tại Techcombank
* Chiến lược phát triển: Chỉ tập trung phát triển phân khúc khách hàng trung và cao cấp
Tuy đây là chiến lược kinh doanh đã được ngân hàng nghiên cứu và tập trung phát triển, nhưng chỉ giới hạn trong phân khúc này cũng làm hạn chế số lượng khách hàng và doanh thu hoạt động bán lẻ. Số lượng khách hàng ưu tiên (nhóm khách hàng trung, cao cấp) của Techcombank tính đến tháng 8 năm 2011 đạt 17.000 người so với tổng số lượng khách hàng cá nhân là 1,3 triệu người (chiếm 1,3%). Số dư tài khoản thanh toán của nhóm khách hàng này chiếm 16% tổng số dư tài khoản thanh toán toàn Khối tài chính cá nhân, đóng góp 16% trên tổng dư nợ tín dụng bán lẻ và sử dụng 8% số thẻ tín dụng Visa Credit card.
Đối tượng khách hàng chiến lược của Techcombank là khách hàng trung, cao cấp tại các thành phố lớn. Đặc điểm của đối tượng khách hàng này thường có thu nhập cao, bận rộn và thường có xu hướng trung thành với ngân hàng cung cấp dịch vụ cho họ từ đầu, nếu chất lượng của ngân hàng tốt họ sẽ không chuyển sang sử dụng dịch vụ của ngân hàng khác dù chi phí của ngân hàng hiện tại có thể cao hơn. Do đó việc mở rộng quy mô khối khách hàng ưu tiên, thu hút nhóm khách hàng này từ các ngân hàng khác sẽ là điểm khó khăn.
Với việc ngày càng nhiều NHTMCP mới được thành lập và sự tham gia sâu hơn vào thị trường ngân hàng bán lẻ của các ngân hàng nước ngoài thì việc cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt, tốc độ tăng trưởng thị phần của các ngân hàng đều có xu hướng giảm dần. Techcombank cần mở rộng thêm các đối tượng ưu tiên khác.
*Hoạt động cho vay bán lẻ chưa thực sự mạnh
Tỷ trọng dư nợ cho vay cá nhân trên tổng giá trị dư nợ tín dụng của ngân hàng đạt 30,19% năm 2008, giảm xuống còn 26,76% năm 2009 và tăng lên 34,77% vào năm 2010. Giai đoạn 2008-2009, mục tiêu của Techcombank là trở thành ngân hàng bán lẻ số một Việt Nam, thì những con số này chưa thực sự ấn tượng. Theo nghiên cứu thị trường thì khi có ý định vay, khách hàng thường tìm đến vay tại các ngân hàng khác nhiều hơn là vay tại Techcombank.
* Về chiến lược phân phối: thị trường phát triển không đồng đều về địa bàn Theo nghiên cứu thị trường thì các ngân hàng TMCP thường mạnh ở miền Nam hơn miền Bắc do tâm lý người dân miền Nam thường cởi mở hơn và sẵn sàng trải nghiệm các dịch vụ, thương hiệu mới, còn người dân miền Bắc thường trung thành với những thương hiệu lớn có từ xưa, do vậy họ thường ưa chuộng và tin tưởng các ngân hàng nhà nước hơn. Tuy nhiên, cũng theo nghiên cứu của Nielsen thì thị phần của Techcombank tại Hà Nội hiện tại lại lớn hơn tại thành phố Hồ Chí Minh, trong khi TP.HCM và các tỉnh thành miền Nam đang là một thị trường rộng lớn và nhiều tiềm năng. Thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng được giao dịch thường xuyên tại TP.HCM hơn tại Hà Nội.
* Về chiến lược Marketing: các chương trình Marketing chưa mạnh
Các chương trình Marketing như quảng cáo trên báo, đài, ti vi có nhưng chưa được nhiều người chú ý và tần suất phát sóng chưa cao.
Các bảng biểu, băng rôn, tờ rơi, quà khuyến mại đưa về các chi nhánh, phòng giao dịch, đặc biệt là các chi nhánh, phòng giao dịch ở địa bàn ngoài thành phố Hà nội còn chậm, ít...