Giải pháp phân cấp quản lý hạ tầng giao thông thủy nội địa

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất giải pháp tăng cường quản lý hạ tầng đường thủy nội địa theo định hướng phát triển giao thông đường thủy bền vững (Trang 99 - 101)

Thực hiện sắp xếp lại các đơn vị ngành ĐTNĐ theo mô hình chức năng, nhiệm vụ. Phân định rõ chức năng quản lý nhà nước, quản lý chuyên ngành, quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đối với bộ máy của Cục ĐTNĐ Việt Nam.

Đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước hoạt động trên tất cả các lĩnh vực, vận tải, dịch vụ vận tải, công nghiệp phương tiện và quản lý hoạt động đầu tư phát triển, nhằm tập trung nguồn lực vào lĩnh vực chủ yếu là quản lý và phát triển giao thông ĐTNĐ có hiệu quả.

Đổi mới cơ cấu tổ chức của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam phù hợp với Luật Giao thông thủy nội địa. Cục Đường thủy nội địa Việt Nam là cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành trong phạm vi cả nước. Trên cơ sở tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm về việc thí điểm cổ phần hóa các Đoạn quản lý đường sông; nghiên cứu đề xuất mô hình và các cơ chế chính sách phù hợp với các Đoạn quản lý đường sông còn lại. Tăng số lượng đơn vị cảng vụ để quản lý các tuyến vận tải trung ương quản lý. Số đại diện cảng vụ phù hợp với đặc điểm hợp lý, phương án hoạt động của cảng, bến khu vực. Đi đôi với sắp xếp tổ chức cần quan tâm cơ chế tài chính đối với khối cảng

88

vụ. Tăng cường lực lượng Thanh tra để đạt định mức quản lý trên độ dài sông, kênh cho mỗi thanh tra viên. Thực hiện cơ chế khoán định biên và tài chính, đồng thời có những quy định cụ thể nhiệm vụ của Thanh tra đường thủy, tránh chồng chéo chức năng nhiệm vụ với Cảnh sát đường thủy và Đăng kiểm”.

Đánh giá: Cục ĐTNĐ vừa là cơ quan tham mưu giúp Bộ GTVT thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành vừa trực tiếp tham gia quản lý chuyên ngành. Chức năng của các Đoạn QLĐTNĐ là chức năng quản lý chuyên ngành (không phải quản lý nhà nước chuyên ngành). Việc tăng cường lực lượng tham gia quản lý cần phù hợp với phạm vi, quy mô quản lý và trên cơ sở phân công, phân cấp mạnh mẽ hơn trong triển khai quản lý chuyên ngành.

Ngoài các đánh giá cụ thể đã nêu, để phù hợp với Chiến lược phát triển GTVT, cần bổ sung các giải pháp, chính sách quan trọng như, giải pháp nâng cao hiệu quả vốn đầu tư; giải pháp, chính sách phát triển công nghiệp phương tiện; giải pháp về đảm bảo an toàn giao thông và bảo vệ môi trường để phát triển bền vững; giải pháp, chính sách về hội nhập và cạnh tranh quốc tế; giải pháp, chính sách áp dụng khoa học - công nghệ mới.

Trong điều kiện huy động vốn đầu tư khó khăn, thời gian thực hiện quy hoạch còn lại ngắn, nếu tiếp tục phát triển vận tải ĐTNĐ theo QH13 sẽ phát sinh nhiều bất cập. Quan điểm và mục tiêu phát triển có nhiều nội dung thiếu hay không còn phù hợp với tình hình mới sẽ gây khó khăn trong triển khai thực hiện. Giải pháp huy động nguồn lực không còn phù hợp nên không thể đáp ứng được nhu cầu phát triển. Vì vậy, trên cơ sở Chiến lược phát triển GTVT mới, việc điều chỉnh, bổ sung QH13 là cần thiết. Để trong điều kiện khó khăn vẫn phát huy được hiệu quả vốn đầu tư, huy động được nguồn lực

89

đầu tư, đáp ứng yêu cầu phát triển chuyên ngành ĐTNĐ, phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, theo lộ trình đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất giải pháp tăng cường quản lý hạ tầng đường thủy nội địa theo định hướng phát triển giao thông đường thủy bền vững (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)