Quản lý thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình bồ

Một phần của tài liệu quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ quản lý trường mầm non vùng núi tỉnh thái nguyên (Trang 33 - 113)

9. Cấu trúc luận văn

1.4.2.1.Quản lý thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình bồ

mầm non

1.4.2.1. Quản lý thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục mầm non lý giáo dục mầm non

- Mục tiêu bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực quản lý chuyên môn cho cán bộ quản lý giáo dục mầm non nhằm đáp ứng yêu cầu giáo dục mầm non trong quá trình phát triển.

- Chương trình bồi dưỡng phải mang tính phát triển, sát với thực tế và yêu cầu của phát triển giáo dục mầm non hiện nay.

- Quản lý việc thực hiện đủ, đúng nội dung chương trình bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý giáo dục mầm non.

- Quản lý việc xây dựng và phát triển chương trình bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý giáo dục mầm non.

- Quản lý việc kiểm tra, đánh giá thực hiện chương trình bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ quản lý giáo dục mầm non.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1.4.2.2. Quản lý hoạt động giảng dạy bồi dưỡng của giảng viên tham gia bồi dưỡng

- Quản lý hoạt động thiết kế bài giảng của giảng viên. - Quản lý thực hiện nội dung chương trình của giảng viên.

- Quản lý kết quả bồi dưỡng của giảng viên, các phương pháp, hình thức bồi dưỡng mà giảng viên đã sử dụng.

- Quản lý thực hiện nền nếp dạy học.

- Theo dõi giám sát về hoạt động giảng dạy của giảng viên trong mối quan hệ với đối tượng bồi dưỡng.

1.4.2.3. Quản lý hoạt động đổi mới phương pháp, hình thức bồi dưỡng chuyên môn nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý giáo dục mầm non tham gia bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý giáo dục mầm non tham gia bồi dưỡng và nâng cao hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng

- Tập huấn nâng cao năng lực cho giảng viên về các phương pháp giảng dạy, chỉ đạo tích cực vận dụng các phương pháp dạy học mới để phát huy vai trò của người học trong quá trình bồi dưỡng.

- Nâng cao ý thức tự bồi dưỡng, đổi mới phương pháp giảng dạy cho giảng viên. - Các hình thức bồi dưỡng: Kết hợp bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng theo chu kỳ, bồi dưỡng theo sự định hướng của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Cung cấp cho giảng viên những thông tin về người học, những yêu cầu cần thiết đối với người học sau khi bồi dưỡng.

1.4.2.4. Quản lý hoạt động của học viên (cán bộ quản lý mầm non).

- Phát huy vai trò tự học của học viên.

- Phát huy năng lực tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ của học viên.

- Quản lý việc thực hiện giờ giấc học tập trong mối quan hệ chỉ đạo, hướng dẫn của giảng viên, chấp hành đúng những nội dung, chương trình, quy chế bồi dưỡng.

- Đánh giá khách quan chính xác, công bằng về tinh thần, ý thức, thái độ tham gia bồi dưỡng của học viên và kết quả học tập bồi dưỡng của học viên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1.4.2.5. Điều kiện để thực hiện có hiệu quả nội dung quản lý bồi dưỡng chuyên môn

- Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học

- Quan tâm nguồn kinh phí hỗ trợ cho giảng viên, học viên tham dự các lớp bồi dưỡng.

- Học viên phải có trình độ chuyên môn nhất định.

1.4.2.6. Quản lý kết quả bồi dưỡng

- Đánh giá kết quả bồi dưỡng.

- Thông tin phản hồi tới người học và tới cơ quan quản lý; rút kinh nghiệm cho các hoạt động bồi dưỡng tiếp theo.

1.4.2.7. Quản lý cơ sở vật chất

- Bổ sung cơ sở vật chất - trang thiết bị đồ dùng đồ chơi để đáp ứng yêu cầu chăm sóc và giáo dục trẻ.

