Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam
2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan:
* Tư tưởng của Ban lãnh đạo là chỉ tập trung phát triển phân khúc thị trường trung và cao cấp, dẫn đến Techcombank chỉ tập trung mở rộng mạng lưới và chú trọng nâng cao chất lượng các dịch vụ tại Hà Nội và Thành phố
Hồ Chí Minh. Các tỉnh, thành phố khác chưa được đầu tư phát triển mạnh, số lượng CN, PGD và nhân viên khách hàng còn ít. Để trở thành Ngân hàng tốt nhất và Doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam thì ngân hàng cần phải mở rộng thị trường hoạt động sang cả các phân khúc khác, điều này đòi hỏi Ban lãnh đạo phải thay đổi tư duy chiến lược, phân khúc thị trường trung và cao cấp là ưu tiên nhưng vẫn phải quan tâm và có chính sách phát triển các nhóm khách hàng còn lại.
* Hoạt động cho vay bán lẻ chưa thực sự mạnh do yếu tố lịch sử của Techcombank, tư duy về dịch vụ cho vay tiêu dùng chưa được xác định là chiến lược phát triển lâu dài của ngân hàng. Trước đây đối tượng cho vay chủ yếu của Techcombank là những pháp nhân. Vì thế khi thực hiện chiến lược cho vay tiêu dùng thì vấp phải một “lỗ hổng” do chiến lược khác nhau để lại.
Việc triển khai cho vay tiêu dùng chưa được quan tâm một cách thống nhất trên toàn hệ thống, cho vay tiêu dùng vẫn chưa được chú trọng do tư tưởng “không thích làm cái nhỏ”. Hơn nữa, quy trình tín dụng của Techcombank còn rườm rà, thời gian giải quyết món vay kéo dài, các sản phẩm dịch vụ khác chưa nhiều như một số ngân hàng TMCP lớn khác.
Quy trình tín dụng bán lẻ của Techcombank quy định thời gian giải quyết món vay chỉ kéo dài nhất là 01 tuần (với những món vay lớn và chứa đựng nhiều rủi ro), nhưng thực tế các khoản tín dụng cá nhân thường được giải quyết trong thời gian dài, từ khi khách hàng nộp đơn vay đến khi khoản vay được giải ngân có khi kéo dài hàng tháng. Vấn đề là ở thời gian để khách hàng hoàn chỉnh được hồ sơ vay vốn. Một phần là do khách hàng chưa am hiểu dịch vụ TDBL, nhưng cũng phải kể đến là do nội dung hồ sơ đòi hỏi người vay phải xác nhận nhiều loại giấy tờ, thủ tục rườm rà. Việc thực hiện mô hình phê duyệt tập trung và có nhiều khâu kiểm soát tại mỗi bước thẩm định hồ sơ, phê duyệt hồ sơ cũng làm kéo dài thời gian thực hiện món vay cho khách hàng. Trong khi đó, các ngân hàng TMCP như ACB, VIB, VP,... có thời gian giải quyết hồ sơ nhanh hơn và lãi suất thấp hơn nên hấp dẫn khách hàng hơn.
Techcombank tuy có các sản phẩm huy động và cho vay phong phú, đa dạng về hình thức và mục đích, nhưng các sản phẩm dịch vụ khác chưa nhiều, thiếu một
số dịch vụ khác như: tư vấn tài chính, quản lý tài khoản nhà đầu tư tại các công ty chứng khoán, giữ hộ vàng.
Sự phối hợp giữa các phòng ban, giữa các bộ phận cũng chưa thực sự đạt hiệu quả.
Hạn chế về mặt nhân lực: Cán bộ làm công tác tín dụng tại phòng dịch vụ ngân hàng bán lẻ TCB phần lớn còn rất trẻ hoặc mới ra trường, chưa có kinh nghiệm. Mặt khác, do chỉ tiêu về tín dụng bán lẻ giao cho các CN, PGD và từng CVKH cao, nên số lượng nhân sự phòng tín dụng cá nhân tại các CN, PGD hay bị biến động, một cán bộ phải giải quyết quá nhiều khoản vay dẫn tới chất lượng thẩm định từng khoản vay có thể không cao.
* Các hoạt động Marketing chưa rộng khắp, chủ yếu tập trung ở Hội sở chính, các chi nhánh, phòng giao dịch các hoạt động Marketing có nhưng còn mang tính hình thức, đơn giản, chưa được đầu tư mang tính hệ thống.
Các chương trình Marketing như quảng cáo trên báo, đài, ti vi có nhưng chưa được nhiều người chú ý và tần suất phát sóng chưa cao.
