Quản lý hoạt động dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở trường trung học phổ thông yên mỹ, tỉnh hưng yên (Trang 33 - 35)

học sinh

Trong nhà trường, hoạt động dạy học là hoạt động cơ bản, đặc trưng nhất của trường học, mặt khác, để cho công tác quản lý nhà trường đạt hiệu quả mong muốn, nhà trường phải có các điều kiện về nguồn lực: nhân lực, vật lực và tài lực, trong đó, đội ngũ nhà giáo là nguồn lực quan trọng nhất, mang tính quyết định trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường.

Để quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường, người hiệu trưởng cần tập trung vào những nội dung cụ thể như sau:

(1) Quản lý đổi mới nhận thức của giáo viên về dạy học

Trước hết, hiệu trưởng phải làm cho bản thân và tập thể sư phạm trong nhà trường nhận thức đầy đủ về bản chất của hoạt động dạy học, thực chất là

người hiệu trưởng và tập thể giáo viên phải đổi mới quan niệm về dạy học.

Để làm chuyển biến nhận thức về bản chất của Dạy học trong giáo viên, người Hiệu trưởng không thể nói suông, mà phải tổ chức để GV được nghe, được bàn bạc, thảo luận trên cơ sở được trang bị những tri thức cập nhật về thành tựu khoa học giáo dục hiện đại. Khi đó nhận thức trong GV không

còn là sự áp đặt từ trên xuống. Đối với họ, việc thay đổi quan niệm Dạy học là đòi hỏi tất yếu, khách quan và hơn thế nữa còn là điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của chính họ.[23, tr.433]

(2) Quản lý Dạy học trong nhà trường

Để triển khai được kế hoạch của tổ trong năm học đi vào thực tế thì người quản lý phải phân công, phân nhiệm cho các thành viên một cách hợp lý tạo được sự tương tác giữa các thành viên làm nên sự đồng thuận cùng nhau chia sẻ nội dung công việc của tổ. Để làm được điều đó Hiệu trưởng cần phải chỉ đạo Tổ chuyên môn thực hiện những vấn đề sau:

- Quản lý sự thống nhất mục tiêu kiến thức cơ bản của từng chương,

tiết bài dạy: Để đảm bảo chất lượng Dạy học, Hiệu trưởng phải quản lý chỉ

đạo sát sao việc thống nhất mục tiêu của chương, của từng bài dạy. Qua việc thống nhất mục tiêu đó các thành viên trong nhóm nắm được các trọng tâm bài dạy cần đạt và tránh được những sai sót về kiến thức, lệch xa mục tiêu cần đạt của tiết dạy. Điều này rất có ích đối với GV trẻ, GV còn chưa vững về chuyên môn. Thông qua việc thống nhất các thành viên trong tổ sẽ có điều kiện để trao đổi, hiểu nhau và tạo đồng thuận thống nhất trong tổ.

- Quản lý việc dự giờ, hội giảng, thao giảng của Tổ chuyên môn: Việc dự giờ, thăm lớp, tham gia các giờ hội giảng, thao giảng là các tiết dạy thể nghiệm, rất cần thiết để giáo viên nâng cao phương pháp giảng dạy, học tập kinh nghiệm giảng dạy của đồng nghiệp. Hiệu trưởng phải quản lý việc góp ý, xây dựng bài dạy về mục tiêu, phương pháp, nội dung kiến thức cần đạt trước giờ dạy. Các giờ dạy đó là các tiết dạy thể hiện ý tưởng của cả Tổ chuyên môn, qua đó các cá nhân nhân rút kinh nghiệm phát huy những ưu điểm, khắc phục những hạn chế trong các giờ dạy tiếp theo.

- Quản lý giờ lên lớp của giáo viên: Hiệu trưởng phải quản lý giờ lên lớp của GV và có những biện pháp tác động cụ thể, phong phú và linh hoạt để nâng cao chất lượng giờ dạy.

+ Phải xây dựng nền nếp lên lớp của GV và có tác động tích cực để nâng cao chất lượng Dạy học. Thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn.

+ Quy định rõ chế độ thực hiện và kiểm tra, sử dụng thời khóa biểu nhằm kiểm soát các giờ lên lớp, duy trì nền nếp Dạy học.

- Quản lý hồ sơ chuyên môn của giáo viên: Quản lý hồ sơ CM là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Tổ chuyên môn. Hồ sơ CM của GV là cơ sở pháp lý để đánh giá thực hiện nền nếp CM, việc chuẩn bị, đầu tư cho bài giảng. Hiệu trưởng cần xây dựng những yêu cầu cụ thể về hồ sơ CM cùng với Ban kiểm tra nội bộ và Tổ chuyên môn thường xuyên kiểm tra bằng nhiều hình thức khác nhau để kịp thời điều chỉnh những sai lệch trong hoạt động Dạy học.

(3) Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh:

Hiệu trưởng cần quản lý chỉ đạo Tổ chuyên môn họp thảo luận xây dựng bộ tiêu chí đánh giá về đổi mới phương pháp gắn với đặc trưng các bộ môn, gắn nội dung thực hiện đổi mới PPDH vào việc dự giờ, thanh tra, kiểm tra giáo viên đặc biệt là trong các tiết hội giảng.

Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh là một trong những khâu quan trọng nhất của quy trình dạy học. Kiểm tra đánh giá định hướng cho toàn bộ quá trình dạy học, khuyến khích, tạo động lực cho người học, giúp người học tiến bộ không ngừng. Kiểm tra đánh giá còn cung cấp cho giáo viên, nhà quản lí những thông tin phản hồi hữu ích, giúp điều chỉnh quá trình dạy học và quản lí để cùng đạt mục tiêu dạy học ngày càng cao. Hiệu trưởng cần chỉ đạo GV thực hiện nghiêm túc việc xây dựng ma trận đề kiểm tra cho mỗi chương và cả chương trình môn học; tăng cường ra câu hỏi kiểm tra để bổ sung cho thư viện câu hỏi của trường. Khi chấm bài kiểm tra phải có phần nhận xét, động viên sự cố gắng tiến bộ của HS. Việc cho điểm có thể kết hợp giữa đánh giá kết quả bài làm với theo dõi sự cố gắng, tiến bộ của HS. Chú ý hướng dẫn HS đánh giá lẫn nhau và biết tự đánh giá năng lực của mình.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở trường trung học phổ thông yên mỹ, tỉnh hưng yên (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)