nội địa đạt hiệu quả cao
Tuyên truyền, vận động, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường thủy nội địa: hàng năm Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai kế hoạch an toàn giao thông, công tác tuyên truyền, vận động, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường thuỷ nội địa nói chung và các quy định về công tác đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa đã được các cấp từ Trung ương đến địa phương quan tâm, chú trọng. Ngoài việc tuyên truyền bằng tài liệu, tờ rơi, áp phích, các địa phương còn chủ động xây dựng các phóng sự phát thanh, truyền hình phản ánh kịp thời những hoạt động trên đường thủy nội địa, từng bước chuyển biến nhận thức của các đối tượng tham gia hoạt động trên đường thủy nội địa, góp phần quan trọng trong việc kiềm chế, giảm thiểu tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông được dư luận xã hội hưởng ứng, đồng tình, ủng hộ.
Việc tham gia của cộng đồng địa phương vào giao thông thủy nội địa sẽ không chỉ mang lại lợi ích cho họ và môi trường mà còn nâng cao chất lượng giao thông thủy nội địa. Sự tham gia của địa phương là rất cần thiết để phát triển bền vững và hợp lý. Sự phát triển đó đáp ứng nhu cầu của dân bản địa và bảo vệ môi trường thiên nhiên và văn hoá của họ. Phát triển giao thông thủy nội địa một cách thận trọng có thể mang lại những lợi ích kinh tế, môi trường và văn hoá cho cộng đồng. Ngược lại sự tham gia thực sự của cộng đồng có thể làm phong phú kinh nghiệm và sản phẩm giao thông thủy nội địa.
Từ thực tế hoạt động những năm vừa qua có thể thấy rằng hầu như không có sự tham gia của người dân địa phương trong hoạt động giao thông
95
thủy nội địa. Nhưng ngược lại khi tiếp xúc với người dân địa phương ở các điểm đến họ đều mong muốn giao thông thủy nội địa phát triển ở địa phương mình và họ có cơ hội tham gia vào hoạt động giao thông thủy nội địa. Dựa trên chương trình giao thông thủy nội địa mới và nhằm tìm kiếm biện pháp lôi cuốn sự tham gia của người dân địa phương vào giao thông thủy nội địa tác giả xin đưa ra một số đề xuất giải pháp sau:
a) Đẩy mạnh vai trò của người dân địa phương trong quản lý, điều hành hoạt động giao thông thủy nội địa:
- Sự tham gia của địa phương là cần thiết cho ngành giao thông thủy nội địa. Do vậy các nhu cầu và khát vọng của người dân địa phương cần phải ủng hộ hoàn toàn.
- Để phát triển giao thông thủy nội địa, cần phải khuyến khích sự tham gia của người dân trong hoạch định kế hoạch giao thông thủy nội địa lâu dài. Các thành viên của cộng đồng địa phương là thành viên chính cần tham gia vào việc xác định các lợi ích từ thiên nhiên và giao thông thủy của quê hương họ. Các nhà hoạch định giao thông thủy nội địa chuyên nghiệp nên đưa người dân địa phương vào những vị trí quan trọng thiết yếu như các thành viên chính, hỗ trợ trong quản lý hoạt động giao thông thủy nội địa. Một số công việc có thể tiến hành:
Tổ chức những khoá học ngắn hạn về giao thông thủy nội địa và quản lý giao thông thủy nội địa tới người dân địa phương giúp họ hiểu thêm về giá trị của việc phát triển giao thông thủy nội địa tại địa phương.
Khuyến khích người dân địa phương tham gia giao thông thủy nội địa, phụ vụ công tác kinh doanh sản xuất của họ. Đó có thể là một khu hợp tác xã nhỏ chuyên cung cấp sản phẩm cho khách giao thông thủy nội địa do người dân tự đứng ra quản lý tính toán chi phí, giá thành phù hợp.
96
Dựa trên tiềm năng thực lực của địa phương xây dựng các bến thủy nội địa được sự quản lý trực tiếp của người dân địa phương. Quản lý lĩnh vực này người dân địa phương phải có biện pháp đúng đắn, hợp lý tránh tình trạng xung đột giữa người dân địa phương, hạn chế và tiến tới bỏ dần việc mở các bến thủy nội địa trái phép trên địa bàn.
