Quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng

Một phần của tài liệu quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ quản lý trường mầm non vùng núi tỉnh thái nguyên (Trang 62 - 69)

9. Cấu trúc luận văn

2.4.2.4.Quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng

- Đánh giá kết quả bồi dưỡng. Phát triển kết quả bồi dưỡng.

* Công tác lập kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho CBQL giáo dục mầm non

Hàng năm thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học của Sở GD&ĐT tỉnh Thái Nguyên, tất cả CBQLGDMN nói chung và CBQL trường mầm non đều được tham gia lớp bồi dưỡng hè, với các nội dung:

- Triển khai các chủ trương, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, địa phương; đặc biệt các chủ trương, chính sách về giáo dục và đào tạo. Các nội dung liên quan đến chuyên môn sâu thông thường là về đổi mới giáo dục mầm non.

Kế hoạch bồi dưỡng do Phòng GD&ĐT tạo xây dựng, đảm bảo các điều kiện tối thiểu để có thể tổ chức tốt công tác bồi dưỡng: Thời gian, địa điểm, thành phần tham dự, các điều kiện phục vụ tham quan thực tế. Về nội dung: Theo kế hoạch và nội dung bồi dưỡng của Sở GD&ĐT, không có sự vận dụng và cụ thể hóa vào tình hình, đặc điểm của địa bàn huyện Định Hóa. Đây là nguyên nhân dẫn đến nội dung bồi dưỡng hè có sự chồng chéo, trùng lặp, nhắc lại nội dung đã bồi dưỡng của các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

năm trước. Xét về mặt tiến độ, thì kế hoạch bồi dưỡng hè bao giờ cũng đảm bảo đúng thời gian, song hiệu quả của công tác bồi dưỡng còn rất hạn chế. Nội dung có đáp ứng yêu cầu của người học hay không? Đã thực sự đổi mới công tác bồi dưỡng chưa? Có thể nói những vấn đề nêu trên chưa được giải quyết thỏa đáng trong các lớp bồi dưỡng của Phòng GD&ĐT huyện Định Hóa.

Bảng 17: Các nội dung bồi dưỡng CBQLGDMN huyện Định Hóa đã tham gia

TT Nội dung bồi dƣỡng

Thƣờng xuyên 1 lần/ năm (%) Thỉnh thoảng (%) Chƣa lần nào (%)

1 Bồi dưỡng chuyên môn trong hè cho tất

cả CBQL và giáo viên ngành học MN 100 0 0

2 Bồi dưỡng dành riêng cho CBQL 0 81,39 18,61

3 Bồi dưỡng theo chuyên đề 48,83 30,23 20,94

4 Bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục 23,25 53,48 23,27

5 Bồi dưỡng các nội dung khác 13,95 46,51 39,54

Tổng cộng 37,12 43,32 19,56

Nhìn vào kết quả bảng trên cho thấy: Phòng GD&ĐT huyện Định Hóa đã chủ động xây dựng, đưa nội dung bồi dưỡng vào kế hoạch hàng năm, đảm bảo cho đội ngũ CBQL mầm non thường xuyên có cơ hội được tăng cường năng lực trong thực thi nhiệm vụ. Đây cũng là một hướng đi đúng theo chỉ thị 40/CT của Ban bí thư về việc bồi dưỡng nâng cao trình độ năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý và nhà giáo trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, qua kết quả khảo sát cho thấy, tại địa bàn huyện Định Hóa công tác bồi dưỡng chưa được xem như là một giải pháp đồng bộ để nâng cao chất lượng quản lý của các cơ sở GDMN. Điều đó thể hiện: Nội dung bồi dưỡng còn mang tính dàn trải, thiếu trọng tâm, như việc bồi dưỡng trong hè 100% CBQL mầm non đều được tham dự; cũng đối tượng này theo phân tích ở (mục 2.3.4) trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý vẫn còn 34/43 người có trình độ trung cấp sư phạm mầm non (mới đạt chuẩn), tuổi đời cán bộ quản lý mầm non cao, nhưng việc bồi dưỡng dành riêng cho đối tượng này còn rất ít, số CBQLGDMN thỉnh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thoảng được tham dự các lớp bồi dưỡng, mà nội dung chủ yếu của những lớp bồi dưỡng tập trung là học tập các Nghị quyết, chủ trương của Đảng và Nhà nước, của địa phương về công tác giáo dục, hoặc triển khai nhiệm vụ cấp bách của toàn ngành giáo dục trong một giai đoạn. Nội dung bồi dưỡng về các lĩnh vực chuyên ngành mầm non mới có 37,12% số người thường xuyên được tham gia; thỉnh thoảng 43,32%; chưa được tham gia lần nào 19,56%.

