Công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng chuyên môn của cán bộ

Một phần của tài liệu quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ quản lý trường mầm non vùng núi tỉnh thái nguyên (Trang 69 - 74)

9. Cấu trúc luận văn

2.4.2.Công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng chuyên môn của cán bộ

Trước hết là việc tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn theo kế hoạch của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Định Hóa.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Bảng 20: CBQLGDMN huyện Định Hoá tham gia các lớp bồi dưỡng theo kế hoạch

TT Nội dung bồi dƣỡng

Đối tƣợng tham gia

2006 -2007 2007 - 2008 2008 - 2009 2009 - 2010

1

Triển khai thực hiện Chương trình Đổi mới hình thức tổ chức giáo dục trẻ Trường trọng điểm + CBQL cấp trường Cán bộ quản lý và giáo viên 2

Đánh giá sự phát triển của trẻ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Cán bộ quản lý và giáo viên

3

Nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm trong các cơ sở giáo dục mầm non Cán bộ quản lý và giáo viên cốt cán của huyện

4 Thực hiện thí điểm chương tình giáo dục mầm non mới

Cán bộ quản lý và giáo viên cốt cán của huyện 5 Học tập một số văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT: Điều lệ trường mầm non ban hành năm 2008; quyết định số 36, Quy chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, thông tư 71 chuẩn nghề nghiệp giáo viên

Cán bộ quản lý và

giáo viên cốt cán của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thông qua bảng trên, cho thấy: Hoạt động bồi dưỡng chuyên môn của huyện Định Hóa chưa mang tính đón đầu, mà hoàn toàn phụ thuộc theo kế hoạch của Sở GD&ĐT tỉnh Thái Nguyên. Ngoài ra, việc tiếp nhận nội dung bồi dưỡng chuyên môn của giáo viên, CBQLGDMN. Vì vậy, có thể nói CBQLGD các nhà trường vào cuộc không có sự chuẩn bị chu đáo, đầy đủ hơn so với giáo viên.

- Công tác tự bồi dưỡng của cán bộ quản lý mầm non: Đa số cán bộ quản lý mầm non chưa chủ động và ý thức tự bồi dưỡng chưa cao. Chủ yếu chỉ thông qua các hoạt động quan trọng và bổ sung kiến thức cần thiết qua một số tài liệu.

Bảng 21: Nguồn tài liệu tham khảo giúp cán bộ quản lý giáo dục mầm non tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn

TT Nguồn tài liệu tham khảo

Mức độ sử dụng (%) Thƣờng xuyên Không thƣờng xuyên Không sử dung

1 Tài liệu do Sở GD&ĐT cung cấp 95,34 4,66 0

2 Tủ sách của nhà trường 18,6 25,58 55,82

3 Báo giáo dục thời đại 18,6 23,25 58,15

4 Tạp chí giáo dục mầm non 90,69 9,31 0

5 Tài liệu do các trường sư phạm cung cấp 9,3 41,86 48,84

6 Nguồn từ Internet 0 16,27 83,73

Tổng cộng 35,65 20,15 44,2

Qua kết quả khảo sát cho thấy, hầu hết CBQL có thái độ tốt đối với việc sử dụng tài liệu tham khảo. Nguồn tài liệu phổ biến là do Sở GD&ĐT tỉnh Thái Nguyên cung cấp. Trên thực tế, do xu hướng phát triển của GDMN trong giai đoạn hiện nay, đó là: Cùng phát triển và hội nhập, để đáp ứng mục tiêu cho GDMN không phải là những mục tiêu chung chung mà là những mục tiêu cụ thể, là sự khởi đầu cho đào tạo nguồn nhân lực ngay từ Bậc học mầm non. Vì vậy nhằm phục vụ cho nhiệm vụ chuyên môn, nguồn tài liệu không chỉ dừng lại ở số tài liệu tham khảo chuyên ngành do cơ quan chỉ đạo cung cấp mà đòi hỏi người CBQL mầm non cần phải chủ động tích cực trong việc khai thác nguồn tài liệu tham khảo, coi đây là cẩm nang, giúp cho mỗi người luôn cập nhật tri thức khoa học GDMN. Có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Điều đáng nói trong số 94% CBQLGDMN sử dụng tài liệu tham khảo do Sở GD&ĐT cung cấp, số này tài liệu chủ yếu phục vụ cho giáo viên tham khảo để tổ chức các hoạt động CS&GD trẻ, số tài liệu tham khảo mang tính cơ sở nhằm xây dựng các tiêu chí đánh giá hoạt động chuẩn mực còn quá nghèo nàn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mặt khác, hoạt động tìm tòi trong tài liệu tham khảo để phục vụ cho chuyên môn chưa giúp cho người CBQLGDMN tiếp nhận những nội dung GDMN mới: Đó là những tiến bộ của khoa học giáo dục, trong đó có khoa học GDMN do các quốc gia trong khu vực đã tổng kết. Đây cũng chính là hướng đi mới, rất mạnh dạn của Bộ GD&ĐT về GDMN trong giai đoạn tới.

Kết luận chƣơng 2

* Mặt mạnh

Công tác bồi dưỡng cho đội ngũ CBQL, giáo viên mầm non được Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT quan tâm và chỉ đạo thường xuyên, hàng năm, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng GDMN trên địa bàn. Các nội dung bồi dưỡng chuyên môn bước đầu đã mang tính thiết thực, tạo sự đồng thuận trong công tác chỉ đạo của cơ quan quản lý chuyên môn, giúp cho các cơ sở GDMN trên địa bàn cớ cơ sở pháp lý trong công tác chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học.

* Hạn chế

- Kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn và nội dung bồi dưỡng chưa phù hợp với những yêu cầu cấp thiết hiện nay của GDMN huyện Định Hóa. Đó là vấn đề xây dựng chuẩn yêu cầu về chuyên môn đối với đội ngũ CBQLGDMN, làm cơ sở xác định nội dung bồi dưỡng phù hợp nhằm cung cấp hoặc bổ sung các kỹ năng hoạt động chuyên môn cho CBQLGDMN. Nội dung bồi dưỡng chuyên môn còn thiếu tính dự báo, tính định hướng; Công tác kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng chuyên môn đối với CBQLGDMN nói riêng, giáo viên mầm non nói chung chưa được tổ chức có trọng tâm, vì vậy, không đánh giá được hiệu quả của việc bồi dưỡng, đồng thời không phát hiện được những thiếu hụt của hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cũng như cách thức điều chỉnh để tiến hành các đợt bồi dưỡng kế tiếp đạt kết quả tốt hơn. Thiếu hồ sơ quản lý hoạt động chuyên môn hàng năm theo quy định của cơ quan quản lý giáo dục cấp trên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Công tác tổ chức nhân sự cho hoạt động bồi dưỡng chuyên môn vừa thiếu vừa yếu. Thiếu đội ngũ CBQL cốt cán mang tính chuyên nghiệp để vừa đảm đảm chức năng cung cấp tri thức khoa học GDMN, vừa trau dồi kinh nghiệm thực tiễn để tham gia bồi dưỡng cho CBQLGDMN, thiếu các biện pháp phù hợp để theo dõi hoạt động bồi dưỡng chuyên môn tại địa bàn huyện Định Hóa trong nhiều năm qua. Các điều kiện để thực hiện tốt hoạt động bồi dưỡng chuyên môn chưa được chú trọng và quan tâm đúng mức: Chưa xây dựng được các tiêu chí để đánh giá hoạt động chuyên môn của CBQLGDMN tại các cơ sở GDMN trên địa bàn huyện Định Hóa; Chưa biết tổ chức triển khai các hoạt động mang tính chuyên môn sâu để CBQLGDMN có điều kiện tham gia và thể hiện. Hầu như các cấp QLGD từ cấp tỉnh đến huyện đều chưa quan tâm tới việc đầu tư các điều kiện, phương tiện phục vụ cho công tác bồi dưỡng chuyên môn. Cơ chế có tính ưu tiên công tác bồi dưỡng chuyên môn cho CBQLGDMN hầu như không được đề cập tới trong kế hoạch phát triển của Bậc học mầm non trên địa bàn. Chính vì vậy, công tác xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia còn gặp rất nhiều khó khăn về tiêu chuẩn 1 (Tổ chức quản lý) và tiêu chuẩn 2 (Đội ngũ giáo viên và nhân viên) chưa cập chuẩn theo quy chế công nhận trường mầm non đạt chẩu quốc gia do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

- Công tác kiểm tra còn nhiều hạn chế: Chưa xây dựng được hệ thống tiêu chí đánh giá về chất lượng chuyên môn của đội ngũ CBQLGDMN; tiêu chí về hoạt động chỉ đạo chuyên môn của Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng tại các cơ sở giáo dục mầm non. Tiêu chí về hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên của CBQLGDMN.

Có thể nói việc quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ quản lý mầm non của huyện Định Hóa trong thời gian qua chưa được quan tâm đúng mức và thực sự chưa đạt được hiệu quả theo đúng yêu cầu và tinh thần đổi mới GDMN. Đây là vấn đề cần phải có sự quan tâm và vào cuộc của các cấp quản lý giáo dục.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 3

CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC BỒI DƢỠNG CHUYÊN MÔN CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƢỜNG MẦM NON

HUYỆN ĐỊNH HÓA - TỈNH THÁI NGUYÊN

Một phần của tài liệu quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ quản lý trường mầm non vùng núi tỉnh thái nguyên (Trang 69 - 74)