Nguyên tắc đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ quản lý trường mầm non vùng núi tỉnh thái nguyên (Trang 74 - 113)

9. Cấu trúc luận văn

3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp

* Nguyên tắc

- Đảm bảo tính hệ thống

Quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên và CBQLGDMN là bao gồm hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý đối với khách thể quản lý (giáo viên và CBQLGDMN) nhằm đạt được mục tiêu đã định trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho ngành giáo dục và đào tạo.

Bồi dưỡng là một hoạt động có mục đích, có kế hoạch cho nên công tác quản lý bồi dưỡng là phải ngăn ngừa xu hướng tùy tiện, lệch lạc, dàn trải kém chất lượng và hiệu quả. Quản lý công tác bồi dưỡng là phải gắn liền với với hệ thống thông tin chất lượng giáo dục, yêu cầu về nhân lực.

Quản lý công tác bồi dưỡng bao gồm quản lý từ chương trình, nội dung, phương pháp và đánh giá quy trình theo mục tiêu đã định.

- Đảm bảo tính đồng bộ

Công tác bồi dưỡng CBQL và giáo viên mầm non là một hoạt động giáo dục có ý nghĩa cự kỳ quan trọng, gắn liền với quan điểm học tập thường xuyên, học tập suốt đời, trở thành phương thức chủ yếu trong mọi hoạt động giáo dục- đào tạo. Quản lý công tác bồi dưỡng nói chung, bồi dưỡng chuyên môn nói riêng là một hoạt động chỉ đạo, điều hành phối hợp với các lực lượng xã hội có liên quan nhằm tăng cường công tác hướng dẫn gắn liền với yêu cầu nâng cao năng lực trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho CBQLGDMN và giáo viên nhằm nâng cao chất lượng GD&ĐT. Quản lý công tác bồi dưỡng: Xây dựng hệ thống tổ chức, mạng lưới ổn định cả về mô hình, lực lượng, cơ chế hoạt động bồi dưỡng. Tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo của ngành mà trực tiếp là Phòng GD&ĐT huyện Định Hóa. Tập trung là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tốt khâu: lập kế hoạch tổ chức thực hiện ngay từ đầu năm học; xây dựng đội ngũ cốt cán bồi dưỡng đủ mạnh; chủ động đảm bảo các yếu tố điều kiện (liên hệ mua sách, tài liệu học tập, chuẩn bị kinh phí); tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra; gắn yêu cầu về công tác bồi dưỡng giáo viên với các tiêu chí thi đua hàng tháng, học kỳ, cuối năm học của từng đơn vị, cá nhân; ban hành những quy định cụ thể về việc tổ chức công tác bồi dưỡng làm cơ sở cho việc chỉ đạo thống nhất thuận lợi cho việc kiểm tra, đánh giá, xếp loại.

Tăng cường vai trò trách nhiệm của Ban giám hiệu và tổ chuyên môn, đặc biệt là vai trò quản lý, chỉ đạo của người Hiệu trưởng trường học trong việc thực hiện kế hoạch, tổ chức thực hiện ở đơn vị cơ sở trường học. Quan tâm đầu tư Trung tâm giáo dục thường xuyên của huyện đủ mạnh về đội ngũ và cơ sở vật chất, kinh phí ngân sách để đảm nhận tốt vai trò tham mưu và tổ chức công tác bồi dưỡng.

Quán triệt và chỉ đạo chặt chẽ yêu cầu đổi mới phương thức bồi dưỡng theo phương thức: Lấy việc tự học, tự nghiêm cứu là chính (trên cơ sở phải có đủ tài liệu bồi dưỡng) kết hợp với việc trao đổi thảo luận ở tổ nhóm chuyên môn, có sự định hướng giải đáp thắc mắc của đội ngũ cốt cán và các chuyên gia về bộ môn, bậc học. Trong quá trình tự học, tự bồi dưỡng, yêu cầu bắt buột người học phải đọc, nghiên cứu, tóm tắt (tổng thuật) nội dung chuyên đề, trình bày lại những vấn đề này trước tổ chuyên môn - nghiên cứu khả năng ứng dụng, vận dụng vào thực tiễn.

