Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ quản lý trường mầm non vùng núi tỉnh thái nguyên (Trang 92 - 93)

9. Cấu trúc luận văn

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Trong giai đoạn mới của sự nghiệp phát triển giáo dục, trước yêu cầu mới của sự phát triển kinh tế-xã hội và xu thế hội nhập, đội ngũ cán bộ quản lý mầm non là lực lượng nòng cốt trong việc đưa giáo dục phát triển bền vững, đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao về nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài để phục vụ cho sự nghiệp công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Muốn giải quyết được yêu cầu mang tính cấp thiết nêu trên phải tiến hành đồng bộ các nhiệm vụ đó là: không ngừng tăng cường đội ngũ cán bộ quản lý mầm non lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, trước hết phải thường xuyên kiện toàn và bổ sung đội ngũ cán bộ quản lý mầm non trẻ; đào tạo trình độ chuyên môn đạt trên chuẩn; được bồi dưỡng về phẩm chất đạo đức, kỹ năng quản lý đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ mới. Mặt khác không ngừng bồi dưỡng về mọi mặt cho đội ngũ cán bộ quản lý mầm non đã có thâm niên quản lý mầm non; bởi lẽ một bộ phận cán bộ quản lý mầm non khi được bổ nhiệm do thiếu về số lượng nhưng chưa đủ điều kiện chuẩn về trình độ đào tạo (đào tạo chuyên môn Tiểu học) hoặc một bộ phận đội ngũ được chọn lọc từ lực lượng giáo viên có năng lực, có uy tín trong chuyên môn, mà chưa được bồi dưỡng hoặc đào tạo về quản lý giáo dục, quản lý nhà nước hay lý luận chính trị.

Trong quá trình quản lý trường học, người cán bộ quản lý không chỉ làm nhiệm vụ quản lý thuần tuý về hành chính mà còn tham gia vào lĩnh vực chuyên môn, từ khâu xây dựng kế hoạch chiến lược cho sự phát triển của nhà trường, bồi dưỡng giáo viên, đến khâu đánh giá, để phát huy tốt nhất những mặt mạnh của mỗi thành viên trong đội ngũ với tính cách đa dạng khác nhau; không ngừng điều chỉnh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

các biện pháp, thiết kế các giải pháp mang tính khả thi để đưa nhà trường thực hiện tốt các mục tiêu đã đề ra. Vì vậy yếu tố bồi dưỡng chuyên môn có ý nghĩa cực kỳ quan trọng để nâng cao trình độ văn hoá, chuyên môn nghiệp vụ, để người cán bộ quản lý thực sự là người có năng lực chuyên môn, có hiểu biết sâu sắc trong lĩnh vực quản lý nói chung, quản lý ngành học mầm non nói riêng, có khả năng chủ động cải tiến, đổi mới hoạt động của người quản lý nhà trường. Với tầm quan trọng như trên, quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ quản lý giáo dục góp phần thiết thực nhằm nâng cao chất lượng GDMN của mỗi địa phương.

Một phần của tài liệu quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ quản lý trường mầm non vùng núi tỉnh thái nguyên (Trang 92 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)