1.1. L ịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.2. Nh ững nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, các vấn đề về tư duy, trí tuệ nói chung và tư duy trẻ em nói riêng cũng đã được các nhà tâm lí học quan tâm từ lâu.
- Tác giả Hồ Ngọc Đại và các cộng sự đã nghiên cứu các phương pháp dạy học phát triểns theo các giai đoạn hình thành các thao tác trí tuệ của P.Ia.Ganperin trong dạy học môn toán và Tiếng Việt cho học sinh tiểu học [8].
- Tác giả Phạm Hoàng Gia thì cho rằng trí thông minh của trẻ như một phẩm chất của tư duy, là tính linh hoạt, tính chủ động, tính sáng tạo của nhận thức và hành vi. Vậy thông minh là cái cốt lõi của tư duy. Quá trình phát triển tư duy cũng chính là con đường lĩnh hội các khái niệm, là cơ sở để tọa nên trí thông minh. Và ông cho rằng, ở trẻ mầm non, trí thông minh thể hiện trong thao tác với đồ vật, đó là kỹ năng, kỹ xảo thuần thục của hành động, là óc quan
sát, trí nhớ logic, nói năng trôi chảy… chính vì vậy mà trí thông minh được bộc lộ trong chính hoạt động của đứa trẻ.
- Đứng trên quan điểm của lý thuyết hoạt động, Nguyễn Ánh Tuyết đã nghiên cứu thực nghiệm về tính linh hoạt trong tư duy, mà cụ thể là tư duy trực quan hành động của trẻ khi hoạt động với đồ vật. Thực nghiệm: cho trẻ hành động trên các đồ vật có nhiều hình dạng khác nhau, gồm nhiều biến thể của các hình học. Kết quả là trẻ giải quyết nhiệm vụ thực tiễn (xếp hình) một cách linh hoạt với nhiều phương án khác nhau, chứ không rập khuôn theo một mẫu nhất định. Như vậy, hành động với nhiều đồ vật phong phú và đa dạng là cần thiết cho trẻ để tránh sự cứng nhắc, gò bó trong hành động vật chất dẫn đến kiểu tư duy giáo điều, kinh nghiệm chủ nghĩa sau này. Tác giả cũng nhận định: đến tuổi mẫu giáo, tư duy của trẻ có một bước ngoặt rất cơ bản. Đó là sự chuyển tư duy từ bình diện bên ngoài vào bình diện bên trong mà thực chất đó là việc chuyển những hành động định hướng bên ngoài thành những hành động định hướng bên trong theo cơ chế nhập tâm [25].
- Năm 1992, tác giả Nguyễn Lệ Hằng với luận án tiến sĩ “Tư duy khoa học của trẻ em lớp một trong công nghệ dạy học: nghiên cứu và mô tả sự xuất hiện của tư duy ở học sinh tiêu học 6-7 tuổi và các tổ chức phát triển tư duy ấy trong sự phụ thuộc vào quy trình công nghệ dạy học.
- Năm 1994, tác giả Trần Xuân Hương dựa trên nền tảng công trình của L.A.Venger để tiến hành nghiên cứu về tư duy trực quan sơ đồ của trẻ 3-4 tuổi.
Theo đó, tác giả khẳng định vai trò quan trọng của tư duy trực quan sơ đồ trong sự phát triển tư duy của trẻ mầm non, nó cho phép trẻ đi sâu vào những mối quan hệ phức tạp của sự vật và mở ra khả năng nhìn thấy bản chất của sự vật và hiện tượng; đồng thời đi sâu nghiên cứu về “con đường hình thành tư duy trực quan sơ đồ của trẻ” [13, tr.9].
- Năm 1999, trong công trình nghiên cứu của mình, tác giả Vũ Thị Nho có quan điểm: trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ đã biết thực hiện các thao tác so sánh với đồ
vật: đối chiếu những thuộc tính bên ngoài của đồ vật, đồng nhất dấu hiệu của các đối tượng thật với biểu tượng, hình ảnh.. tức là trẻ đã có tư duy trực quan dựa trên chính hành động trực tiếp với đồ vật. Tiếp đó ở lứa tuổi mẫu giáo, trẻ xuất hiện tư duy hình tượng. Đế tuổi mẫu giáo lớn, ngôn ngữ thường đi trước hành động như việc trẻ vạch kế hoạch hành động, từ đây tư duy “tiền khái niệm” (hay tư duy “tiền thao tác” theo Piaget) dần dần được hình thành [21, tr.55-60].
- Năm 2009, một số nghiên cứu khác của tác giả Đỗ Thị Minh Liên (2009-2012) về vấn đề phát triển tư duy cho trẻ mầm non nói chung hay nghiên cứu phát triển khả năng so sánh, khả năng khái quát hóa v.v… đã góp phần làm phong phú thêm về vấn đề tư duy của trẻ em.
- Năm 2012, trong đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm tư duy của trẻ em từ 3 đến 6 tuổi”, tác giả Trần Thu Hà đã sử dụng một số bài tập tư duy của Jean Piaget, các bài tập tư duy trực quan – hành động, bài tập tư duy trực quan – hình tượng (Dẫn theo tài liệu của Marsinkovxkaia T.Đ., Chẩn đoán sự phát triển tâm lí trẻ em, NXB Linka – Press, Matxcơva, 1998) để kiểm tra mức độ tư duy của trẻ 3-6 tuổi. Từ đó, tác giả xây dựng các khái niệm cơ bản liên quan như: tư duy, đặc điểm tư duy, đặc điểm tư duy của trẻ em từ 3 đến 6 tuổi. Tìm hiểu thực trạng đặc điểm tư duy của trẻ em từ 3 đến 6 tuổi và các yếu tố ảnh hưởng. Đề xuất những kiến nghị giúp cha mẹ và các cô dạy trẻ có phương pháp phát triển tư duy cho trẻ tốt hơn.
Tóm lại, vấn đề tư duy của trẻ đã được nhiều nhà tâm lí học trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu, tạo dựng nên một nền tâm lí học trẻ em đồ sộ. Không chỉ dừng lại ở những quan điểm tư duy nói chung mà còn có rất nhiều các công trình khác nhau nghiên cứu về từng thao tác tư duy cụ thể của trẻ em. Rất nhiều trong số đó đã đạt thành tích và tiếng vang lớn.
Tuy nhiên, về vấn đề tư duy trực quan hành động của trẻ em thì tuy đã được đề cập đến trong một số công trình, ở nhiều khía cạnh khác nhau nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu sâu về vấn đề này.