* Đảm bảo tính pháp lý

Quản lý công tác bồi dưỡng: Từng bước hoàn chỉnh các văn bản pháp quy và cơ chế chính sách về quản lý, chỉ đạo, điều hành, phối hợp cho từng cơ sở trên địa bàn. Quản lý công tác bồi dưỡng cả về tầm vĩ mô bằng các văn bản chỉ đạo, quy chế bồi dưỡng thích hợp cả về tầm vi mô trong quá trình thực hiện bồi dưỡng ở cơ sở.

3.2. Các biện pháp quản lý công tác bồi dƣỡng chuyên môn cho cán bộ quản lý trƣờng mầm non vùng núi tỉnh Thái Nguyên

Xuất phát từ lí luận và thực tiễn của công tấc bồi dưỡng chuyên môn cho mọi đối tượng; với nhận thức về công tác quản lý bồi dưỡng chuyên môn cho CBQLGDMN vùng núi tỉnh Thái Nguyên, cần có những biện pháp như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.2.1. Biện pháp1: Đổi mới hình thức bồi dưỡng dựa trên mô hình “Đào tạo dựa

trên năng lực”

* Mục tiêu biện pháp

Đáp ứng chuẩn nghề nghiệp giáo viên và chuẩn CBQLGDMN nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

Bồi dưỡng CBQLGDMN là nhiệm vụ chiến lược của ngành học trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ. Tổ chức bồi dưỡng đội ngũ CBQLGDMN phải được thường xuyên tổ chức trên cơ sở nhu cầu bồi dưỡng của chính đội ngũ CBQLGDMN.

* Nội dung và cách thực hiện

Để tiến hành hoạt động bồi dưỡng cần tuân thủ theo cách thực hiện biện pháp gồm các bước sau:

Bước 1: Xác định nhu cầu bồi dưỡng

Việc xác định nhu cầu bồi dưỡng cho đội ngũ CBQLGDMN cần phân tích những vấn đề cơ bản: Một là, có sự tồn tại nhu cầu bồi dưỡng hay không? hai là, lý do phải tiến hành bồi dưỡng? ba là, nhu cầu bồi dưỡng cần xác định thuộc loại nào?

Bước 2: Xác định mục tiêu công tác bồi dưỡng

- Xây dựng kế hoạch dài hạn về bồi dưỡng cho CBQLGDMN, trong đó ưu tiên cho bồi dưỡng nâng chuẩn để CBQLGDMN huyện Định Hóa đạt 100% có trình độ trên chuẩn về GDMN. Khi trình độ đào tạo đồng đều tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các hoạt động bồi dưỡng.

- Xây dựng đồng thời những mục tiêu trước mắt cho công tác bồi dưỡng chuyên môn nhằm tiếp cận với các nội dung chương trình GDMN mới đang được thực hiện thí điểm tại 20 tỉnh, thành phố trong cả nước. Các hình thức bồi dưỡng phù hợp với trình độ và điều kiện thời gian của CBQLGDMN. Ưu tiên đặc biệt đối với các nội dung chuyên môn giúp cho CBQLGDMN hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý chuyên môn, là người cố vấn cho hội đồng sư phạm của nhà trường cụ thể là: Biết cách quản lý việc thực hiện chương trình đúng về nội dung, tiến độ theo từng chủ đề; tham gia tổ chức bồi dưỡng giáo viên, giúp đỡ họ đánh giá những hoạt động sư phạm được tổ chức cho trẻ; giải đáp các thắc mắc trong chuyên môn cho giáo viên. Ngoài ra cần quan tâm đến những vấn đề quản lý trường mầm non theo Điều lệ trường mầm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

non ban hành năm 2008 và Quyết định 36 và Quy chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia. Trên cơ sở xác định nhu cầu bồi dưỡng, để kết thúc khóa bồi dưỡng, người học được đánh giá đã đạt được gì về kiến thức, kỹ năng, thái độ?

Bước 3: Xác định nội dung và phương pháp, phương tiện bồi dưỡng

- Dựa vào mục tiêu bồi dưỡng.

- Dựa vào chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non.

- Dựa vào yêu cầu của Hiệu trưởng và phó hiệu trưởng trong công tác quản lý nhà trường và quản lý giáo dục mầm non.

- Xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng đáp ứng nhu cầu, phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ của cán bộ quản lý giáo dục mầm non.

- Lựa chọn các phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng phù hợp để đạt hiệu quả cao.

