Khái niệm về quản lý hạ tầng đường thủy nội địa

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất giải pháp tăng cường quản lý hạ tầng đường thủy nội địa theo định hướng phát triển giao thông đường thủy bền vững (Trang 25 - 27)

Quá trình thay đổi theo chiều hướng tích cực về số lượng hoặc chất lượng phục vụ kết cấu hạ tầng giao thông qua việc hoàn thiện về cơ cấu mạng lưới, chính sách và thể chế trong công tác đầu tư, vận hành và khai thác giao thông thủy nội địa. Trong quá trình quản lý hạ tầng đường thủy nội địa, việc quản lý về chiều dài các tuyến đường thủy nội địa quốc gia và phát triển quản lý nâng cao hiệu quả hoạt động của các cảng bến, công trình phụ trợ khác liên luôn đi đôi với nhau, tạo nên sự quản lý phát triển bền vững trong lĩnh vực giao thông thủy nội địa.

14

1.2.2. Công tác quản lý hạ tầng đường thủy nội địa

Quản lý hạ tầng đường thủy nội địa có vai trò rất quan trọng nó là căn cứ để trên cơ sở đó các Đơn vị trực thuộc thực hiện công tác điều hành, các cơ quan lập chính sách đề ra các chủ trương các kế hoạch phát triển cũng như là các giải pháp thực hiện. Quản lý hạ tầng đường thủy nội địa có tính thường xuyên để có tính hiệu quả và bền vững. Vì vậy nó cũng cần có sự phối hợp của nhiều bộ ngành và các cơ quản chức năng khác nhằm đạt hiệu quả cao, như: Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn; Bộ Tài nguyên thiên nhiên và Môi trường....

Quản lý hệ thống luồng tuyến: Luồng tuyến trước hết gắn với sự phát triển kinh tế xã hội lãnh thổ xem là tuyến nào cần phát triển trước chủ yếu dựa trên định hướng phát triển kinh tế lãnh thổ (tỉnh, vùng). Và trên cơ sở thực tế tuyến vận tải hiện có ta mới xem xét việc nào là cần thiết phải làm trước đồng thời căn cứ vào lượng vốn và điều kiện kỹ thuật ta sẽ xây dựng có tính hệ thống, thực tế và khả thi.

Quản lý hệ thống cảng bến: cũng căn cứ vào điều kiện thực tế và định hướng phát triển lãnh thổ ta có thể quy hoạch cảng, bến thành cảng trung ương quản lý, cảng địa phương quản lý hoặc là cảng tổng hợp, cảng chuyên dùng, cảng khách đồng thời chúng ta cũng phải quy hoạch các bến trong cảng sao cho hợp lý. Hiện nay các cảng của chúng ta thường nằm ở các thành phố lớn có các khu công nghiệp đó là điều tất yếu nhưng tương lai chúng ta cũng cần chú ý phát triển các cảng ở các khu nguyên liệu…

Quản lý hệ thống báo hiệu: đó là việc phát triển hệ thống đèn điện, cọc tiêu, biển báo, tín hiệu vô tuyến…nhằm đảm bảo an toàn chạy tàu trên sông, kênh, bến cảng…

Nói chung, Quản lý hệ thống cảng bến, thông tin tín hiệu đều phải dựa trên quản lý luồng tuyến. Luồng tuyến có tốt, có đảm bảo các yêu cầu kỹ

15

thuật thì mới có thể đảm bảo cho tàu lớn hoạt động, phương tiện vận tải hoạt động với mật độ dày hàng hoá, số lượng hàng hoá, hành khách lớn, kéo theo phải có các cảng bến lớn, hiện đại và hệ thống thông tin báo hiệu đầy đủ, hiện đại.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất giải pháp tăng cường quản lý hạ tầng đường thủy nội địa theo định hướng phát triển giao thông đường thủy bền vững (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)