Thăm dò mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở trường trung học phổ thông yên mỹ, tỉnh hưng yên (Trang 106 - 114)

Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG YÊN MỸ TỈNH HƯNG YÊN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN

3.4. Thăm dò mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

- Tính cần thiết: Không cần thiết: 1 điểm; ít cần thiết: 2 điểm; tương đối cần thiết: 3 điểm; cần thiết: 4 điểm; rất cần thiết: 5 điểm. Giá trị trung bình là X

- Tính khả thi: Không khả thi: 1 điểm, ít khả thi: 2 điểm, tương đối khả thi: 3 điểm, khả thi: 4 điểm, rất khả thi: 5 điểm. Giá trị trung bình là Y

- Cách tính điểm trung bình, thứ bậc tương tự như ở chương 2.

Chúng tôi đã xin ý kiến về tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp, kết quả thể hiện ở bảng 3.1, 3.2 như sau:

Bảng 3.1. Bảng kết quả khảo sát về mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động của TCM ở trường THPT Yên Mỹ

T

T Tên biện pháp

Số lượng người cho điểm

Điểm TB

Xếp thứ bậc Không

cần thiết

(1đ)

Ít cần thiết

(2đ)

Tương đối cần thiết

(3đ)

Cần thiết

(4đ)

Rất cần thiết

(5đ)

1

Quy hoạch TCM theo đặc trưng các môn học và đảm bảo hiệu quả trong hoạt động CM

0 0 13 22 25 4.2 1

2

Đổi mới công tác xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch

0 3 15 21 21 4 6

hoạt động của TCM

3

Quản lý hoạt động dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh

0 0 15 25 20 4.08 3

4

Nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ tổ trưởng CM

0 1 17 20 22 4.05 5

5

Đổi mới công tác quản lý hoạt động sinh hoạt của TCM theo hướng tăng cường hoạt động bồi dưỡng chuyên đề

0 0 14 27 19 4.08 3

6

Tăng cường hoạt động giao lưu, học tập, trao đổi kinh nghiệm giữa các TCM trong trường và với các TCM trường THPT tiên tiến trong tỉnh

0 0 15 22 23 4.13 2

Qua kết quả khảo sát cho thấy, các biện pháp đưa ra đều được đánh giá mức độ điểm đều cao hơn điểm trung bình. Điều này chứng tỏ tính cần thiết của các biện pháp được đưa ra. Mức độ điểm giữa các biện pháp không có sự chênh lệch lớn. Biện pháp “Quy hoạch TCM theo đặc trưng các môn học và

đảm bảo hiệu quả trong hoạt động CM” có điểm đánh giá mức độ cần thiết cao nhất, thấp hơn biện pháp này là biện pháp “Tăng cường hoạt động giao lưu, học tập, trao đổi kinh nghiệm giữa các TCM trong trường và với các trường THPT tiên tiến trong tỉnh”. Biện pháp đứng ở vị trí thứ 3 với số điểm được đánh giá là 4,08 là biện pháp “Đổi mới công tác quản lý hoạt động sinh hoạt của TCM theo hướng tăng cường hoạt động bồi dưỡng chuyên đề và biện pháp “Quản lý hoạt động dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh”. Biện pháp có điểm trung bình đánh giá ở vị trí thứ 5 là “Nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ tổ trưởng CM”. Biện pháp có điểm đánh giá mức độ cần thiết thấp nhất là biện pháp

“Đổi mới công tác xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động của TCM”.

Về tính khả thi, những người được hỏi đều đánh giá cao tính khả thi của các biện pháp đã đưa ra. Điểm đánh giá cao nhất là biện pháp “Tăng cường hoạt động giao lưu, học tập, trao đổi kinh nghiệm giữa các TCM trong trường và với các trường THPT tiên tiến trong tỉnh” thấp hơn là biện pháp “Quản lý chỉ đạo hoạt động dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh”. Đánh giá tính khả ở vị trí thứ 3 là biện pháp “Quy hoạch TCM theo đặc trưng các môn học và đảm bảo hiệu quả trong hoạt động CM”. Biện pháp “Đổi mới công tác quản lý hoạt động sinh hoạt của TCM theo hướng tăng cường hoạt động bồi dưỡng chuyên đđược đánh giá đứng ở vị trí thứ 4 với điểm trung bình là 4,07. Thấp hơn là biện pháp “Nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ tổ trưởng CM” và biện pháp có điểm đánh giá mức độ khả thi thấp nhất là biện pháp “Đổi mới công tác xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động của TCM” . Bảng kết quả khảo sát về mức độ khả thi như sau:

Bảng 3.2. Bảng kết quả khảo sát về mức độ khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động của TCM ở trường THPT Yên Mỹ

T

T Tên biện pháp

Số lượng người cho điểm

Điểm TB

Xếp thứ bậc Không

khả thi

(1đ)

Ít khả

thi

(2)

Tương đối khả

thi (3đ)

Khả thi

(4đ)

Rất khả thi

(5đ)