Bước 4: Tổ chức triển khai bồi dưỡng

- Dựa trên kế hoạch, chương trình bồi dưỡng của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT chịu trách nhiện xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục mầm non trên phạm vi toàn huyện.

- Xây dựng, lựa chọn đội ngũ giảng viên cốt cán lâu dài, có nhiều kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng, đội ngũ này phải có chuyên môn sâu cho từng môn học hoặc chuyên ngành.

- Chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho triển khai bồi dưỡng chuyên môn (tài liệu bồi dưỡng cho học viên, thiết bị phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng và thực hành của học viên) đảm bảo đủ về số lượng, kịp thời về thời gian.

- Chuẩn bị kinh phí cho lớp học, trước mắt phải có sự hỗ trợ từ nguồn ngân sách Nhà nước.

- Chỉ đạo chặt chẽ công tác bồi dưỡng theo từng đợt (lớp) theo đúng kế hoạch.

Bước 5: Đánh giá, phản hồi

Nhiệm vụ này phải được thực hiện thường xuyên trong suốt quá trình bồi dưỡng, nhằm kịp thời điều chỉnh những vấn đề về nội dung, phương pháp bồi dưỡng cho phù hợp với đối tượng hoặc từng chuyên đề.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Qua các bước đã trình bày ở trên cho chúng ta thấy, nhu cầu về bồi dưỡng kỹ năng quản lý-hành chính của cán bộ quản lý trường mầm non. Vượt trội hơn về nhu cầu bồi dưỡng chuyên môn (ở mức độ rất cần thiết là 72,42%). Điều này phản ánh rất trung thực, khách quan về sự thiếu thốn năng lực quản lý của cán bộ quản lý trường mầm non, đồng thời cũng bộc lộ rõ nhận thức của đội ngũ này về vai trò của hoạt động chuyên môn trong nhà trường của người cán bộ quản lý trường mầm non. Trên thực tế hiện nay, GDMN là bậc học mang tính xã hội hóa cao nhất; chuyên môn đặc thù nhất trong các bậc học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; đội ngũ giáo viên đa dạng nhất về trình độ đào tạo (không qua đào tạo, Sơ cấp, Trung học, Cao đẳng và Đại học).

Trước những yêu cầu đổi mới trong giai đoạn hiện nay, tiếp tục đối mới giáo dục mầm non trên diện rộng và ở nhiều lĩnh vực, trước hết là đổi mới công tác quản lý. Do đó vấn đề đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ CBQL trường mầm non để đội ngũ này phải thực sự là những người tiên phong, tinh thông về chuyên môn nghiệp vụ và tâm huyết với sự nghiệp GDMN. Thực hiện chủ chương của Bộ GD&ĐT về công tác bồi dưỡng cho CBQLGDMN xong chưa mang tính chủ động, chưa xuất phát từ nhu cầu do sự thiếu hụt về chuyên môn để đáp ứng nhu cầu cho cán bộ quản lý.

* Điều kiện để thực hiện

- Thường xuyên thanh tra, kiểm tra để xếp loại cán bộ quản lý, giáo viên từ đó tổ chức đào tạo bồi dưỡng những nội dung mà họ còn yếu, còn thiếu.

- Đánh giá được năng lực của cán bộ quản lý, giáo viên.

- Quan tâm tạo điều kiện để cử cán bô quản lý đi học đề đáp ứng chuẩn nghề nghiệp và chuẩn cán bộ quản lý giáo dục mầm non.

3.2.2. Biện pháp 2: Làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục để tăng cường đầu tư và

sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho công tác bồi dưỡng chuyên môn. * Mục tiêu biện pháp

Nhằm huy động tối đa các nguồn lực đầu tư cho GDMN và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho công tác bồi dưỡng chuyên môn là một trong những nhiệm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

vụ hết sức quan trọng của công tác QLGD mầm non.Trong công tác bồi dưỡng chuyên môn ngành học mầm non, công tác quản lý phải ưu tiên và phải được đi trước một bước.

* Nội dung và cách thực hiện

Trước hết phải xác định việc đầu tư nguồn nhân lực phục vụ cho công tác bồi dưỡng chuyên môn đối với GDMN bao gồm những gì? Nguồn lực đầu tư cho công tác bồi dưỡng chuyên môn GDMN ở đây được hiểu là các yếu tố, các điều kiện phục vụ trực tiếp cho công tác bồi dưỡng chuyên môn (cơ sở vật chất, tài chính, trang thiết bị đồ dùng dạy học, học liệu, tài liệu tham khảo).

