Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG YÊN MỸ TỈNH HƯNG YÊN
2.1. Khái quát về đặc điểm lịch sử, địa lý, kinh tế-xã hội và giáo dục huyện Yên Mỹ
2.1.2. Định hướng phát triển giáo dục huyện Yên Mỹ
- Về qui mô:
Hệ thống, quy mô giáo dục đào tạo tiếp tục được củng cố phát triển.
Tính đến năm học 2013 - 2014:
- Giáo dục mầm non: Có 18 trường ( 17 trường công lập và 1 trường tư thục). Tổng số 332 nhóm,lớp. Huy động ra lớp 9.510 cháu.
- Giáo dục tiểu học: có 20 trường, 355 lớp, 10.906 học sinh.
- Giáo dục THCS : có 18 trường, 201 lớp, 6.985 học sinh. Tỷ lệ tốt nghiệp THCS: 98.8% tăng 0,65 % so với năm học 2012-2013.
- Giáo dục THPT: gồm 04 trường THPT và 01 TTGDTX với số lớp:
89; 3568 HS. Tỷ lệ tốt nghiệp THPT toàn huyện là 99.84%.
Qui mô phát triển trường, lớp hiện nay tương đối phù hợp với điều kiện phát triển KT-XH và phù hợp với nhu cầu của xã hội và địa phương, đã tạo điều kiện cho trẻ được đến trường một cách thuận lợi.
- Về chất lượng GD:
Công tác chuẩn hoá, đa dạng hoá, xã hội hoá giáo dục được chú trọng.
Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn, trên chuẩn hàng năm đều tăng. Chất lượng giáo dục được nâng lên. Học sinh giỏi, giáo viên giỏi năm sau cao hơn năm trước. Bình quân hàng năm số cháu 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%; học sinh tốt nghiệp THPT đạt 86,5%; học sinh thi đỗ vào các trường cao đẳng, đại học đạt trên 28% ; có 18 trường được công nhận đạt chuẩn Quốc gia tăng 10 trường so với năm 2005. Cơ sở vật chất được tăng cường đầu tư; đó triển khai thực hiện đề án kiên cố hoá trường, lớp học giai đoạn 2008 - 2012 bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ và ngân sách địa phương. Tỷ lệ phòng học kiên cố cao tầng vượt chỉ tiêu Đại hội: Mầm non đạt trên 54%; tiểu học đạt trên 76%; THCS đạt trên 80%; THPT đạt 90%.Trung tâm Giáo dục thường xuyên được mở rộng và nâng cấp; thành lập mới Trường THPT Minh Châu.
2.1.2.2. Định hướng phát triển giáo dục huyện Yên Mỹ
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Yên Mỹ khoá XXVI nhiệm kỳ 2010- 2015 đã chỉ rõ phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2010-2015 đối với GD&ĐT của huyện như sau :
“Phát triển cân đối về quy mô, loại hình, tăng cường chất lượng, hiệu quả; đa dạng hoá các loại hình trường lớp, hình thức đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Phấn đấu hàng năm có 100% trẻ 6 tuổi vào lớp 1, 100% học sinh tốt nghiệp THCS, trên 90%
học sinh tốt nghiệp THPT, 30% học sinh thi đỗ vào các trường đại học. Thực hiện chuẩn hoá và nâng cao chất lượng trình độ sư phạm nhà giáo; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Nâng cao công tác quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo. Giữ vững kết quả phổ cập THCS và phấn đấu đến năm 2015 phổ cập THPT. Có giải pháp cụ thể về xây dựng trường chuẩn quốc gia. Tiếp tục triển khai chương trình kiên cố hóa trường, lớp học từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ đảm bảo tiến độ.
Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục, phát huy hiệu quả các trung tâm học tập cộng đồng; phối hợp, liên kết với các trường chuyên nghiệp, dạy nghề trên địa bàn đào tạo nghề cho người lao động, nhất là các xã có nhiều diện tích đất dành cho các dự án, phấn đấu đến 2015 có trên 55% lao động được đào tạo nghề. Tiếp tục thực hiện Đề án tiếp nhận sinh viên tốt nghiệp đại học chính qui về công tác tại xã, thị trấn, phấn đấu đến 2015 có 100% xã, thị trấn thực hiện đề án” [22, tr.4].
Phát huy truyền thống hiếu học, trên cơ sở những kết quả đã đạt được về GD cộng với sự phát triển ngày càng đi lên của KT-XH, GD của huyện trong những năm tới sẽ nâng cao về chất lượng, mở rộng về quy mô để đưa sự nghiệp GD của huyện ổn định và phát triển vững chắc.
2.2. Quá trình phát triển Trường THPT Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên 2.2.1. Quá trình hình thành Trường THPT Yên Mỹ
Trường THPT Yên Mỹ nằm tại địa phận Thôn Hào Xuyên – Xã Tân Lập – Huyện Yên Mỹ - Tỉnh Hưng Yên, bên đường quốc lộ 39A cách thị xã Hưng Yên 30Km. Tháng 8 – 1965 Trường THPT Yên Mỹ được thành lập.
Trải qua 49 năm xây dựng và trưởng thành, nhà trường đã phải chuyển địa điểm từ Xuân Trường – Đồng Than về Thanh Long – Yên Mỹ, từ Thanh Long di chuyển về Tân Lập.
Qua 49 năm nhà trường vượt qua nhiều khó khăn để xây dựng và phát triển. Trong quá trình xây dựng và phát triển của nhà trường đã song hành cùng sự phát triển của lịch sử dân tộc. Lúc đầu mới thành lập trường chỉ có 4 lớp (3 lớp 8 và 1 lớp 9) với số lượng là 220 học sinh. Tổng số 13 cán bộ giáo viên, công nhân viên trong đó Đảng viên 4 đ/c, Công đoàn viên 13 đ/c Đoàn Thanh niên Cộng sản HCM 8 đ/c. Năm học 2006 – 2007: Nhà trường có 48 lớp, do số lượng học sinh tăng nhanh nên tháng 8 năm 2007 theo đề nghị của nhà trường, UBND Huyện, Sở GD&ĐT, UBND tỉnh Hưng Yên quyết định mở thêm trường THPT Minh Châu tách ra từ trường THPT Yên Mỹ. Năm học 2013 – 2014 trường THPT Yên Mỹ có 31 lớp. Tổng số 1271 học sinh.
Hội đồng giáo dục nhà trường gồm 80 cán bộ, giáo viên, nhân viên (100%
giáo viên đạt chuẩn, có 8 Thạc sĩ, 2 đồng chí đang học cao học cuối năm 2014 sẽ bảo vệ), trong đó Đảng viên 29 đ/c, Công đoàn viên 76 đ/c, Đoàn Thanh niên Cộng sản HCM 33 đ/c. Cơ sở vật chất nhà trường ngày càng được củng cố và phát triển. Quá trình xây dựng và phát triển nhà trường đã được các cấp, các ngành, huyện, Tỉnh, Bộ Giáo dục khen thưởng với nhiều hình thức: tặng Cờ, Bằng khen, Giấy khen, trường tiên tiến xuất sắc.v.v…Đặc biệt năm 2001 Nhà trường được Chủ tịch nước tặng thưởng huân chương lao động hạng ba.
2.2.2. Cơ sở vật chất trường THPT Yên Mỹ Cơ sở vật chất Nhà trường bao gồm:
- Khu nhà lớp học gồm:
+ Nhà lớp học 3 tầng: 27 phòng học + Nhà lớp học 2 tầng: 12 phòng học + Nhà cấp 4: 4 phòng học
Các phòng học đều sạch sẽ, có quạt điện và đèn đảm bảo ánh sáng theo qui định.
