Bồi dưỡng chuyên môn

Một phần của tài liệu quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ quản lý trường mầm non vùng núi tỉnh thái nguyên (Trang 26 - 27)

9. Cấu trúc luận văn

1.2.5. Bồi dưỡng chuyên môn

Theo UNESCO: “Bồi dưỡng với ý nghĩa nâng cao nghề nghiệp, quá trình này chỉ diễn ra khi cá nhân và tổ chức có nhu cầu nâng cao kiến thức hoặc kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân nhằm đáp ứng nhu cầu lao động nghề nghiệp”.

Theo tác giả Nguyễn Minh Đường : “Bồi dưỡng có thể là một quá trình cập nhật kiến thức và kỹ năng còn thiếu hoặc đã lạc hậu trong một cấp học, bậc học và thường được xác nhận bằng một chứng chỉ” (14- trang 32).

Qua hai quan niệm trên ta thấy:

- Chủ thể của quá trình bồi dưỡng đã được đào tạo để có một trình độ chuyên môn nhất định.

- Thực chất của quá trình bồi dưỡng là để bổ sung tri thức, cập nhật kiến thức và kỹ năng còn thiếu hụt, hoặc nội dung kiến thức đã lạc hậu để nâng cao trình độ, phát triển thêm năng lực trong một lĩnh vực hoạt động chuyên môn, dưới một hình thức phù hợp.

Bồi dưỡng cán bộ quản lý nhà trường mầm non là hoạt động sư phạm, là quá trình cung cấp những tri thức về chuyên môn, về nghiệp vụ quản lý, nhằm vun đắp bổ sung, cập nhật thêm kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, chuyên môn nghiệp vụ họ đã có, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của công việc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

* Nội dung bồi dưỡng chuyên môn

- Trang bị thêm hệ thống tri thức về chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non. - Bồi dưỡng nâng cao năng lực về phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực hoạt động của trẻ.

- Bồi dưỡng về khối tri thức bổ trợ: Tin học, các kiến thức liên quan. - Bồi dưỡng về kỹ năng.

- Bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng quản lý trường mầm non.

Một phần của tài liệu quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ quản lý trường mầm non vùng núi tỉnh thái nguyên (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)