Thực trạng quản lý các hoạt động bồi dưỡng chuyên đề

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở trường trung học phổ thông yên mỹ, tỉnh hưng yên (Trang 69 - 74)

2.4.5.1. Về quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu, kém của TCM

Việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng HSG, phụ đạo HS yếu. Ban lãnh đạo nhà trường đã xây dựng kế hoạch thực hiện từ đầu năm học. Các kế hoạch đều có điều chỉnh, bổ sung hằng năm cho phù hợp với thực tế và yêu cầu trong tình hình mới. Các nhóm bộ môn trên cơ sở kế hoạch của nhà trường xây dựng kế hoạch thực hiện. Các kế hoạch đều được góp ý kiến của các tổ viên và được phê duyệt của nhà trường. Nội dung này được đánh giá cao nhất với điểm trung bình là 3,68.

Nội dung khảo sát, đánh giá, phân loại HS được đánh giá điểm thấp nhất. Nguyên nhân là do việc đánh giá, phân loại HS chưa phản ánh đúng thực tế. Việc đánh giá phân loại HS chủ yếu dựa trên các duy nhất bài khảo sát đầu năm, các GV chưa kết hợp giữa kết quả bài khảo sát với kết quả năm học trước và các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ để phân loại HS và có kế hoạch phụ đạo phù hợp.

TCM đã thực hiện việc phân công cho từng GV tham gia ôn thi HS giỏi các chuyên đề phù hợp với sở trường của từng cá nhân. Các nội dung ôn tập phân công cho các GV được thể hiện trong kế hoạch của nhóm bộ môn. Việc giao các chuyên đề sâu cho từng GV đã phát huy hiệu quả trong việc ôn tập. Nhà trường có số lượng giải HSG tương đối ổn định qua các năm. Do vậy nội dung này được đánh giá điểm cao thứ 2 với số điểm 3,48.

Công tác chỉ đạo GV phụ đạo HS yếu, kém của TCM chưa hiệu quả. Các TCM chủ yếu là để GV tự thực hiện, chưa thực hiện được như quy trình đối với dạy HSG.

Nội dung tiếp thu ý kiến của HS công tác bồi dưỡng HSG, phụ đạo HS yếu kém cũng được cán bộ, GV nhà trường đánh giá với số điểm trung bình thấp. Nhà trường chưa có kênh tiếp thu ý kiến phản hồi của HS riêng biệt. Bảng kết quả đánh giá như sau:

Bảng 2.16. Bảng kết quả đánh giá thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu, kém

T

T Nội dung đánh giá

Số lượng người cho điểm

Điểm TB 1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm 5 điểm 1

Quản lý việc lên kế hoạch bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu, kém

0 9 15 22 14 3.68

2 Tổ chức khảo sát, đánh giá,

phân loại học sinh 6 15 23 16 0 2.82

3 Giao chuyên đề sâu cho từng

thành viên của TCM 1 12 18 15 14 3.48

4 Chỉ đạo giáo viên phụ đạo

học sinh yếu, kém 5 14 24 12 5 2.97

5 Tiếp thu ý kiến phản hồi từ

HS 5 11 30 14 0 2.88

Điểm bình quân 3.17

2.4.5.2. Về quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giáo viên và nghiên cứu khoa học kỹ thuật của học sinh

Về công tác nghiên cứu các đề tài, sáng kiến cải tiến kỹ thuật của GV được tiến hành hằng năm nhưng các TCM chưa tổ chức việc thảo luận trao đổi vấn đề đó trong tổ. Các GV đăng ký các đề tài, sáng kiến chưa thực hiện việc báo cáo kết quả thực hiện theo từng giai đoạn với TCM để có những góp ý, chỉnh sửa. Các đề tài, sáng kiến cải tiến kỹ thuật được thực hiện chủ yếu là do nỗ lực cá nhân, dẫn đến một số đề tài sáng kiến kinh nghiệm có chất lượng không cao, không có ý nghĩa trong thực tế.

Các TCM, nhóm bộ môn trong nhà trường chưa xây dựng được đề cương và kết quả nghiên cứu thực hiện chung cho cả TCM hoặc nhóm bộ môn.