1

Quy hoạch TCM theo đặc trưng các môn học và đảm bảo hiệu quả trong hoạt động CM

15 20 25 4.17 3

2

Đổi mới công tác xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động của TCM

3 14 23 20 4 6

3

Quản lý hoạt động dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh

2 11 21 26 4.18 2

4

Nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ tổ trưởng CM

5 12 20 23 4.02 5

5 Đổi mới công tác

quản lý hoạt động 4 11 22 23 4.07 4

sinh hoạt của TCM theo hướng tăng cường hoạt động bồi dưỡng chuyên đề

6

Tăng cường hoạt động giao lưu, học tập, trao đổi kinh nghiệm giữa các TCM trong trường và với các TCM trường THPT tiên tiến trong tỉnh

14 19 27 4.22 1

Tính cần thiết và khả thi

3.85 3.9 3.95 4 4.05 4.1 4.15 4.2 4.25

1 2 3 4 5 6

Biện pháp

Điểm trung bình

Tính cần thiết Tính khả thi

Biểu đồ 3.1.Sự tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

* Qua biểu đồ so sánh sự tương quan của các biện pháp cho thấy sự tương đối thống nhất về mức độ đánh giá giữa tính cần thiết và tính khả thi.

Các nhóm biện pháp này đều có điểm đánh giá về tính cần thiết và tính khả thi cao hơn mức điểm trung bình. Điều đó chứng tỏ tính cần thiết và khả thi của các biện pháp này. Biện pháp 1, 6 có điểm đánh giá về tính cần thiết và tính khả thi cao nhất. Biện pháp 1 được đánh giá có tính cần thiết cao hơn tính khả thi ngược lại biện pháp 6 được đánh giá có tính khả thi cao hơn. Biện pháp 2 có điểm đánh giá cả tính cần thiết và tính khả thi bằng nhau là 4,0 điểm. Biện pháp 4 và biện pháp 5 đều được đánh giá có tính cần thiết cao hơn tính khả thi. Biện pháp 3 có sự đánh giá chênh lệch nhiều nhất giữa tính cần thiết và tính khả thi.

* Áp dụng công thức tính hệ số tương quan thứ bậc Spearman giữa tính cần thiết và tính khả thi theo công thức:

r = 1 -

) 1 ( 6

2 2

N N

D

Trong đó: r là hệ số tương quan;

D là hiệu số thứ bậc giữa hai đại lượng so sánh;

N là số các biện pháp quản lý đề xuất, N = 6.

Qui ước: Nếu r>0 là tương quan thuận; nếu r<0 là tương quan nghịch;

nếu r càng gần 1 thì tương quan càng chặt chẽ; nếu r càng xa 1 thì tương quan càng lỏng.

Bảng 3.3. Bảng tính hiệu số D

T

T Tên biện pháp

Tính cần thiết (xếp thứ)

Tính khả thi (xếp thứ)

Hiệu số (D)

D2

1

Quy hoạch TCM theo đặc trưng các môn học và đảm bảo hiệu quả trong hoạt động CM

1 3 -2 4

2

Đổi mới công tác xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động của TCM

6 6 0 0

3

Quản lý hoạt động dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh

3 2 1 1

4

Nâng cao năng lực quản lý cho

đội ngũ tổ trưởng CM 5 5 0 0

5

Đổi mới công tác quản lý hoạt động sinh hoạt của TCM theo hướng tăng cường hoạt động bồi dưỡng chuyên đề

3 4 -1 1

6

Tăng cường hoạt động giao lưu, học tập, trao đổi kinh nghiệm giữa các TCM trong trường và với các TCM trường THPT tiên tiến trong tỉnh

2 1 1 1

Thay các giá trị vào công thức trên ta có:

r = 1- 6*( 4+0+1+0+1+1)/6*(6*6-1) = 0,8

Với hệ số tương quan r = 0,8 cho phép kết luận khẳng định mối tương quan trên là tương quan thuận và chặt chẽ.

Như vậy, các biện pháp quản lý đề xuất ở trên có thể áp dụng đảm bảo tính cần thiết, tính khả thi và phù hợp.

Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng, tác giả đưa ra 6 biện pháp quản lý hoạt động của TCM ở trường THPT Yên Mỹ. Các biện pháp có quan hệ tương hỗ, bổ sung cho nhau. Mỗi biện pháp đều có cách thức thực hiện, điều kiện khác nhau nhưng cùng hướng tới mục tiêu là nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động của TCM. Các biện pháp trên vừa có các nội dung mang tính tình thế, vừa có các nội dung mang tính lâu dài, vừa có các biện pháp quản lý truyền thống, các biện pháp quản lý hiện đại. Qua khảo sát cho thấy, các biện pháp đều được đánh giá cao về tính cần thiết và tính khả thi. Do đó để nâng cao hiệu quả công tác quản lý cần thực hiện đồng bộ các biện pháp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở trường trung học phổ thông yên mỹ, tỉnh hưng yên (Trang 106 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)