Qua phân tích trên cho thấy: Nhu cầu bồi dưỡng của CBQLGDMN là rất lớn (98%) cho bồi dưỡng chuyên môn và 94% cho bồi dưỡng quản lý). Điều này phản ánh tương đối khách quan về năng lực của CBQLGDMN của huyện Định Hóa, bởi lẽ về công tác quản lý hầu hết các Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường mầm non chỉ được bồi dưỡng ngắn hạn về công tác QLGD tại Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Thái Nguyên (thời gian tập trung 03 tháng); chương trình dành một khoảng thời gian khá dài cho học tập lý luận, như các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, địa phương; một phần thời gian dành cho tâm lý học quản lý. Còn thời gian dành cho thực tế chiếm rất ít quỹ thời gian bồi dưỡng. Vì vậy, đa số CBQL thiếu kỹ năng xử lý các tình huống quản lý. Một số CBQLGDMN còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc sử dụng các kỹ năng quản lý trong quá trình tác nghiệp: Công tác lập kế hoạch, phân tích kế hoạch trên cơ sở khoa học quản lý, công tác tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương, tranh thủ sự ủng hộ của các tổ chức xã hội đối với sự nghiệp phát triển GDMN.

Về công tác chuyên môn có gần 100 % CBQLGDMN có trình độ đạt chuẩn, song để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay thì những nội dung chuyên môn mới đòi hỏi phải thường xuyên được bồi dưỡng, cập nhật. Để phát huy tính chủ động sáng tạo của các địa phương để nội dung giáo dục trẻ phù hợp với tình hình thực tiễn và khai thác triệt để môi trường giáo dục trẻ tốt nhất, CBQL các nhà trường được tự chủ trên nhiều lĩnh vực: Về xây dựng kế hoạch hoạt động, bồi dưỡng giáo viên, đánh giá giáo viên, tổ chức nghiên cứu khoa học (viết sáng kiến kinh nghiệm, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn...), đó là nhiệm vụ cấp thiết của người CBQLGD đối với mỗi nhà trường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn * Nhận xét

Công tác quản lý kế hoạch xét về cả hai phương diện lý luận và thực tiễn, đều chưa đáp ứng nhu cầu thực của đối tượng được bồi dưỡng. Những nội dung bồi dưỡng mới chỉ dừng lại trên diện rộng, chưa đi sâu khai thác những vấn đề cốt yếu của nội dung bồi dưỡng để trả lời cho một loạt các câu hỏi:

- Tại sao phải bồi dưỡng nội dung này?

- Nội dung này cần được bồi dưỡng mấy lần ? Yêu cầu bồi dưỡng lần 2, lần 3 (nếu có)? bồi dưỡng vào thời điểm nào là phù hợp ?

- Nội dung yêu cầu bồi dưỡng lần 2, lần 3 như thế nào? - Những đối tượng nào cần bồi dưỡng lần 2, lần 3. - Tiếp sau nội dung này sẽ là nội dung nào ? - Đối tượng nào cần được bồi dưỡng ?

Vì vậy, kết quả của công tác bồi dưỡng chưa cập và đạt yêu cầu bồi dưỡng, tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục mầm non trong quá trình quản lý, chỉ đạo các nhà trường.

* Công tác tổ chức

Điều đáng quan tâm nhất trong tổ chức công tác bồi dưỡng tại địa bàn huyện Định Hóa là triển khai toàn bộ nội dung đã được tiếp thu từ cơ quan quản lý chuyên môn cấp trên. Công tác tổ chức chưa quan tâm đúng mức tới việc phân tích đối tượng được bồi dưỡng để lựa chọn nội dung phù hợp, để tránh tình trạng có những đối tượng nghe một nội dung bồi dưỡng nhiều lần, dẫn đến nhàm chán. Chương trình bồi dưỡng chưa đảm bảo tính cân đối hợp lý; nặng về phần lý thuyết, thiếu phần thực hành, giải quyết tình huống.

