Thực trạng công tác quản lý hạ tầng giao thông thủy nội địa miền Bắc

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất giải pháp tăng cường quản lý hạ tầng đường thủy nội địa theo định hướng phát triển giao thông đường thủy bền vững (Trang 47 - 51)

Bên cạnh sự phát triển của hai thị trấn và các xã tại khu vực cửa Đáy, sự phát triển mạnh của các khu công nghiệp Tam Điệp, Ninh Bình, Nam Định, Phủ Lý, Thanh Hoá ... cộng với điều kiện tự nhiên vô cùng thuận lợi của sông Đáy, cửa Đáy đã, đang và sẽ tiếp tục được quan tâm đầu tư khai thác như một tuyến vận tải huyết mạch phục vụ công nghịêp hoá, hiện đại hoá khu vực và cả nước.

2.2 Thực trạng công tác quản lý hạ tầng giao thông thủy nội địa miền Bắc Bắc

2.2.1. Thực trạng hệ thống giao thông thủy nội địa miền Bắc

Nằm trong khu vực Đồng bằng Bắc Bộ với hai lưu vực sông chính, nối liền liên hoàn ảnh hưởng lẫn nhau là lưu vực sông Hồng và lưu vực sông Thái Bình. Mật độ sông khu vực này khá cao, trên mức bình quân cả nước (0,17km sông/1kmP

2

P so với 0,127km/kmP 2

P của cả nước), các sông chảy qua hầu hết các thành phố, các khu dân cư, khu công nghiệp tập trung. Các tuyến vận tải chính của khu vực gồm:

 Tuyến Quảng Ninh – Hải Phòng đi qua Hà Nội lên Việt Trì, Hòa Bình, Yên Bái, Lào Cai, Tuyên Quang, Sơn La, Lai Châu.

 Tuyến Quảng Ninh – Hải Phòng đi Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Hưng Yên, Hà Nam và Thanh Hóa.

 Tuyến Quảng Ninh – Hải Phòng đi Phả Lại, Đáp Cầu, Bắc Ninh, Bắc GIang và Thái Nguyên.

36

 Hàng hóa vận chuyển chủ yếu là than đá xuất khẩu, than cho điện, cho sản xuất xi măng, cho công nghiệp khác và cho tiêu dùng; các loại vật liệu xây dựng: đá, cát, sỏi, gạch, ngói, sắt xây dựng; nguyên liệu và vật tư xi măng; thiết bị; sắt và phôi thép; phân bón, lúa gạo, xăng dầu …

 Các tuyến vận tải ven biển khu vực phía Bắc tập trung chủ yếu ở khu vực Hải Phòng – Móng Cái, Quảng Ninh – Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An và một số lượng khác từ khu vực Quảng Ninh, Ninh Bình đi các tỉnh Bắc Trung Bộ, một số tuyến từ bờ ra đảo và giữa các đảo.

Từ năm 1975 trở về trước, khối lượng vận tải đường thủy nội địa chiếm tỷ trọng rất cao, khoảng 30 ÷ 42% thị phần về tấn và 42 ÷ 48% thị phần về trọng tải trong tổng khối lượng hàng vận chuyển nội địa của ngành giao thông vận tải.

Từ sau ngày giải phóng miền Nam 1975 các ngành vận tải khác, đặc biệt là đường bộ phát triển nhanh, nên dù vẫn liên tục phát triển với tốc độ cao nhưng tỷ trọng đã giảm xuống còn ở mức trên dưới 30% và tập trung chủ yếu vận chuyển hàng hóa, vận chuyển hành khách khu vực phía Bắc bằng đường thủy chiếm tỷ trọng rất khiêm tốn.

a) Về cảng bến

Tại khu vực phía Bắc có 11 cảng chính là: Cảng Hà Nội, cảng Khuyến Lương (Hà Nội), cảng Việt Trì (Phú Thọ), cảng Ninh Bình – Ninh Phúc (Ninh Bình), cảng Hòa Bình (Hòa Bình), cảng Đa Phúc (Thái Nguyên), cảng ÁLữ - Đáp Cầu (Bắc Giang), cảng Phả Lại.