- Tu sửa, cải tạo cơ sở vật chất - trang thiết bị đảm bảo theo yêu cầu quy định tại Điều lệ trường mầm non... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.5. Định hƣớng về quản lý công tác bồi dƣỡng chuyên môn cho cán bộ quản lý trƣờng mầm non vùng núi tỉnh Thái Nguyên

1.5.1. Định hướng về quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ quản lý các trường mầm non huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên các trường mầm non huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên

Giáo dục và đào tạo luôn là yếu tố then chốt trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII đã xác định mục tiêu của giáo dục mầm non từ nay đến năm 2020 là:“Xây dựng, hoàn chỉnh và phát triển bậc học mầm non cho hầu hết con em trong độ tuổi. Phổ biến kiến thức nuôi, dạy trẻ cho các gia đình”.

Thực hiện mục tiêu đó, tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều chương trình hành động, mục tiêu phát triển GDMN. Tỉnh Thái Nguyên đã xác định: Phát triển GDMN phù hợp với đặc điểm, tình hình kinh tế - xã hội theo từng vùng miền, mở rộng hợp lý các loại hình công lập, dân lập, tư thục... ở những vùng kinh tế phát triển để thu hút trẻ trong độ tuổi đến các cơ sở GDMN. Toàn tỉnh phấn đấu đạt tỷ lệ huy động trẻ đến trường, lớp và và các cơ sở GDMN như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- 18- 20% trẻ trong độ tuổi nhà trẻ đi nhà trẻ, nhóm trẻ những vùng khó khăn và những vùng thuận lơi từ 22-25 %

- 78-80 % trẻ trong độ tuổi mẫu giáo đến trường, lớp mẫu giáo tư thục, khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Khu vực thuận lợi phấn đấu đạt 82- 87% trở lên.

- 99,8% trẻ 5 tuổi được chăm sóc và giáo dục tại các cơ sở giáo dục mầm non, riêng các vùng thuận lợi, có điều kiện phấn đấu đạt 100%.

Quan điểm định hướng xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non tỉnh Thái Nguyên từ nay đến 2015.

Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của mọi công việc. Về việc này Bác Hồ dã từng chỉ rõ: Cán bộ là cái gốc của mọi công việc, mọi việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém. Chính vì vậy Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương (khoá VIII) đã có Nghị quyết về chiến lược cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ trong thời kỳ mới đã được Nghị quyết xác định: “Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức các cấp từ Trung ương đến cơ sở, đặc biệt là cán bộ đứng đầu có phẩm chất và năng lực, có bản lĩnh chính trị vững vàng trên cơ sở lập trường của giai cấp công nhân, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo có sự chuyển tiếp liên tục và vững vàng giữa các thế hệ cán bộ...”. Trong chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 có ghi: “Xây dựng và thực hiện chuẩn hoá đội ngũ CBQL giáo dục- đào tạo và bồi dưỡng thường xuyên đội ngũ CBQL các cấp về kiến thức, kỹ năng quản lý và rèn luyện phẩm chất đạo đức; đồng thời điều chỉnh, sắp xếp lại cán bộ theo yêu cầu mới phù hợp với năng lực và phẩm chất của từng người”.

* Về kế hoạch phát triển số lượng bậc học mầm non từ 2010 - 2020

- Tỷ lệ huy động trẻ từ 0- 5 tuổi ra lớp năm 2010 đạt 54,5% đến năm 2015 phấn đấu đạt 70% và đến năm 2020 phấn đấu đạt 90%.

- Tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi ra lớp năm 2010 đạt 99,94%, đến năm 2015 phấn đấu đạt 100%.

- Tỷ lệ trường mầm non đạt chuẩn quốc gia năm 2010 đạt 40,59% đến năm 2015 phấn đấu đạt 83% và đến năm 2020 phấn đấu đạt 100%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn * Về kế hoạch phát triển mạng lưới trường, lớp mầm non huyện Định Hóa

Năm học 2009- 2010 có tổng số 24 trường mầm non, 174 lớp, 3880 cháu, đến năm 2015 có 24 trường mầm non phấn đấu 178 lớp và 3974cháu, đến năm 2020 190 lớp và 4408 cháu.