- Các điều kiện phục vụ cho bồi dưỡng chuyên môn: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Về báo cáo viên: Do đặc điểm về điều kiện địa bàn huyện cách xa trung tâm Thành phố Thái Nguyên trên 50 km nên đội ngũ báo cáo viên của các lớp bồi dưỡng là báo cáo viên của Phòng GD&ĐT huyện Định Hóa. Đây là đội ngũ báo cáo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

viên cơ bản được tham gia bồi dưỡng từ Sở GD&ĐT, có trình độ đào tạo trên chuẩn. Song trên thực tế là một giảng viên, kinh nghiệm và hiểu biết thực tế về giáo dục mầm non, nhất là kinh nghiệm quản lý, chỉ đạo trong các nhà trường còn hạn chế, thiếu những kiến thức thực tiễn để minh họa trong quá trình giảng bài.

+ Hình thức bồi dưỡng: Các lớp bồi dưỡng chủ yếu sử dụng phương pháp thuyết trình, thiếu tài liệu tham khảo, một tình trạng chung tài liệu được sử dụng trong các lớp bồi dưỡng chuyên môn đều do báo cáo viên biên soạn trên cơ sở nội dung của các lớp bồi dưỡng do các cấp quản lý chuyên môn cấp trên tổ chức. Các nội dung bồi dưỡng không được kiểm chứng trong thực tiễn một cách kỹ lưỡng. Vì vậy, người tổ chức không nắm được mức độ hài lòng hay không hài lòng về chương trình bồi dưỡng đối với người được bồi dưỡng; không nắm được nhu cầu và nguyện vọng muốn nắm bắt nội dung bồi dưỡng của họ.

+ Cơ sở vật chất: Nhìn chung còn thiếu thốn, sơ sài, thiếu tài liệu tham khảo, thiếu các phương tiện để có thể minh chứng cho bài giảng đối với những nội dung có gắn với thực tiễn. Việc tổ chức đánh giá trên hoạt động của giáo viên hoặc một nhóm các chỉ số phát triển của trẻ chỉ dựa trên những tư liệu có sẵn, nên không đảm bảo tính chính xác, khoa học.

* Công tác kiểm tra đánh giá

Thực tế trên địa bàn, nhiều năm qua công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng chuyên môn của CBQLGDMN được đánh giá trên cơ sở đồng nhất với kết quả hoạt động chuyên môn của nhà trường được thể hiện hầu hết trên hồ sơ về cá nhân là kết quả thực hiện các nhiệm vụ CS&GD trẻ được quy định trong nhiệm vụ của giáo viên. Vì vậy, chất lượng chuyên môn và công tác quản lý đội ngũ CBQL mầm non khi được đánh giá, chưa mang tính khách quan và thiếu tính khoa học.

Theo đánh giá của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Định Hóa, kết quả công tác chỉ đạo nhà trường của cán bộ quản lý mầm non thể hiện như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Bảng 18: Đánh giá kết quả trong công tác chỉ đạo chuyên môn của CBQL

TT Nội dung

Kết quả xếp loại (%)

Tốt Khá Trung

bình Yếu

1 Triển khai nhiệm vụ chuyên môn của ngành

theo đúng quy định 72,09 27,91 0 0

2 Sáng tạo trong chỉ đạo chuyên môn theo

điều kiện của trường 39,54 60,46 0 0

3 Chỉ đạo thực hiện đủ các nội dung chuyên môn 100 0 0 0

4

Nắm vững nhiệm vụ chuyên môn, chủ động xây dựng kế hoạch cho đơn vị, năm sau cần bổ sung cho hoàn thiện hơn

72,09 27,91 0 0

5

Xây dựng được các tiêu chí đánh giá cụ thể cho nhà trường để không ngừng nâng cao chất lượng chuyên môn

27,91 72,09 0 0

Tổng cộng 62,33 37,67 0 0

Kết quả trên cho thấy: 100% số trường mầm non có kết quả chỉ đạo công tác chuyên môn được đánh giá loại tốt, khá. Có thể nói đây là kết quả rất đáng mừng. Các tiêu chuẩn 1, tiêu chuẩn 3 và tiêu chuẩn 4 hầu hết được các cán bộ quản lý giáo dục mầm non quán triệt nghiêm túc và triển khai theo quy định của cơ quan quản lý cấp trên và đạt ở mức khá và tốt; song ở tiêu chuẩn 2 và 5, đòi hỏi người Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng phải vận dụng một cách nhuần nhuyễn giữa lý luận vào thực tiễn; phát huy và khai thác nội lực của nhà trường, khai thác được những yếu tố ngoại lực để không ngừng nâng cao chất lượng chuyên môn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Bảng 19: Các hình thức kiểm tra, đánh giá công tác chỉ đạo chuyên môn đối với

cán bộ quản lý mầm non của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Định Hóa