Với đặc thù của ngành học mầm non về nội dung mang tính linh hoạt, tính tình huống; phương pháp tích hợp theo chủ đề, bởi vậy trong quá trình bồi dưỡng không thể thiếu các điều kiện tối thiểu như: Tài liệu bồi dưỡng chuyên môn, đồ dùng dạy học phục vụ cho minh họa, tổ chức các hoạt động thực hành. Ngoài ra, các điều kiện khác như lớp thực hành, sân tập, mô hình hóa về môi trường tổ chức các góc hoạt động cho trẻ theo từng độ tuổi, các học liệu được tận dụng từ các nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương hoặc nguyên vật liệu tái sử dụng, giúp cho giáo viên có cơ hội vận dụng thực tế trong quá trình bồi dưỡng chuyên môn.

Xuất phát từ những cơ sở lý luận trên, từ mục tiêu phát triển GDMN. Cách thực hiện biện pháp và xây dựng kế hoạch chi tiết những nội dung phục vụ cho công tác bồi dưỡng chuyên môn cho từng năm từ nay đến năm 2015 được xác định như sau:

- Coi công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ CBQL là một yêu cầu, nhiệm vụ có tính chiến lược, nhằm nâng cao chất lượng GDMN của huyện từ nay đến năm 2015. Tất cả đội ngũ CBQLGDMN của huyện có trách nhiệm, nghĩa vụ đóng góp và tham gia tích cực vào công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; phải coi công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ là một nhiệm vụ quan trọng trong kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học và là một trong những tiêu chí thi đua của ngành học và của nhà trường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Căn cứ vào đề án phát triển GDMN của huyện, đề xuất và tham mưu với Uỷ ban nhân dan huyện phân bổ kinh phí đảm bảo tỷ lệ phù hợp theo quy định từ Trung ương. Đồng thời huyện sẽ bổ sung nguồn kinh phí phù hợp để hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất, tạo môi trường đa dạng, linh hoạt cho các hoạt động giáo dục trẻ. Đầu tư mua sắm thêm các trang thiết bị, đồ dùng- đồ chơi, tài liệu tham khảo cho các cơ sở GDMN trên địa bàn huyện. Chú trọng ưu tiên các cơ sở GDMN vùng sâu, vùng xa của huyện để thu hẹp dần sự chênh lệch chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ trong các nhà trường trên địa bàn huyện.

- Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục để thu hút tối đa mọi nguồn lực của các tổ chức xã hội, các ban ngành đoàn thể để cùng chăm lo cho GDMN đặc biệt là công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý giáo dục mầm non.

- Xây dựng đội ngũ cốt cán vừa giỏi chuyên môn, có tinh thầm, ý thức trách nhiệm cao, đồng thời có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý GDMN, từng bước củng cố, ổn định công tác bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ quản lý theo hướng tích cực, hiện đại và có kế thừa, với mục tiêu: Chất lượng, hiệu quả.

- Thực hiện đổi mới công tác bồi dưỡng theo phương châm: Thiết thực, hiệu quả. Trên cơ sở tài liệu bồi dưỡng của Bộ, Sở GD&ĐT, bổ sung thêm một số nội dung gắn với thực tiến của huyện Định Hóa. Khuyến khích những sáng tạo mang tính thực tiễn của cá nhân, tập thể áp dụng trong quá trình bồi dưỡng (cả nội dung và hình thức). Chú trọng cập nhật thông tin, kinh nghiệm tiên tiến, hiện đại trong công tác QLGD mầm non của các địa phương, nhất là của các nước tiên tiến trên thế giới và trong khu vực.

3.2.3. Biện pháp 3. Tổ chức phối hợp với các cơ sở có kinh nghiệm về công tác bồi

dưỡng cán bộ quản lý giáo dục mầm non * Mục tiêu biện pháp

Giúp cho cán bộ quản lý được, trao đổi chia sẻ kinh nghiệm về công tác bồi dưỡng cho cán bộ quản lý giáo dục mầm non.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn * Nội dung và cách thực hiện

Trao đổi, học tập, chia sẻ kinh nghiệm là một trong những nội dung quan

Một phần của tài liệu quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ quản lý trường mầm non vùng núi tỉnh thái nguyên (Trang 74 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)