1.5.2. Kế hoạch đào tạo - bồi dưỡng xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên của tỉnh Thái Nguyên của tỉnh Thái Nguyên

Kế hoạch đào tạo- bồi dưỡng CBQL mầm non phải được xây dựng từ cơ sở trường học đến Phòng GD&ĐT trên cơ sở có sự định hướng về quan điểm, mục tiêu xây dựng đội ngũ CBQL (nói riêng) theo từng thời gian nhất định. Sau khi tổng hợp kế hoạch đào tạo - bồi dưỡng cán bộ quản lý của huyện Định Hóa.

Đối với mỗi cấp khi xây dựng kế hoạch, cần xuất phát từ các căn cứ: - Quan điểm định hướng xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý mầm non. - Quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo, thực trạng đội ngũ CBQL. - Thực trạng giáo dục và đào tạo, thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý. - Xác định các yếu tố điều kiện phục vụ cho công tác đào tạo - bồi dưỡng. - Dựa vào các căn cứ trên để xác định rõ mục tiêu: Mục tiêu chung và các mục tiêu cụ thể về đào tạo - bồi dưỡng với từng đối tượng (đối tượng kế cận, đối tượng đương chức). Đề ra được các giải pháp thực hiện, từ đó cụ thể hóa xây dựng thành chương trình hành động cụ thể.

Theo kế hoạch chung về sự phát triển quy mô ngành học mầm non huyện Định Hóa từ năm 2006-2015 số CBQL, giáo viên tăng do phát triển quy mô, hai là thay thế cho giáo viên nghỉ chế độ. Vì vậy, cùng một lúc huyện Định Hóa vừa phải tăng cường số lượng đội ngũ, tạo điều kiện cho giáo viên đi học tập để nâng chuẩn, đồng thời vừa phải lên quy hoạch cán bộ quản lý vì hiện nay có 24 trường mầm non mới chỉ có 43 cán bộ quản lý, còn thiếu 5 người.

* Tiêu chuẩn chung

- Đối với cán bộ quản lý: Đến năm 2010, 100% cán bộ quản lý có trình độ đạt chuẩn trong đó có 23,08% có trình độ trên chuẩn. Đến năm 2015 phấn đấu 80% số cán bộ quản lý có trình độ đào tạo trên chuẩn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Đối với giáo viên: Đến năm 2010, 100% giáo viên có trình độ đạt chuẩn trong đó có 8,85% có trình độ trên chuẩn. Đến năm 2015 phấn đấu 50% số giáo viên có trình độ đào tạo trên chuẩn.

* Biện pháp tiến hành

- Đối với cán bộ quản lý sẽ cử đi đào tạo trên chuẩn và bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục theo kế hoạch hàng năm của Sở Giáo dục và Đào tạo. Năm 2010 bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho 6 cán bộ quản lý, số còn lại tiếp tục bồi dưỡng từ 2011 đến năm 2015.

- Hợp đồng, tuyển biên chế giáo viên mầm non, ưu tiên giáo viên có trình độ đào tạo trên chuẩn.

- Vận dụng chính sách chung cho giáo viên mầm non: Được hưởng các chế độ ưu đãi về học tập, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ; chế độ khen thưởng; các chế độ tôn vinh nhà giáo.

Trong 5 năm từ năm 2006- 2010, GDMN huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên đã có sự chuyển biến rất quan trọng cả về chất lượng và số lượng. Việc quản lý giáo dục mầm non từ cơ chế kế hoạch tập trung trong một thời gian dài, đã khiến cho các cơ sở GDMN thiếu năng động, sáng tạo. Trong khi ngay trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nhiều đơn vị cũng xa trung tâm như huyện Phổ Yên, huyện Đại Từ với những cơ chế quản lý phù hợp, hiệu quả nên đã từng bước thúc đẩy sự phát triển giáo dục mầm non cả về số lượng và chất lượng, đồng bộ về cơ cấu.