TT Nội dung đánh giá

Hình thức đánh giá Giáo viên Nhà trƣờng Hồ sơ sổ sách Hoạt động Hồ sơ sổ sách Hoạt động (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1 Kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học (Thanh tra toàn diện)

Có Có Có Không

2

Kết quả thực hiện chuyên đề

(Thanh tra chuyên môn + Tổ chức các hội thi)

Không Có Có Không

3 Kết quả trên trẻ (Đánh giá trẻ) Có Có Có Không

Ngoài đánh giá hồ sơ và dự các hoạt động CS&GD trẻ của giáo viên, hoạt động kiểm tra còn dựa trên kết quả quan sát môi trường giáo dục và các hoạt động của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường. Ý kiến, dư luận của xã hội, phụ huynh học sinh cũng là một điều kiện để tham khảo để đánh giá hoạt động của TMN. Như vậy các hình thức, tiêu chuẩn để đánh giá kết quả hoạt động của TMN không thể phản ánh khách quan kết quả chỉ đạo chuyên môn của CBQLGDMN; từ đó không có đủ căn cứ khoa học để xây dựng một kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho CBQLGDMN.

* Công tác quản lý chất lượng, quản lý hành chính đối với CBQL mầm non

Huyện Định Hóa trong nhiều năm qua các chỉ tiêu giáo dục nói chung, GDMN nói riêng được đánh giá tương đối tốt. Song bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác quản lý chất lượng, quản lý hành chính đối với GDMN của huyện cũng bộc lộ một số vấn đề bất cập. Chính mô hình quản lý theo cơ chế tập trung là một trong những nguyên nhân dẫn đến chất lượng hệ thống các trường mầm non của huyện Định Hóa những năm gần đây có xu hướng "dậm chân tại

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn chỗ" trên nhiều phương diện. Sự chững lại đó, một trong những nguyên nhân phải kể đến đó là thiếu sự quan tâm bồi dưỡng đội ngũ CBQLGDMN. Hiện tượng CBQLGDMN ổn định của đội ngũ CBQLGDMN huyện Định Hóa trong nhiều năm qua đã làm giảm một cách đáng kể sự cầu thị tiến bộ, năng lực cạnh tranh, sự đổi mới, khả năng phát triển ngay trong chính bản thân mỗi CBQLGDMN. Công tác bồi dưỡng quy hoạch đối với giáo viên trẻ tuổi có năng lực và đạt trình độ đào tạo trên chuẩn chưa được xác định là nhiệm vụ trung tâm của công tác cán bộ trên địa bàn.

Trong tổng số CBQLGDMN huyện Định Hóa hiện nay có tới 44,18 % số người được bổ nhiệm trên 10 năm, song vẫn giữ nguyên chức danh và đơn vị công tác). Đây cũng là một vấn đề cần quan tâm trong việc phát triển năng lực của đội ngũ CBQLGDMN trong giai đoạn hiện nay. Việc luân chuyển cán bộ, thay đổi đơn vị công tác cũng là biện pháp để thay đổi và đổi mới môi trường công tác, trau dồi năng lực lãnh đạo của cán bộ; là động lực giúp họ có điều kiện phát huy sáng tạo trong công tác quản lý, nâng cao hiệu quả công tác lãnh dạo, chỉ đạo nhà trường. Đối với đội ngũ CBQLGDMN mới được bổ nhiệm, một sự thay đổi lớn về môi trường làm việc từ phạm vi hoạt động chuyên môn mang tính độc lập nay sang vị trí chỉ đạo các hoạt động chuyên môn nên đòi hỏi người quản lý cần phải đổi mới tư duy, cách thức làm việc một cách toàn diện. Nếu không có sự hỗ trợ của công tác bồi dưỡng mang tính đón đầu (tạo nguồn) sẽ làm cho người cán bộ quản lý dễ xa vào tình trạng giải quyết công việc chuyên môn mang tính vụn vặt, thiếu tính chiến lược, tính đồng bộ hoặc thụ động, chạy theo công việc, thiếu tính chủ động.

Một phần của tài liệu quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ quản lý trường mầm non vùng núi tỉnh thái nguyên (Trang 62 - 69)