Các cảng địa phương gồm cảng Chèm (Hà Nội), Chu Phan – Đức Bác (Vĩnh Phúc), Triều Dương – Bình Minh (Hưng Yên), Sơn Tây – Hồng Vân (Hà Nội), Nam Đinh (Nam Định), Tân Đệ (Thái Bình), Như Trác (Hà Nam),

37

Đáp Cầu – Đức Long – Bến Hồ - Kênh Vàng (Bắc Ninh), Á Lữ (Bắc Giang), Cống Cân (Hải Dương), Sở Dầu (Hải Phòng), Văn Phúc (Yên Bái), Tạ Bú – Tạ Hộc (Sơn La)…

b) Về phương tiện giao thông thuỷ nội địa

Phương tiện tham gia thủy nội địa khu vực phía Bắc khá phong phú và phức tạp. Đa dạng về loại hình, chủng loại, công suất, kết cấu, chất liệu vỏ …. Khác biệt về công dụng, về cấp độ, về địa bàn hoạt động, thậm chí khác nhau do sở thích, thuần phong mỹ tục của chủ sở hữu phương tiện. Nét nổi bật của đội tàu khu vực phía Bắc là:

- Được đóng bằng thép, rất ít vỏ gỗ, loại vỏ gỗ từ 30 tấn trở lên hầu như không có.

- Máy động lực đa dạng của nhiều quốc gia chế tạo.

- Các đoàn lai dắt bằng phương pháp đẩy chiếm ưu thế đặc biệt. - Còn tồn tại loại tàu chở khách tốc độ thấp dưới 30km/giờ.

Một số địa phương khu vực đồng bằng ven biển là nơi tập trung lượng phương tiện lớn cả về số lượng, trọng tải và công suất (xem biểu dưới) trừ tỉnh Phú Thọ, những năm gần đây đội tàu phát triển mạnh dù là tỉnh Trung du, do việc khai thác cát, sỏi trên sông Lô phát triển.

38

Bảng 2.2 – Phương tiện một số tỉnh phía Bắc

TT Địa phương Tổng số (chiếc) Tổng trọng tải (tấn) Ghế chở khách (chỗ) Công suất (cv) Ghi chú 1 Bắc Ninh 627 121.044 965 52.288 2 Quảng Ninh 4.520 162.718 14.504 155.026 3 Thái Bình 1.776 58.341 1.162 21.843 4 Vĩnh Phúc 536 68.295 576 35.940 5 Hà Nội 5.684 762.988 54.752 63.464 6 Hải Dương 1.532 255.302 1.347 91.307 7 Hải Phòng 1.549 263.400 14.251 130.676 8 Nam Định 2.490 445.675 1.148 145.349 9 Ninh Bình 1.947 143.235 3.443 44.364 10 Phú Thọ 1.154 138.529 1.857 68.632

Nguồn: Báo cáo tổng hợp về đội tàu năm 2011 của Cục ĐTNĐ Việt Nam

c) Khu vực hấp dẫn của cửa sông miền Bắc

Cửa Văn Úc và cửa Đáy nằm ở hai khu vực hấp dẫn nhất miền Bắc. Sông Văn Úc nằm gần như trọng vẹn trên địa bàn thành phố Hải Phòng, thành phố công nghiệp lớn trong tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh với các khu kinh tế lớn như:

+ Khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải diện tích 21.600 ha. + Khu kinh tế ven biển Thái Bình diện tích 30.583 ha. + Khu kinh tế Vân Đồn Quảng Ninh diện tích 55.133 ha.

39

Bên cạnh đó là hàng trăm khu công nghiệp lớn, nhiều khu giao thông thủy nội địa, khu bảo tồn sinh thái ven biển Quảng Ninh, đảo Cát Hải, Cát Bà, khu bảo tồn sinh thái Thái Bình.

Sông Đáy suốt chiều dài nằm trên địa bàn của các tỉnh thành: Hà Nội, Hòa Bình, Hà Nam, Ninh Bình với các khu kinh tế quan trọng trong vùng như:

+ Khu kinh tế Ninh Cơ Nam Định diện tích 13.950 ha. + Khu kinh tế Kim Sơn Ninh Bình diện tích gần 15.000ha.

Các khu công nghiệp Nam Hà Nội, Đồng Văn, Phủ Lý, Ninh Bình, Tam Điệp … với hàng chục nhà máy sản xuất xi măng, phân bón, hệ thống cảng dọc sông Đáy cho tàu biển đến 3.000 tấn ra vào là những yếu tố tạo nên nhu cầu vận tải thuận lợi cho phát triển.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất giải pháp tăng cường quản lý hạ tầng đường thủy nội địa theo định hướng phát triển giao thông đường thủy bền vững (Trang 47 - 51)