bán lẻ mới
Phòng Phát triển sản phẩm thuộc Khối Dịch vụ ngân hàng và tài chính cá nhân được thành lập với chức năng nghiên cứu thị trường và phát triển các sản phẩm mới về dịch vụ bán lẻ trong toàn hệ thống Techcombank. Để mở rộng thị phần, thu hút thêm khách hàng, Techcombank nói chung và Phòng Phát triển sản phẩm cần nắm bắt nhu cầu của khách hàng nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn nữa.
Ngoài việc thuê các công ty nghiên cứu thị trường thực hiện nghiên cứu nhu cầu khách hàng, ngân hàng cần đẩy mạnh nghiên cứu nhu cầu khách hàng thông qua chính các nhân viên ngân hàng. Các nhân viên giao dịch và chuyên viên khách hàng có thể tìm hiểu nhu cầu của khách hàng ngay khi khách hàng đến giao dịch hoặc khi tiếp xúc, tư vấn dịch vụ cho khách hàng.
Ngoài việc phát triển các sản phẩm huy động (tiết kiệm, tài khoản), các dịch vụ (bảo hiểm, thẻ), các sản phẩm vay thông thường như cho vay nhà, cho vay mua ô tô, cho vay tín chấp, ngân hàng cần đẩy mạnh các sản phẩm mới như vay siêu linh hoạt, sản phẩm vay bảo hiểm xe ô tô và nhà dựa trên các yếu tố như:
- Vốn điều lệ và tổng tài sản sở hữu - Thương hiệu trên thị trường Việt Nam - Kinh nghiệm lâu năm trong thị trường bán lẻ - Đã có kinh nghiệm hợp tác với ngân hàng khác - Phạm vi hoạt động
- Số lượng nhân viên và đại lý … - Thị phần doanh thu
- Phí cạnh tranh, quyền lợi ưu đãi dành cho khách hàng của Techcombank Marketing có vị trí quan trọng trong sự thành công của phát triển sản phẩm
mới. Chiến lược marketing sản phẩm mới của doanh nghiệp được cấu thành từ các bộ phận trọng yếu:
- Miêu tả thị trường mục tiêu, dự kiến định vị sản phẩm, lượng bán, thị phần và lợi nhuận trong những năm đầu bán sản phẩm.
- Quan điểm chung về phân phối hàng hóa và dự báo chi phí Marketing cho năm đầu.
- Những mục tiêu tương lai về tiêu thụ, doanh số, lợi nhuận, an toàn, xã hội và nhân văn.
Tập hợp bốn biến số chính (sản phẩm, giá, phân phối và hỗ trợ bán hàng) cấu thành kế hoạch marketing của doanh nghiệp gọi là marketing hỗn hợp :
+ Sản phẩm (Product): Quản lý các yếu tố của sản phẩm bao gồm lập kế hoạch và phát triển đúng những mặt hàng, dịch vụ mà công ty đưa ra thị trường.
+ Giá (Pricing): Xác định đúng cơ sở giá cho các sản phẩm
+ Phân phối (Placement): Chọn lựa và quản lý các kênh thương mại để sản phẩm chiếm lĩnh được thị trường mục tiêu đúng thời điểm, phát triển hệ thống logistic và vận chuyển sản phẩm.
+ Xúc tiến bán hàng (Promotion): Giới thiệu và thuyết phục thị trường dùng sản phẩm của doanh nghiệp.
Chính sách sản phẩm là nền tảng của chính sách marketing hỗn hợp, được xác định dựa trên kế hoạch kinh doanh quy mô lớn hơn dành cho sản phẩm mới và chiến lược marketing tổng thể cho mọi sản phẩm đang có của doanh nghiệp.
3.2.2. Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ bán lẻ
Với mục tiêu xây dựng Techcombank thành Ngân hàng tốt nhất và Doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam, Techcombank tiếp tục phát triển song song các chiến lược Ngân hàng bán lẻ đồng bộ tại các đô thị lớn và Ngân hàng bán buôn phục vụ các doanh nghiệp và kinh doanh tích cực trên thị trường tiền tệ trong và ngoài nước; chiến lược khách hàng và sản phẩm nhắm vào các thị phần mục tiêu đã lựa chọn và phát triển các loại hình sản phẩm, dịch vụ đa dạng gắn liền.
Để thực hiện các định hướng trên, Techcombank đã xác định các yếu tố quyết định thành công chủ yếu như sau:
- Quy mô đủ lớn để tạo dựng hình ảnh, uy tín và thị phần tại các đô thị lớn nhất Việt Nam.
- Chính sách nguồn nhân lực năng động: thực hiện tuyển chọn đào tạo và đãi ngộ trên cơ sở kết quả công việc, kết hợp tạo môi trường phát triển nghề nghiệp lâu dài.
- Bộ máy quản lý hữu hiệu trên nền tảng phân quyền có quản lý và tạo dựng tinh thần làm việc độc lập – phối hợp tập thể.
- Chiến lược rõ ràng về khách hàng mục tiêu, sản phẩm và khu vực hoạt động. Những yếu tố trên sẽ là cơ sở để Techcombank tiếp tục triển khai các bước chiến lược phát triển đã được hoạch định. Cụ thể:
Tổ chức hệ thống ngân hàng bán lẻ tại một số đô thị lớn với trọng tâm cung cấp các sản phẩm huy động và sử dụng vốn, dịch vụ ngân hàng cho các đối tượng dân cư, kinh tế cá thể và các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Ưu tiên phát triển các loại hình dịch vụ phi tín dụng thông qua chính sách đa dạng hóa các loại hình dịch vụ cung ứng.
Trong thời gian tới, Techcombank nên tiếp tục tập trung thực hiện các chương trình lớn và các giải pháp chủ yếu như sau:
- Dịch vụ ngân hàng đồng bộ phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. - Quản trị tập trung và tối ưu hóa nguồn vốn.
- Cải tiến quy trình tín dụng sao cho thời gian giải quyết món vay cho khách hàng ngắn nhất nhưng vẫn đảm bảo an toàn trong khâu thẩm định, phê duyệt.
- Cấu trúc ngân hàng bán lẻ tại chi nhánh và phòng giao dịch tập trung ở các đô thị lớn.
- Tin học hóa các quy trình kinh doanh và quản lý ngân hàng
- Củng cố và mở rộng mạng lưới chi nhánh và các phòng giao dịch ở các tỉnh và thành phố trong cả nước.
- Tổ chức các chương trình Khách hàng bí mật để đánh giá thái độ và chất lượng phục vụ khách hàng của các giao dịch viên, chuyên viên khách hàng tại các chi nhánh, phòng giao dịch để từ đó có các biện pháp nâng cao chất lượng, hạn chế sự than phiền của khách hàng.
- Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực đảm bảo cả về lượng và chất nhằm đáp ứng nhu cầu nhân sự của hệ thống khi mở rộng các năm tới.