Quản lý hệ thống báo hiệu trên đường thủy nội địa

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất giải pháp tăng cường quản lý hạ tầng đường thủy nội địa theo định hướng phát triển giao thông đường thủy bền vững (Trang 29 - 31)

a) Về chuẩn tắc luồng

Chuẩn tắc luồng được đánh giá thực tế qua kiểm tra luồng tuyến, theo cấp kỹ thuật đã công bố. Các tiêu chí đánh giá chủ yếu bao gồm:

- Chiều rộng luồng chạy tàu (B); - Chiều sâu luồng chạy tàu (H); - Bán kính cong luồng tàu (R); - Tĩnh không thông thuyền.

b) Về tuyến báo hiệu

- Tuyến báo hiệu được bố trí theo phương án duyệt;

- Loại báo hiệu bố trí phù hợp với diễn biến của luồng tàu chạy; - Báo hiệu phải đảm bảo đầy đủ các tình huống trên tuyến;

18

- Báo hiệu bố trí đúng kỹ thuật, đảm bảo tầm nhìn, không nghiêng ngả; - Màu sắc báo hiệu sáng rõ, ánh sáng đèn hiệu ban đêm đảm bảo.

Hình 1.7: Công tác quản lý báo hiệu đường thủy nội địa c) Về đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên tuyến

- Số vụ tai nạn giao thông xảy ra do nguyên nhân chủ quan, khách quan. - Hồ sơ các vụ tai nạn xảy ra trên tuyến.

- Hồ sơ tai nạn phải được lưu trữ đầy đủ.

- Biện pháp khắc phục khi có tai nạn xảy ra trên tuyến;

- Biện pháp xử lý tình trạng ùn tắc trên tuyến khi có diễn biến xấu xảy ra.

d) Về chấp hành chế độ thông tin, báo cáo và nội vụ tại trạm

- Thông báo luồng lạch đầy đủ và kịp thời theo quy định; - Nội dung thông báo sát với thực tế luồng chạy tàu; - Các báo cáo đầy đủ và đúng hạn theo quy định; - Số liệu ghi chép đúng thực tế, khoa học;

19

- Hồ sơ sổ sách phải được lưu trữ quản lý cẩn thận, dễ tra cứu khi cần thiết.

- Nhà trạm, phương tiện phục vụ sạch sẽ gọn gàng;

- Phương tiện luôn trong tình trạng sẵn sàng hoạt động tốt.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất giải pháp tăng cường quản lý hạ tầng đường thủy nội địa theo định hướng phát triển giao thông đường thủy bền vững (Trang 29 - 31)