Yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở trường trung học phổ thông yên mỹ, tỉnh hưng yên (Trang 43 - 45)

Điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị trường học

Để hoạt động của tổ chuyên môn trong nhà trường có hiệu quả thì cần có những cơ sở vật chất thiết yếu, cần thiết. Cơ sở vật chất đảm bảo thì hoạt động của Tổ chuyên môn có chất lượng, nâng cao được chất lượng Dạy học trong nhà trường. Phòng hội họp để sinh hoạt Tổ chuyên môn định kỳ; Có thiết bị hiện đại để khai thác thông tin, tìm kiếm các ứng dụng của công nghệ thông tin trong giảng dạy; có thiết bị hiện đại để GV tham gia học tập nâng cao năng lực CM; có đủ thiết bị đồ dùng phục vụ công việc giảng dạy, khuyến khích khai thác các phương tiên hiện đại vào giảng dạy. Ngoài ra cơ sở vật chất của nhà trường nhiều khi cũng là nguồn động lực thúc đẩy lòng nhiệt tình của GV khi tham gia hoạt động của Tổ chuyên môn, tăng thêm sự tự tin vào thành công của công việc. Khi điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường thiếu thốn, một số hoạt động CM của tổ không thực hiện được. Để tạo điều kiện cho hoạt động của các Tổ chuyên môn có chất lượng cần lưu ý về các vấn đề như:

- Phòng họp của Tổ chuyên môn để TCM chủ động trong việc sinh hoạt chuyên môn và triển khai các công việc của Tổ.

- Các loại sổ sách, bảng biểu theo dõi phục vụ cho hoạt động của Tổ chuyên môn. Hằng năm nhà trường cần mua sắm, in ấn các loại sổ sách, bảng biểu như: Sổ ghi chép các hoạt động của tổ, sổ sinh hoạt chuyên đề, CM, sổ theo dõi kết quả giảng dạy ....

- Thiết bị dạy học phục vụ cho công tác giảng dạy của các bộ môn. Để nâng cao hiệu quả đổi mới PPDH thì thiết bị Dạy học, đồ dùng giáo cụ trực quan đóng một vai trò rất quan trọng. Thiết bị dạy học tăng hiệu quả trực quan, chất lượng giờ học, tiết thí nghiệm thực hành. Nó giúp cho giờ học thêm sinh động, hấp dẫn.

Kinh phí tổ chức các hoạt động

- Nhà trường cần bố trí nguồn kinh phí nhất định phục vụ cho các hoạt động của Tổ chuyên môn như làm đồ dùng cho các tiết dạy chuyên đề, kinh phí tổ chức các hoạt động ngoại khoá. Đặc biệt là nên có kinh phí khen thưởng cho GV, Tổ chuyên môn có thành tích trong hoạt động CM hàng năm.

Tiểu kết chương 1

Ngành Giáo dục đang đứng trước những yêu cầu to lớn của mục tiêu tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Để có thể đáp ứng được những yêu cầu đó, đòi hỏi ngành Giáo dục nói chung và công tác quản lý Giáo dục nói riêng cũng phải có những đổi mới mạnh mẽ.

Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn trong trường phổ thông là một hoạt động quan trọng trong công tác quản lý. Người Hiệu trưởng phải nắm vững lý luận về khoa học quản lý và biết vận dụng sáng tạo vào công tác quản lý của mình. Để quản lý hoạt động của tổ chuyên môn có hiệu quả cần phải tổ

chức thực hiện các nội dung: Quản lý việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế

hoạch hoạt động của tổ chuyên môn; Quản lý hoạt động dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh; Quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học của tổ chuyên môn; Quản lý hoạt động sinh hoạt chuyên môn của tổ chuyên môn; Quản lý các hoạt động bồi dưỡng chuyên đề.

Từ cơ sở lý luận của đề tài, tác giả tiến hành nghiên cứu thực tế, khảo sát, đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở Trường trung học phổ thông Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG THPT YÊN MỸ, TỈNH HƯNG YÊN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở trường trung học phổ thông yên mỹ, tỉnh hưng yên (Trang 43 - 45)