Khái niệm phát triển giao thông thủy bền vững

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất giải pháp tăng cường quản lý hạ tầng đường thủy nội địa theo định hướng phát triển giao thông đường thủy bền vững (Trang 27 - 29)

Phát triển giao thông thuỷ bền vững là việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại của các phương tiện thuỷ, hàng hoá vận thuỷ và các hạ tầng giao thông

16

thuỷ mà vẫn đảm bảo những khả năng đáp ứng nhu cầu cho giao thông thuỷ nội địa tương lai”

Giao thông thuỷ bền vững bền vững đòi hỏi phải quản lý tất cả các dạng tài nguyên theo cách nào đó để chúng ta có thể đáp ứng các nhu câù kinh tế, xã hội và cảnh quan trong khi vẫn duy trì được các quá trình sinh thái cơ bản, đa dang sinh học và các hệ đảm bảo sự sống.

Mục tiêu của du lịch bền vững là:

- Phát triển, gia tăng sự đóng góp của giao thông thuỷ vào kinh tế, xã hội. - Cải thiện tính công bằng xã hội trong phát triển.

- Cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng bản địa. - Đáp ứng cao độ nhu cầu của về giao thông vận tải.

- Duy trì chất lượng môi trường, cảnh quan và hệ sinh thái, đa dạng sinh học.

Đứng trước những khó khăn của ngành GTVT như: tiêu hao tài nguyên năng lượng rất lớn đặc biệt là dầu mỏ, chiếm dụng tài nguyên đất cao hơn các ngành khác, gây ô nhiễm môi trường, không khí tiếng ồn lớn...đồng thời làm tăng gián tiếp chi phí xã hội như gây ách tắc giao thông, tai nạn giao thông, vì vậy phải nhanh chóng tìm ra phương thức mới để phát triển bền vững GTVT thích ứng với nhu cầu phát triển xã hội và môi trường. Nước ta có dân số đông, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nên lựa chọn phương thức ưu tiên phát triển đường thuỷ nội địa chứ không áp dụng mô hình phát triển phương tiện giao thông đường bộ. Sở dĩ như vậy là vì giao thông thuỷ nội địa là phương thức GTVT sử dụng ít tài nguyên và tiết kiệm năng lượng nhất (tỷ lệ tiêu hao năng lượng bình quân cho một đơn vị vận chuyển hàng không, đường bộ, giao thụng thuỷ là khoảng 11:6:1). Bên cạnh đó, giao thụng thuỷ có ưu điểm là đơn vị năng lực vận chuyển tận dụng được điều kiện tự nhiên của các dòng chảy (đường bộ chiếm gấp 25 lần so với đường sắt), sử dụng

17

tài nguyên đất có hiệu quả; Điều quan trọng nữa là điều kiện tự nhiên nước ta có nhiều sông suối nên rất thuận lợi cho phát triển giao thông thuỷ nội địa. Trong vấn đề gây ô nhiễm đối với không khí, giao thông thuỷ rất nhỏ so với đường bộ (ứơc tính mức ô nhiểm giao thụng thuỷ nội địa chỉ bằng 1/40 so với đường bộ), tiếng ồn cũng nhỏ hơn rất nhiều so với đường bộ.

Hiện nay, lượng vận chuyển hàng hoá bằng giao thông thuỷ đang dần chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lượng vận chuyển hàng hoá toàn quốc, góp phần đảm bảo nhu cầu trong phạm vi toàn quốc và phát huy tác dụng then chốt góp phần vận hành nền kinh tế quốc dân. Ngành giao thông thuỷ đã đề ra đường lối chiến lược “ Quy hoạch hệ thống giao thông thuỷ nội địa đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”, mục tiêu tổng thể là hiện đại hoá kết cấu hạ tầng mạng lưới giao thông thuỷ đến năm 2020, nâng cao năng suất vận chuyển và trình độ trang thiết bị kỹ thuật.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất giải pháp tăng cường quản lý hạ tầng đường thủy nội địa theo định hướng phát triển giao thông đường thủy bền vững (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)