Dựa trên hoạt động giao thông thủy nội địa, hàng năm chính quyền địa phương có các thống kê về doanh thu mà giao thông thủy nội địa mang lại để từ đó tìm ra điểm mạnh, điểm yếu trong quá trình hoạt động giao thông thủy nội địa nhằm tạo ra các biện pháp quản lý tích cực để hệ thống quản lý giao thông thủy nội địa của địa phương đạt hiệu quả cao nhất.
b) Sử dụng lao động là người địa phương vào các dịch vụ du lịch trên sông:
Với các hoạt động giao thông thủy trên các trên sông do các tổ chức, cá nhân thực hiện thì việc tham gia của cộng đồng địa phương vào công việc phục vụ khách tham gia hoạt động giao thông thủy là khá đa dạng, từ việc tổ chức cơ sở lưu trú, tuyên truyền luật giao thông thủy và bảo vệ hệ thống kết cấu hạ tầng thủy nội địa.
Việc sử dụng lao động địa phương vào các hoạt động giao thông thủy nội địa kể trên là rất cần thiết nhằm tạo ra sự hiểu biết về trách nhiệm giữa người dân địa phương và kết cấu hạ tầng giao thông thủy nội địa.
Tổ chức sản xuất và cung cấp sản phẩm giao thông thủy nội địa địa phương cho hoạt động giao thông thủy nội địa;
Đối với mỗi du khách khi đến thăm bất kỳ một điểm giao thông thủy nội địa nào thì việc được mua các sản phẩm giao thông thủy nội địa địa phương là điêù mong muốn của họ. Ngược lại đối với người dân địa phương đây cũng là cách để họ tăng thêm nguồn thu nhập, là cách để họ giới thiệu quảng bá sản phẩm địa phương tới mọi miền đất nước.
97
Trong chương trình giao thông thủy nội địa sông Hồng du khách có điều kiện để tiếp xúc với 3 điểm giao thông thủy nội địa nổi tiếng với làng nghề truyền thống là làng trồng thuốc nam Đa Hoà, làng mây tre đan Ninh Sở và đặc biệt là làng gốm Bát Tràng. Trong khuôn khổ của bài khoá luận xin phép được trình bày 2 cách để cộng đồng địa phương giơí thiệu sản phẩm cho khách , đó là; sản xuất cung cấp sản phẩm giao thông thủy nội địa cho khách và hướng dẫn khách làm sản phẩm.
Kể từ khi tuyến giao thông thủy nội địa sông Hồng qua địa bàn, người dân bắt đầu chú ý tới việc sản xuất phục vụ. Thời gian đầu, khi mà lượng khách ổn định đều qua hàng tháng làng nghề cũng sản xuất phục vụ giao thông thủy nội địa. Trong những năm gần đây khi mà lượng khách không ổn định đều thì người địa phương còn quan tâm sản xuất và tham gia kinh doanh trên các tuyến thủy nội địa nhiều hơn.
98
KẾT LUẬN
Trong công cuộc phát triển đất nước của bất kỳ một quốc gia nào thì kết cấu hạ tầng cũng là vấn đề sống còn, là động lực chủ yếu cho phát triển. Chính vì vậy trong công cuộc CNH- HĐH đất nước, theo định hướng của Đảng và Nhà nước thì vấn đề phát triển kết cấu hạ tầng luôn luôn được coi trọng. Hiện nay hệ thống kết cấu hạ tầng của chúng ta đang ngày càng phát triển nhất là giao thông, điện lực, thông tin liên lạc…chúng ta cũng thấy cùng với sự phát triển đó là tốc độ phát triển kinh tế cũng tăng, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được cải thiện. Và một tấm gương trên thế giới đó là nước láng giềng của chúng ta. Trung Quốc là một nước rất đông dân, trước đây kinh tế cũng như đời sống của nhân dân vô cùng nghèo nàn nhưng họ vẫn thực hiện một chính sách tiết kiệm chi tiêu tối đa tập chung vốn cho xây dựng kết cấu hạ tầng và bây giờ họ đã có một hệ thống kết cấu hạ tầng rất lý tưởng dẫn đến nền kinh tế của Trung Quốc phát triển thật đáng khâm phục cả về khối lượng và tốc độ Trung Quốc đã và đang trở thành một cường quốc kinh tế trên thế giới và cũng là nước cạnh tranh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất và khó khăn nhất của Việt Nam ta. Trong hệ thống kết cấu hạ tầng đó thì hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông vận tải được coi trọng vào bậc nhất vì hệ thống giao thông được ví như mạch máu trong cơ thể con người. Hệ thống giao thông vận tải gồm có đường bộ, đường thuỷ, đường sắt, đường hàng không, đường ống. Trong đó đường thuỷ đứng thứ hai sau đường bộ về năng lực vận tải và nó được chi thành vận tải biển và vận tải thuỷ nội địa đều có thể vận tải với khối lượng lớn mà lại tiết kiệm chi phí. Nhưng vận tải thuỷ nội địa lại có ưu điểm là có thể dùng các loại phương tiện phù hợp với điều kiện sông kênh, có thể vận chuyển một khối lượng hàng rất lớn với quãng đường rất dài phục vụ cho các công trình xây dựng, các khu công nghiệp và cũng có thể đi sâu tới những vùng cao, vùng sâu, vùng xa mà các phương tiện khác không thể tới như vùng sâu của vùng sông
99
nước Nam bộ. Chính vì vậy mà đường thuỷ nội địa góp phần phát triển kinh tế văn hoá của các vùng sâu, vùng xa, giảm bớt sự chênh lệch nghèo nàn và lạc hậu giữa nông thôn và thành thị. Với vai trò quan trọng như vậy nhưng từ trước tới nay giao thông thuỷ chưa thực sự được coi trọng được đầu tư phát triển nên khả năng chưa được khai thác là mấy. Quyết định 16/2000/QĐ-TTg ngày 3/2/2000 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển ngành giao thông thuỷ nội địa đến năm 2020 là rất đúng đắn, kịp thời có vai trò định hướng cho các Bộ ngành, các cơ quan chủ quản lập các chính sách, các chủ trương, các giải pháp thực hiện đảm bảo sự phát triển nhanh chóng của ngành. Trong phát triển đường thuỷ nội địa thì vai trò của kết cấu hạ tầng như luồng tuyến, cảng bến, thông tin, báo hiệu là hết sức quan trọng. Vì vậy việc quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông thủy nội địa là phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của 2010-2020 và định hướng phát triển kết cấu hạ tầng.
Luận văn cũng đó đưa ra được những giải pháp về:
- Giải pháp về chính sách quản lý hạ tầng giao thông thủy nội địa - Giải phỏp về kinh tế trong quản lý hạ tầng giao thụng thủy - Giải pháp phần cấp quản lý hạ tầng giao thông thủy nội địa
- Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác quản lý hệ thống hạ tầng giao thông thủy nội địa
- Kết hợp cùng địa phương và nhân dân quản lý tuyến giao thụng thủy nội địa đạt hiệu quả cao
Tuy nhiên đây cũng là một vấn đề lớn và rất khó đối với kiến thức và kinh nghiệm của tác giả. Chính vì vậy mà tác giả rất mong nhận được sự chỉ bảo của thầy PGS. TSKH Nguyễn Trung Dũng, các thầy cô giáo trong Quản lý khoa Kinh tế và quản lý – trường Đại học Thuỷ lợi Hà Nội cùng các đồng nghiệp trong Cục Đường thủy nội địa Việt Nam để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.
100
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Các báo cáo của Cục đường thủy nội địa Việt Nam về tình hình phát triển giao thông thủy nội địa miền Bắc
2. Dương Thị Thanh Mai, Đặng Đức Cường, Toán và Thống kê kinh tế, NXB Thống kê, 2002
3. Holger Rogall, Kinh Tế Học Bền Vững, NXB Khoa học tự nhiên và
CN, 2011
4. Luật giao Thông Đường thủy nội địa Việt Nam
5. Online: http://www.pianc.us/workinggroups/docs_wg/incom-wg21.pdf 6. Quyết định số 39/2004/QĐ-BGTVT ngày 31/12/2004 của Bộ Trưởng
Bộ Giao thông vận tải về Định mức kinh tế kỹ thuật quản lý, bảo trì đường thủy nội địa.
7. Tài liệu Quy hoạch tổng thể giao thông thủy nội địa đến năm 2020 của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam
8. Tạp chí Cánh Buồm.
9. TCCS 04-2010 /CĐTNĐ của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam.
10.Thông tư số 23/2011/TT-BGTVT ngày 31/3/2011 về Quy định quản lý đường thủy nội địa.
11.Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5664: 2009 về phân cấp kỹ thuật đường thủy nội địa .
12.Website Cục đường Thủy nội địa Việt Nam, online: 24TU