Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác quản lý hệ thống hạ tầng giao thông

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất giải pháp tăng cường quản lý hạ tầng đường thủy nội địa theo định hướng phát triển giao thông đường thủy bền vững (Trang 101 - 106)

thủy nội địa

Mở rộng các hình thức và các cơ sở đào tạo, xã hội hóa công tác đào tạo để phổ cập kiến thức ĐTNĐ, nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước, quản lý chuyên ngành và trình độ của người tham gia giao thông như, thuyền trưởng, máy trưởng.

Tăng cường đầu tư cho các cơ sở đào tạo chuyên ngành, tạo điều kiện cho các cơ sở này nắm bắt được tiến trình phát triển của ngành, tiếp cận với khoa học kỹ thuật hiện đại để đưa vào giảng dạy, đáp ứng nhu cầu phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước. Điều chỉnh một cách thích hợp thời gian, nội dung của các cấp đào tạo, nhất là đối với các loại chứng chỉ chuyên môn thuyền trưởng, máy trưởng, cán bộ kỹ thuật quản lý chuyên ngành. Xây dựng tiêu chuẩn công chức đối với các chức danh quản lý Nhà nước. Đào tạo cơ bản và đào tạo nâng cao đối với những cán bộ công chức giữ chức vụ quản lý nhưng năng lực chuyên môn chưa phù hợp tiêu chuẩn.

Đánh giá: Chính sách có nội dung quá chi tiết lấn vào lĩnh vực cụ thể khác, có nội dung chung chung đúng với mọi lĩnh vực... Cần điều chỉnh lại cho phù hợp với Chiến lược phát triển GTVT. Cần nhấn mạnh khâu đầu tư cho đào tạo, nêu đủ các đối tượng cần đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Tuyên truyền, vận động, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường thuỷ nội địa nói chung và các quy định về công tác đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa

90

Các cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương quán triệt, có nhận thức đúng đắn và thấy được vai trò quan trọng của công tác tuyên truyền, vận động, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường thuỷ nội địa nói chung và các quy định về công tác đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa. Từ đó nghiên cứu, phân tích, phân loại đối tượng tuyên truyền đơn giản, dễ hiểu nhằm đưa Luật Giao thông đường thủy nội địa và các quy định về công tác đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa đến với người dân.

Xây dựng chương trình tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật lồng ghép với các hoạt động sinh hoạt văn hóa thường xuyên của từng khu dân cư và cuộc vận động xây dựng khu dân cư văn hóa.

91

Phối hợp với các cơ quan phát thanh, truyền hình của địa phương tuyên truyền kết hợp với hình thức sân khấu hóa… nhằm thu hút sự quan tâm của người dân đặc biệt hướng tới đối tượng tham gia hoạt động sông nước.

Thường xuyên tiến hành rà soát các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa kết hợp với việc lấy ý kiến tham gia góp ý của các địa phương, cơ quan, đơn vị và cá nhân. Trên cơ sở đó tổng hợp, rà soát, chỉnh lý và đề xuất các cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định có liên quan theo hướng đáp ứng công tác quản lý và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân thực thi pháp luật.

Quy định hình thức thi, kiểm tra lấy bằng, chứng chỉ chuyên môn theo phương pháp trắc nghiệm thay vì theo phương pháp truyền thống như hiện nay.

Xây dựng giáo trình đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa chuẩn sự dụng thống nhất trên toàn quốc cho các cơ sở dạy nghề.

Xây dựng ngân hàng câu hỏi thi, kiểm tra và đáp án chuẩn sự dụng thống nhất trên toàn quốc cho các Hội đồng thi.

Tập huấn, đào tạo nghiệp vụ giám khảo cho các Sở Giao thông vận tải, các cơ sở dạy nghề trên toàn quốc nhằm đáp ứng về mặt nhân lực phục vụ công tác đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa.

Kiểm tra, rà soát công tác tổ chức thực hiện đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa, đôn đốc các địa phương tăng cường công tác đào tạo cấp bằng, chứng chỉ chuyên môn cho người điều khiển phương tiện thủy nội địa, đề nghị các địa phương xây dựng kế hoạch, tiến độ và có biện pháp cụ thể hoàn thành công tác đào tạo trên địa bàn quản lý.

92

Hình 3.7: Tổng kết công tác Liên ngành đường thủy nội địa

Thông qua công tác kiểm tra việc triển khai thực hiện đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa tại các địa phương, tìm ra nguyên nhân tồn tại, tổng hợp cách làm hay, những giải pháp hữu hiệu. Trên cơ sở đó tổng kết học tập rút kinh nghiệm và phổ biến các biện pháp có tính khả thi đã và đang mang lại hiệu quả cao trong thực tiễn.

Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường thuỷ nội địa nói chung và các quy định về công tác đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa.

Chỉ đạo các cơ sở dạy nghề xây dựng giáo trình đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa chuẩn sử dụng thống nhất trên toàn quốc cho các cơ sở dạy nghề.

93

Chỉ đạo các cơ sở dạy nghề xây dựng ngân hàng câu hỏi thi, kiểm tra và đáp án chuẩn sử dụng thống nhất trên toàn quốc cho các Hội đồng thi.

Chỉ đạo Trường Cao đẳng nghề Giao thông vận tải đường thuỷ I, II tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo nghiệp vụ giám khảo cho các Sở Giao thông vận tải, các cơ sở dạy nghề trên toàn quốc.

Xây dựng chương trình tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật lồng ghép với các hoạt động sinh hoạt văn hóa thương xuyên của từng khu dân cư và cuộc vận động xây dựng khu dân cư văn hóa. Phối hợp với các cơ quan phát thanh, truyền hình của địa phương tuyên truyền kết hợp với hình thức sân khấu hóa… nhằm thu hút sự quan tâm của người dân đặc biệt hướng tới các đối tượng tham gia hoạt động trên sông nước.

Trên cơ sở phiếu tổng điều tra, bộ phận đào tạo tại địa phương phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch chi tiết hoàn thành công tác đào tạo trên địa bàn quản lý (tiến độ, thời gian thực hiện,…).

Thông báo kế hoạch tổ chức đào tạo trên phương tiện đại chúng, đến từng khu dân cư. Trên cơ sở kế hoạch đào tạo đã xây dựng tiến hành thành lập các tổ công tác lưu động thực hiện công tác vận động người dân tham gia.

Kết thúc kế hoạch đào tạo lập báo cáo kết quả gửi về Cục Đường thủy nội địa Việt Nam tổng hợp báo cáo Bộ Giao thông vận tải. Nội dung báo cáo bao gồm:

Chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan trên địa bàn quản lý thường xuyên tổ chức các đoàn kiểm tra, kiểm soát tăng cường tổ chức đoàn kiểm tra liên ngành xử lý nghiêm các trường hợp người điều khiển phương tiện khi tham gia hoạt động giao thông không có bằng, CCCM hoặc có nhưng không phù hợp.

94

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất giải pháp tăng cường quản lý hạ tầng đường thủy nội địa theo định hướng phát triển giao thông đường thủy bền vững (Trang 101 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)