Về công tác hướng dẫn HS thực tập nghiên cứu khoa học, đã được triển khai nhưng chưa được đồng đều ở các bộ môn, chỉ tập trung vào một nhóm học sinh. Bảng kết quả đánh giá như sau:

Bảng 2.17. Bảng kết quả đánh giá thực trạng quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giáo viên và học sinh

T

T Nội dung đánh giá

Số lượng người cho điểm

Điểm TB 1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm 5 điểm 1 TCM tổ chức các hoạt động sinh hoạt chuyên đề về nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến kỹ thuật

5 12 24 14 5 3.03

2 Tổ chức hướng dẫn học sinh

tập nghiên cứu khoa học 3 15 22 20 0 2.98

3

Báo cáo đề cương và kết quả nghiên cứu trong sinh hoạt chuyên đề

8 11 20 21 0 2.9

4

Tổ chức hội nghị, hội thảo báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học của giáo viên và tập nghiên cứu khoa học của học sinh

7 14 23 16 0 2.8

5

Thực hiện nhân rộng kết quả nghiên cứu khoa học trong TCM

4 15 25 14 2 2.92

2.4.5.3.Về quản lý việc kèm cặp, bồi dưỡng các thành viên của TCM Bảng 2.18. Bảng kết quả đánh giá thực trạng quản lý kèm cặp,

bồi dưỡng các thành viên của TCM

T

T Nội dung đánh giá

Số lượng người cho điểm

Điểm TB 1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm 5 điểm 1 Xây dựng kế hoạch có lộ trình và kết quả thực hiện cụ thể cho công tác bồi dưỡng GV

0 10 20 25 5 3.42

2

Kế hoạch bồi dưỡng, giúp đỡ đảm bảo phát huy thế mạnh của từng thành viên

0 8 17 22 13 3.67

3

Quản lý chỉ đạo TCM kiểm tra theo dõi việc thực hiện bồi dưỡng giúp đỡ GV

6 17 23 14 0 2.75

4 Đánh giá kết quả thực hiện

bồi dưỡng, giúp đỡ của TCM 5 15 30 10 0 2.75

5

Sử dụng kết quả bồi dưỡng vào việc đánh giá nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ của các thành viên

2 13 33 11 1 2.93

Điểm bình quân 3.10

Về nội dung bồi dưỡng, giúp đỡ đảm bảo phát huy thế mạnh của từng thành viên là nội dung được đánh giá cao. Các TCM đã thực hiện việc phân công GV giúp đỡ GV đảm bảo phát huy điểm mạnh của từng thành viên. Giáo viên có CM vững giúp đỡ GV còn yếu, giáo viên mới ra trường, GV có trình độ công nghệ thông tin tốt giúp đỡ GV còn yếu về công nghệ thông tin …. Các thành viên trong TCM, trong nhà trường đều được giúp đỡ và giúp đỡ người khác.

Việc quản lý chỉ đạo TCM kiểm tra, theo dõi việc thực hiện bồi dưỡng, giúp đỡ GV được đánh giá thấp. Nguyên nhân là do HT chưa chỉ đạo các TCM kiểm tra, theo dõi việc thực hiện GV giúp đỡ GV để đánh giá mức độ tiến bộ. Việc đánh giá kết quả thực hiện bồi dưỡng, giúp đỡ của TCM còn chưa được tổng kết, rút kinh nghiệm. Công tác khen thưởng các cá nhân làm tốt chưa thực hiện được.

2.4.5.4. Về quản lý việc giao lưu học tập của TCM với các trường bạn Bảng 2.19. Bảng kết quả đánh giá thực trạng quản lý giao lưu học tập

với các trường bạn

T

T Nội dung đánh giá

Số lượng người cho điểm

Điểm TB 1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm 5 điểm 1

Xây dựng kế hoạch giao lưu, trao đổi chuyên môn ngay từ đầu năm học

2 7 25 21 5 3.33

2 Thực hiện sinh hoạt chuyên

môn theo cụm 0 5 27 19 9 3.53

3

Lựa chọn các chủ đề, giao lưu, sinh hoạt cụm chuyên môn thiết thực với tình hình của trường

0 8 20 17 15 3.65

4

Chủ động đề xuất những vấn đề mới, khó đối với TCM trong giao lưu, sinh hoạt cụm chuyên môn.

0 16 21 21 2 3.15

5

Tổ chức trao đổi các nội dung kiểm tra, khảo sát với các trường bạn.

3 12 25 15 5 3.12

Đây là hoạt động mang hiệu quả thiết thực cho các TCM và các GV nhà trường. Nội dung lựa chọn các chủ đề, giao lưu, sinh hoạt cụm chuyên môn thiết thực với tình hình của trường được đánh giá với số điểm trung bình cao nhất với 3,65 điểm. Các nội dung trao đổi, giao lưu đều được lựa chọn sát yêu cầu và thực tế đang cần đối với GV nhà trường. Tuy nhiên, trong quá trình giao lưu, các TCM của trường chưa trao đổi được nhiều về kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS với các trường khác trong tỉnh. Các TCM chưa chủ động đưa ra những vấn đề mới, vấn đề khó trong giao lưu, sinh hoạt CM. Việc phân công GV chuẩn bị tham gia của TCM còn bị động, thường chỉ tập trung vào một số cá nhân có năng lực.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở trường trung học phổ thông yên mỹ, tỉnh hưng yên (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)