- Khu phòng thí nghiệm thực hành và thư viện:
+ Phòng thí nghiệm thực hành môn Hóa: 01 + Phòng thí nghiệm thực hành môn Vật lí: 01 + Phòng thí nghiệm thực hành môn Sinh học: 01
+ Phòng máy tính, thực hành môn Tin học: 02 ( Mỗi phòng 25 máy tính)
Các phòng thí nghiệm đều có 2 phòng nhỏ ( 1 phòng chứa dụng cụ và hóa chất, 1 phòng thực hành)
+ Phòng thư viện: gồm có 2 phòng trưng bày và 1 phòng đọc ( có 927 đầu sách)
- Khu nhà hành chính 2 tầng gồm:
+ Phòng làm việc của Hiệu trưởng: 01 + Phòng làm việc của Phó hiệu trưởng: 03
+ Phòng họp giao ban: 01 + Phòng kế toán: 01 + Phòng Văn thư: 01
+ Phòng họp: 01 ( 100 chỗ ngồi)
- Khu nhà 1 tầng : 07 phòng gồm 1 phòng công đoàn và 06 phòng tổ bộ môn
- Phòng Đoàn thanh niên: 01
- Khu tập thể giáo viên gồm 8 phòng riêng biệt ( đã xuống cấp)
Với sự quan tâm đầu tư của cấp trên, nhà trường có đủ các phòng học, phòng học bộ môn, các phòng làm việc của cán bộ quản lý và các phòng phục vụ cho công tác hành chính, điều hành của nhà trường. Đây là điều kiện thuận lợi để nhà trường tổ chức dạy học các buổi chính khóa vào các buổi sáng, dạy HSG, phụ đạo bổ trợ kiến thức cho HS vào các buổi chiều. Thiết bị dạy học của các bộ môn được trang bị đầy đủ phục vụ công tác dạy và học.
Tuy có đủ các phòng học nhưng học sinh 4 lớp vẫn phải học ở khu nhà cấp 4 , Trường chưa có nhà tập đa năng và sân vận động chưa được cải tạo.
Đây là khó khăn đối với hoạt động học tập và sinh hoạt ngoại khóa.
2.2.3. Các thành tích phát triển GD của nhà trường
Trường THPT Yên Mỹ trong 3 năm học qua đã đạt được một số thành tích nhất định, khẳng định được chất lượng GD so với các trường THPT khác trong tỉnh.
* Về chất lượng 2 mặt giáo dục
Bảng 2.1. Kết quả xếp loại hai mặt giáo dục từ năm học 2011 - 2012 đến năm học 2013 - 2014
Xếp loại
Năm học 2011-2012
Năm học 2012-2013
Năm học 2013-2014 Số
lượng
Tỉ lệ
%
Số Lượng
Tỉ lệ % Số lượng
Tỉ lệ %
Hạnh kiểm
Tốt 652 65.1 701 69.3 939 73.9
Khá 306 30.6 272 26.9 282 22.3
TB 39 3.9 36 3.6 46 3.6
Y 4 0.4 1 0.1 3 0.2
Tổng 1001 1010 1270
Học lực
Giỏi 32 3.2 30 3.0 44 3.5
Khá 607 60.6 627 62.1 747 58.8
TB 353 35.3 348 34.3 473 37.2
Y 9 0.9 6 0.6 6 0.5
1001 1010 1270
(Nguồn: Trường THPT Yên Mỹ) Qua Bảng kết quả xếp loại hai mặt GD của nhà trường ta thấy:
Về kết quả rèn luyện đạo đức của HS: Học sinh có hạnh kiểm tốt tăng dần; Học sinh có hạnh kiểm trung bình và yếu 2 năm học 2012-2013 và 2013- 2014 giảm so với năm học 2011-2012.
Về học lực tỉ lệ HS khá, giỏi tương đối ổn định; Tỉ lệ HS xếp loại hoc lực yếu giảm dần qua từng năm học.
* Về chất lượng HSG cấp tỉnh
Về số giải học sinh giỏi: Tăng dần về số lượng .
Về chất lượng: Số giải nhì, ba và khuyến khích không đồng đều ở các môn nhưng thứ hạng chung trong tỉnh năm sau cao hơn năm trước ( Đặc biệt năm học 2013-2014 có 3 học sinh đạt giải quốc gia: 1 học sinh đạt giải nhì môn Sinh trên máy tính cầm tay, 2 học sinh đạt giải ba sáng tạo khoa học kỹ thuật). Cụ thể bảng kết quả thành tích thi HSG cấp tỉnh từ năm học 2011 - 2012 đến năm học 2013 – 2014 như sau:
Bảng 2.2. Thành tích thi HSG cấp tỉnh từ năm học 2011 - 2012 đến năm học 2013 - 2014 Năm học
2011 – 2012 2012- 2013 2013 - 2014
Số giải 9 21 22
Xếp thứ 17/37 13/37 12/37
Trong đó
Số giải nhất 0 0 0
Số giải nhì 0 2 1
Số giải ba 4 7 6
Số giải KK 13 12 15
(Nguồn: Trường THPT Yên Mỹ)
* Kết quả thi tốt nghiệp THPT
Bảng 2.3. Kết quả thi tốt nghiệp của trường và của tỉnh
Năm học Số lượng Tỷ lệ (%) Tỉ lệ TN chung
của tỉnh (%)
2011 - 2012 407/407 100% 99.78%
2012 - 2013 418/421 99.29% 99.9%
2013 - 2014 416/416 100% 99.95%
(Nguồn:Trường THPT Yên Mỹ) Qua bảng thống kê kết quả thi tốt nghiệp của nhà trường ta thấy: tỉ lệ đỗ tốt nghiệp cao và tương đối ổn định.
Về số lượng HS trúng tuyển đại học
Bảng 2.4. Kết quả trúng tuyển đại học
Năm học 2011- 2012 2012 – 2013 2013 - 2014 Đại
học
Số lượng 94 171 192
Tỉ lệ (%) 23.1 40.61 46.2
Xếp thứ 24/37 22/37 16/37
Tỉ lệ: Tính số HS đỗ trên số HS tốt nghiệp
(Nguồn:Trường THPT Yên Mỹ)
Qua bảng thống kê kết quả đỗ đại học của nhà trường cho thấy số tỉ lệ đỗ đại học năm sau cao hơn năm trước cả về số lượng và thứ hạng.
2.3. Thực trạng tổ chức và hoạt động các tổ chuyên môn ở Trường THPT Yên Mỹ
2.3.1. Cơ cấu tổ chức
- Ban lãnh đạo: 1 Hiệu trưởng, 3 phó hiệu trưởng - Tổ chức đoàn thể:
+ Chi bộ nhà trường: 29 Đảng viên + Công đoàn nhà trường : 76 người
+ Đoàn Thanh niên Cộng sản HCM: 33 đoàn viên - Các TCM và tổ Hành chính:
Nhà trường có 06 TCM, số lượng GV của các tổ trong 3 năm học tương đối ổn định. Các TCM có sự chênh lệch số lượng khá lớn: Tổ có số lượng nhiều nhất là tổ Toán Tin 16 GV, tổ Ngoại ngữ có số lượng ít nhất là 8 GV và tổ ghép nhiều môn nhất là tổ Sinh-Công nghệ-Thể dục-Quốc phòng ( 4 môn).
Cụ thể các tổ chuyên môn và số lượng tổ viên từ năm học 2011 – 2012 đến năm học 2013 – 2014 như bảng dưới đây:
Bảng 2.5. Các tổ chuyên môn và số lượng tổ viên từ năm học 2011 – 2012 đến năm học 2013 – 2014
(Đơn vị: người)
Năm học 2011
– 2012
Tổ Toán
- Tin Văn
Sinh-Công nghệ- Thể dục-
Quốc phòng
Sử - Địa - GDCD
Lý - Hóa
Ngoại ngữ Số
lượng GV
15 9 15 10 14 8
Năm
học Tổ Toán
- Tin Văn Sinh-Công nghệ- Thể dục-
Sử - Địa -
Lý - Hóa
Ngoại ngữ
2012 – 2013
Quốc phòng GDCD Số
lượng GV
16 10 15 10 15 8
Năm học 2013
– 2014
Tổ Toán
- Tin Văn
Sinh-Công nghệ- Thể dục-
Quốc phòng
Sử - Địa - GDCD
Lý - Hóa
Ngoại ngữ Số
lượng GV
16 10 15 10 15 8
(Nguồn: Trường THPT Yên Mỹ) Bảng 2.6. Số lượng giáo viên theo các môn học ( Năm học 2013-2014)
TT Môn
Số
lượngGV TT Môn
Số lượngGV
1 Toán 12 8 Địa 4
2 Tin 4 9 Giáo dục công dân 2
3 Sinh 4 10 Lý 8
4 Công nghệ 4 11 Hóa 7
5 Thể dục 4 12 Văn 10
6 Quốc phòng 3 13 Ngoại ngữ 8
7 Sử 4
2.3.2. Đặc điểm hoạt động của tổ chuyên môn ở trường THPT Yên Mỹ Trường THPT Yên Mỹ là trường có bề dày thành tích, trải qua 49 năm xây dụng và trưởng thành. Đối với TCM, các tổ trưởng CM có tuổi đời từ 35 đến 50 tuổi, có số năm làm công tác tổ trưởng chuyên môn từ 3 năm đến 7 năm. Các tổ trưởng đều là những cá nhân có trình độ CM, nghiệp vụ vững vàng, gương mẫu, tận tụy, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, tuy nhiên hiệu quả công việc còn có những hạn chế nhất định.
Về đội ngũ GV:
- Phần lớn GV có số năm công tác trên 5 năm.
- Đa số GV đều có tinh thần cầu thị, ham học hỏi. Một số GV đã bộc lộ được khả năng, năng lực sư phạm và ý chí vươn lên khẳng định mình về chuyên môn. Còn một số ít GV chưa thực sự tâm huyết với nghề.
- CM nghiệp vụ: cần được bồi dưỡng, học tập để nâng cao trình độ CM, nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm giảng dạy, giáo dục HS.
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động của TCM ở trường THPT Yên Mỹ Để khảo sát thực trạng quản lý hoạt động của TCM tại trường THPT Yên Mỹ chúng tôi sử dụng phiếu hỏi, khảo sát ý kiến 60 GV của trường, kết quả khảo sát đánh giá theo 5 mức độ và tính điểm: rất tốt: 5 điểm, tốt: 4 điểm, trung bình: 3 điểm, chưa tốt: 2 điểm, yếu: 1 điểm (điểm trung bình là 3)
Tính điểm trung bình của các bảng theo công thức:
i i i i
i
X K X K X K n
X : Điểm trung bình
Xi: Điểm ở mức độ Xi
Ki: Số người cho điểm ở mức Xi n: Số người tham gia đánh giá
Tính thứ bậc thực hiện theo hàm thống kê của bảng tính điện tử Excel:
RANK (number, ref, order) (number: giá trị cần tính thứ bậc, ref: danh sách các giá trị, order: trật tự tính thứ bậc)
Dựa vào kết quả khảo sát chúng tôi đánh giá các nội dung như sau:
2.4.1. Thực trạng công tác quản lý việc xây dựng, thực hiện kế hoạch của tổ chuyên môn và công tác quy hoạch, bổ nhiệm tổ trưởng chuyên môn 2.4.1.1. Thực trạng công tác quản lý việc xây dựng, thực hiện kế hoạch của TCM
Bảng 2.7. Bảng kết quả đánh giá về thực trạng công tác quản lý xây dựng, thực hiện kế hoạch của TCM
T
T Nội dung đánh giá
Số lượng người cho điểm
Điểm 1 TB
điểm 2 điểm
3 Điểm
4 điểm
5 điểm
1
HT tổ chức hướng dẫn xây dựng kế hoạch hoạt động
theo năm học cho TCM. 1 7 22 18 12 3.55
2
HT tổ chức quán triệt kế hoạch chiến lược của nhà
trường 3 9 21 16 11 3.38
3 HT tổ chức duyệt kế hoạch
hoạt động của TCM 6 12 23 11 8 3.05
4
HT chỉ đạo giám sát, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện
kế hoạch của TCM 3 10 20 21 6 3.28
5 Chỉ đạo TCM kiểm tra, kế
hoạch giảng dạy của bộ môn 5 15 18 18 4 3.02
Điểm bình quân 3.26
Qua kết quả khảo sát cho thấy, hiệu trưởng đã thực hiện tốt việc hướng dẫn TCM và GV xây dựng kế hoạch của hoạt động của TCM và của cá nhân trong năm. HT đã xây dựng được mẫu xây dựng kế hoạch chung đảm bảo có sự thống nhất về hình thức trong nhà trường. Trước khi tổ chức xây dựng kế hoạch, HT quán triệt thực hiện các văn bản chỉ đạo của cấp trên, những định hướng lớn trong năm học của nhà trường. Trong thực tế, công tác tổ chức khảo sát chất lượng đầu năm làm căn cứ để xây dựng kế hoạch còn làm chiếu lệ. Không phản ánh được chất lượng thực hiện có. Do vậy chỉ tiêu của kế hoạch đề ra không sát với tình hình thực tế và thiếu tính khả thi. Kế hoạch sau
khi được xây dựng ít được rà soát, kiểm tra tiến độ thực hiện để kịp thời có những uốn nắn, điều chỉnh, bổ sung kịp thời.
Công tác quản lý việc xây dựng, thực hiện kế hoạch của TCM có liên quan nhiều tới việc quy hoạch TCM và bổ nhiệm tổ trưởng chuyên môn. Thực trạng bổ nhiệm các tổ trưởng chuyên môn cho thấy kết quả như sau:
2.4.1.2. Thực trạng công tác quy hoạch và bổ nhiệm tổ trưởng chuyên môn Hiệu trưởng nhà trường đã quan tâm đến công tác bổ nhiệm và quy hoạch đội ngũ tổ trưởng CM. Hằng năm, HT đều tổ chức lấy phiếu thăm dò tín nhiệm với các chức danh tổ trưởng. Đối với các tổ trưởng được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ thì được tổ chức lấy tín nhiệm lại. Việc lựa chọn tổ trưởng CM được căn cứ trên mức độ tín nhiệm và ý kiến thống nhất của Ban lãnh đạo nhà trường. HT là người ra quyết định bổ nhiệm tổ trưởng.
Như vậy công tác quy hoạch và bổ nhiệm tổ trưởng được HT thực hiện đúng quy trình bổ nhiệm, tuy nhiên công tác phát hiện, bồi dưỡng dự nguồn tổ trưởng cần được chú trọng và quan tâm. HT cần xây dựng kế hoạch dự nguồn các tổ trưởng CM dài hạn. Công tác xây dựng nguồn các tổ trưởng cần căn cứ trên việc thực hiện chia, sát nhập TCM. Bên cạnh đó HT cần xây dựng được kế hoạch bồi dưỡng năng lực quản lý TCM cho các tổ trưởng CM. Công tác bồi dưỡng cho tổ trưởng CM cần được thực hiện hằng năm và chú trọng đến việc bồi dưỡng những năng lực còn yếu và thiếu. Kết quả đánh giá thực trạng công tác quy hoạch và bổ nhiệm tổ trưởng chuyên môn theo bảng sau: