Cơ sở định hướng nâng cao chất lượng đào tạo CBQL giáo

Một phần của tài liệu quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ quản lý trường mầm non vùng núi tỉnh thái nguyên (Trang 32 - 33)

9. Cấu trúc luận văn

1.4.1.Cơ sở định hướng nâng cao chất lượng đào tạo CBQL giáo

Định hướng của ngành giáo dục (Chỉ thị 40/CT/TW ngày 15 tháng 6 năm 2004 về việc "Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Thủ tướng Chính phủ ra quyết định phê duyệt đề án: "Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục theo hướng chuẩn hoá nâng cao chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu... đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước" đã đề ra các nhiệm vụ cơ bản sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Xây dựng kế hoạch, làm rõ lộ trình củng cố và xây dựng năng lực đào tạo và bồi dưỡng của hệ thống các trường, các khoa sư phạm, các trường cán bộ quản lý.

- Đổi mới nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy ở các trường. - Các trường tham gia vào đổi mới chương trình sách giáo khoa, phương pháp giảng dạy trong hệ thống giáo dục (23.tr6).

Trong các hội thảo khoa học bàn về nâng cao chất lượng đào tạo về quản lý, về đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức năm 2006 đã đặt ra ba nhiệm vụ lớn là:

- Tìm kiếm mô hình đào tạo hợp lý và mô hình triển khai thực hiện;

- Nâng cao chất lượng dạy học trong các nhà trường hướng vào hoàn thiện mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp dạy học;

- Tăng cường vai trò chủ thể tích cực của người học, gắn lý thuyết với thực hành, lý luận với thực tiễn nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực trong thời kỳ hội nhập.

Một phần của tài liệu quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ quản lý trường mầm non vùng núi tỉnh thái nguyên (Trang 32 - 33)