Các bảng biểu, băng rôn, tờ rơi, quà khuyến mại đưa về các chi nhánh, phòng giao dịch, đặc biệt là các chi nhánh, phòng giao dịch ở địa bàn ngoài thành phố Hà nội còn chậm, ít...
Trong những năm qua, mặc dù ngân hàng đã rất cố gắng trong công tác marketing, tiếp thị sản phẩm sự hợp tác giữa ngân hàng với các Công ty sản xuất ô tô hay các Công ty du học vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Riêng về vấn đề cho vay du học, ngân hàng vẫn chưa thực sự thu hút được số lượng lớn khách hàng tới vay vốn do nếu muốn vay vốn tại ngân hàng để đi du học thì bắt buộc phải thực hiện việc chuyển tiền qua ngân hàng. Điều này gây khó khăn cho khách hàng bởi nhiều người đã có tài khoản ở ngân hàng khác hoặc chuyển thực hiện việc chuyển tiền ở nơi khác không muốn phải chuyển tiền qua Techcombank mà chỉ muốn tới vay tiền mà thôi. Vì vậy, khách hàng tìm tới ngân hàng vay tiền đi du học chưa cao.
2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan
* Nguyên nhân từ phía khách hàng
Do khách hàng của cho vay tiêu dùng là những thể nhân nên cái khó đầu tiên là xác định nguồn thu để trả nợ vì ít khách hàng có thể chứng minh được một nguồn thu rõ ràng để thanh toán nợ vay. Khó khăn thứ hai đối với cho vay tiêu dùng liên quan đến tài sản đảm bảo. Do có một số quy định ngày càng chặt chẽ hơn của các cơ quan quản lý Nhà nước đã khiến nhiều khách hàng không vay được vốn vì giấy tờ tài sản thế chấp chưa hợp pháp và hợp lệ.
Đối tượng khách hàng là thể nhân nên các khoản vay ngắn hạn là chủ yếu, giá trị thấp (trung bình 180 triệu đồng cho một khoản vay), có khi chỉ 5-10 triệu đồng, thời hạn vay thường ngắn. Do đó dư nợ cũng thường không ổn định.
Nhiều người dân vẫn còn tâm lý ngại đến vay ngân hàng vì cho rằng thủ tục phức tạp, phiền hà hoặc do họ chưa thực sự hiểu về hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng.
* Các nguyên nhân khác
Tính cạnh tranh giữa các ngân hàng: Có thể nói trong giai đoạn hiện nay, lĩnh vực ngân hàng tài chính đang phát triển hết sức nhanh chóng và giữa các ngân hàng có sự cạnh tranh gay gắt về quy mô, chất lượng dịch vụ, sự đa dạng về sản phẩm… Riêng trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng cũng đã có rất nhiều ngân hàng tham gia, từ các ngân hàng lớn như Vietcombank, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam cho tới các ngân hàng có quy mô nhỏ hơn như các ngân hàng cổ phần, bên cạnh đó còn có sự tham gia của các Công ty cho thuê tài chính. Sự cạnh tranh giành giật thị trường giữa các tổ chức tài chính đã gây khó khăn cho Techcombank trong việc thu hút khách hàng. Trong môi trường cạnh tranh ấy đòi hỏi các ngân hàng cần có những thế mạnh, những ưu thế nổi trội của riêng mình trong chiến lược thu hút khách hàng. Ngân hàng Á Châu trong lĩnh vực cho vay mua nhà trả góp đã thành lập hẳn một siêu thị địa ốc để đáp ứng nhu cầu khách hàng, đây cũng có thể coi là một phương thức mời chào khách hàng hiệu quả của ACB.
Các chính sách pháp luật của Nhà nước về cho vay tiêu dùng còn chưa rõ ràng, các quy định về tài sản thế chấp, về định giá nhà, chuyển quyền sở hữu còn phức tạp… Tất cả những điều đó đều làm giảm doanh số cho vay tiêu dùng của ngân hàng.
Môi trường kinh tế vẫn chưa thực sự ổn định, lạm phát tăng cao cho mức sống người dân vẫn chưa thực sự được cải thiện, do đó nhu cầu vay tiêu dùng vẫn chưa cao.
Ngoài ra, ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa có trung tâm thông tin cho khách hàng cá nhân, và thiếu sự chia sẻ thông tin giữa các ngân hàng. Việt Nam hiện chỉ có một trung tâm thông tin tín dụng (CIC) của NHNN, mà các thông tin được lưu trữ chủ yếu là về khách hàng doanh nghiệp và các hoạt động tiền tệ cho các bên liên quan, thông tin về tín dụng cá nhân còn rất hạn chế.
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN