn Tiếng Việt

có một số tác dụng sau:

Thứ nhất, kĩ thuật mảnh ghép tạo ra sự hoạt động đa dạng, phong phú, HS đƣợc tham gia vào các hoạt động với các nhiệm vụ khác nhau và các mức độ yêu cầu khác nhau. HS đƣợc tự do trao đổi nên sẽ tạo nên bầu không khí tâm lý thoải mái, dễ chịu, không bị căng thẳng gò bó, các em cảm thấy tự tin phát biểu ý kiến của mình trƣớc nhóm. Kĩ thuật các mảnh ghép cũng giúp HS thoả mãn nhu cầu cá nhân, khuyến khích tối đa sự độc lập tự chủ, động cơ và hứng thú học tập, ngƣời học có thể đƣa ra các giải pháp, cách biểu đạt, bộc lộ năng lực của mình trong quá trình thực hiện yêu cầu của bài.

Thứ hai, kĩ thuật mảnh ghép đòi hỏi HS phải tích cực, nỗ lực tham gia và bị cuốn hút vào các hoạt động để hoàn thành vai trò, trách nhiệm của mỗi cá nhân. Các thành viên trong nhóm luôn quan tâm lẫn nhau, trao đổi, thảo luận, bổ xung cho nhau tạo ra mối quan hệ tƣơng hỗ, gắn kết và hợp tác giữa các thành viên trong nhóm triệt để nhất.

Thứ ba, HS luôn tích cực tìm tòi, phát hiện tri thức để giải quyết nhiệm vụ chung, muốn khẳng định vai trò, vị trí của mình trƣớc nhóm. Do đó, tính tích cực,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chủ động, sáng tạo và tinh thần trách nhiệm của ngƣời học càng đƣợc thể hiện và có cơ hội phát triển.

Thứ tư, tạo cơ hội cho HS rèn luyện khả năng ngôn ngữ, kĩ năng giao tiếp, khả năng lập luận, hợp tác, giải quyết vấn đề và tƣ duy logic mạch lạc khi trình bày trƣớc đám đông. Qua quá trình hoạt động nhóm, nó đã chứa đựng cơ chế tự sửa lỗi và HS dạy lẫn nhau. Thông qua trao đổi, tạo nên sức mạnh của từng cá nhân, từ đó dẫn đến sự hỗ trợ, hợp tác giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và hoà nhập cộng đồng. Kĩ thuật mảnh ghép sẽ tạo điều kiện cho HS gần gũi, hiểu nhau hơn, tập thể đoàn kết, gắn bó. Hoạt động giữa các mảnh ghép bao hàm chứa đựng trong nó là yếu tố cạnh tranh, đó là một động lực giúp các em tích cực học tập.

Thứ năm, trong cùng một đơn vị thời gian nhƣng với kĩ thuật các mảnh ghép, GV sẽ truyền đạt một lƣợng kiến thức lớn và HS tiếp nhận, tìm hiểu nó thông qua hoạt động nhóm. Bản thân GV khi tổ chức điều khiển hoạt động các giai đoạn của kĩ thuật sẽ có điều kiện để quan sát, phân tích, tổng hợp có phản hồi thu đƣợc từ các nhóm. Từ đó, có phƣơng pháp dạy học và giáo dục phù hợp, kịp thời, giúp các em phát huy năng lực sẵn có của bản thân và loại bỏ những hạn chế trong quá trình học tập, rèn luyện.

1.2. Cơ sở thực tiễn của việc sử dụng kĩ thuật: KWL, khăn phủ bàn và các mảnh ghép trong dạy học phân môn Tiếng Việt lớp 8

Một phần của tài liệu Sử dụng kỹ thuật KWL, khăn phủ bàn và các mảnh ghép trong dạy học phân môn tiếng việt lớp 8 (Trang 27 - 30)