Một vấn đề đáng chú ý là các huyện này số lượng giáo viên biên chế rất ít nhưng Huyện Định hóa lại có 23/24 trường mầm non công lập chỉ còn duy nhất trường mầm non Chợ Chu là bán công. Tất cả các trường công lập đều được chỉ tiêu biên chế theo quy định. Để thực hiện kế hoạch xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia còn gặp nhiều khó khăn về các tiêu chuẩn như: Tiêu chuẩn 1: Tổ chức quản lý là do Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng chưa qua lớp bồi dưỡng quản lý giáo dục, chưa có trình độ trung cấp lý luận chính trị, chưa có bằng Cao đẳng sư phạm mầm non trở lên. Bên cạnh đó một số huyện như: Thành phố Thái Nguyên, Phổ Yên, riêng huyện Đại Từ trong năm học 2009 - 2010 có 7 trường mầm non đạt chuẩn quốc gia trong đó có 02 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong kế hoạch giai đoạn 2010 - 2015, đề án phát triển giáo dục mầm non của tỉnh Thái Nguyên đã được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua sẽ chuyển đổi 146 trường mầm non bán công sang trường mầm non công lập trong đó có trường mầm non Chợ Chu - huyện Định Hóa. Như vậy, trước mắt các trường phải ổn định về bộ máy quản lý, đảm bảo theo Điều lệ trường mầm non để điều hành toàn bộ mọi hoạt động của nhà trường. Đội ngũ CBQLGDMN không ngừng được nâng cao năng lực về tổ chức các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ quản lý trường mầm non; phải thực sự bám sát các yêu cầu về đổi mới GDMN trong giai đoạn hiện nay. Các bước đi để tăng cường năng lực cho đội ngũ CBQLGDMN còn quá chậm, chưa thể đón đầu những thành tựu phát triển mới của giáo dục mầm non.

Kết luận chƣơng 1

Quyết định 161/QĐ-TTg, ngày 15/02/2002 của Thủ tướng Chính phủ về công tác quản lý và đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý; Chỉ thị 40/CT-TW, ngày 15/6/2004 về nâng cao chất lượng nhà giáo và cán bộ quản lý đã đặt ra các cấp quản lý các nhiệm vụ mới về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên các trường phải đổi mới nội dung chương trình, phương pháp đào tạo.

Quản lý bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ quản lý giáo dục mầm non là quản lý nội dung chương trình bồi dưỡng chuyên môn, quản lý hoạt động của cán bộ quản lý và giáo viên, báo cáo viên tham gia bồi dưỡng, quản lý hoạt động học tập của học viên. Chất lượng và hiệu quả của quản lý bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ quản lý phụ thuộc vào cơ chế chính sách:

- Bồi dưỡng.

- Nội dung chương trình bồi dưỡng. - Năng lực cán bộ bồi dưỡng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC BỒI DƢỠNG CHUYÊN MÔN CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƢỜNG MẦM NON

VÙNG NÚI TỈNH THÁI NGUYÊN

2.1. Tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội địa phƣơng

2.1.1. Tình hình kinh tế - văn hoá - xã hội tỉnh Thái Nguyên

Thái Nguyên có diện tích tự nhiên 3534,35 km2

, Phía bắc giáp Bắc Kạn, phía tây giáp Tuyên Quang, tây nam giáp Vĩnh Phúc. Phía nam giáp Hà Nội, đông nam giáp Bắc Giang, đông bắc giáp Lạng Sơn. Thái Nguyên là tỉnh miền núi gồm 9 đơn vị hành chính trực thuộc: Định Hoá, Võ Nhai, Phú Lương, Đại Từ, Đổng Hỷ, Phổ Yên, Phú bình, Thị xã Sông Công và Thành phố Thái Nguyên với 180 xã, phường, thị trấn; trong đó 16 xã vùng cao, 109 xã, thị trấn miền núi. Dân số 1150.000 người, mật độ dân số 325 người/ km2

.

2.1.2. Sự nghiệp giáo dục và đào tạo

2.1.2.1. Khó khăn

- Do đời sống nhân dân nông thôn vùng núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa vẫn

Một phần của tài liệu quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ quản lý trường mầm non vùng núi tỉnh thái nguyên (Trang 33 - 113)