Các nguyên nhân khác

Một phần của tài liệu Mức độ tư duy trực quan hành động của trẻ 24 36 tháng tại một số trường mầm non ở thành phố hồ chí minh (Trang 80 - 83)

Chương 2. THỰC TRẠNG MỨC ĐỘ TƯ DUY TRỰC QUAN HÀNH ĐỘNG CỦA TRẺ 24 – 36 THÁNG Ở MỘT

2.4. Nguyên nhân c ủa thực trạng

2.4.3. Các nguyên nhân khác

Bên cạnh những nguyên nhân chính đến từ bản thân trẻ tham gia khảo sát và quá trình giáo dục, dạy dỗ của giáo viên mầm non trực tiếp phục trách trẻ, thì kết quả thấp về mức độ tư duy trực quan hành động của trẻ 24-36 tháng như đã khảo sát được còn bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác, có thể kể đến như: Môi trường hoạt động, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, số lượng đồ chơi, cách chơi, sự tác động dạy dỗ từ phụ huynh, gia đình của trẻ…

Hầu hết phụ huynh của trẻ khi được hỏi đều chia sẻ là rất bận rộn nên không có nhiều thời gian hướng dẫn và vui chơi cùng trẻ, do đó họ đặt tất cả nhiệm vụ phát triển trí tuệ cho trẻ vào giáo viên của trường mầm non. Điều này được thể hiện khi tác giả hỏi: Ngoài thời gian trẻ chơi và học ở trường thì anh/chị thường cho trẻ chơi trò chơi gì? Có đến 8/12 phụ huynh đưa ra ý kiến tương tự nhau: “Thường để trẻ chơi tự do với đồ vật hoặc người lớn trong nhà, trẻ muốn chơi trò gì và chơi đến bao giờ là tùy ý”. Tuy nhiên khi hỏi phụ huynh của 5 trẻ có thành tích cao nhất trong quá trình khảo sát thì đều nhận thấy điểm chung là các phụ huynh của các trẻ này đều rất chú trọng đến việc chơi cùng con và kết hợp dạy kiến thức trong quá trình chơi. Đặc biệt có phụ huynh của em P.H.M. trường 19/5 Thành Phố còn sử dụng phương pháp giáo

dục sớm Glenn Doman, giúp trẻ nhận biết các đặc điểm đồ vật và thậm chí mặt chữ từ rất sớm.

Những đồ chơi ở nhà của trẻ theo khảo sát rất đa dạng như banh, xe điện, búp bê, các loại thú bông, trò chơi đồ hàng; các loại đồ chơi phát ra tiếng nhạc… không tập trung vào một loại hình đồ chơi nào, cũng không quan tâm lứa tuổi nào thì nên tập trung chơi những đồ chơi gì. Thêm vào đó các bậc phụ huynh cũng chia sẻ đến việc trẻ thường sử dụng máy điện thoại, máy tính bảng ở nhà như một món đồ chơi, và các phụ huynh cài một số phần mềm phát triển trí tuệ hoặc phát triển kĩ năng khác nhau (vẽ, ai nhanh tay, chọn màu…) – là những phần mềm trẻ chỉ có thể thực hiện bằng mắt chứ không trực tiếp cầm nắm được đồ vật - vào máy tính như một cách hỗ trợ sự phát triển của trẻ.

Nói tóm lại, đối với trẻ 24-36 tháng, có rất nhiều các yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến sự phát triển tư duy của trẻ mà cụ thể là tư duy trực quan hành động của trẻ trong hoạt động với đồ vật. Việc xử lý, giảm bớt những yếu tố có hại đồng thời tăng cường thực hiện những yếu tố, hoạt động có lợi sẽ là điều mà các nhà giáo dục mần non quan tâm để giúp trẻ phát triển hoàn thiện hơn.

Tiểu kết Chương 2

Đánh giá tư duy của trẻ 24-36 tháng dựa trong hành động thiết lập mối tương quan khi hoạt động với đồ vật dựa trên 2 tiêu chí: Tiêu chí 1: Phân biệt các đặc điểm về hình dạng và kích thước của đồ vật bằng thao tác tay và Tiêu chí 2: Thiết lập mối tương quan (theo đúng yêu cầu của bài tập). Từ hai tiêu chí này tác giả thiết lập thang đánh giá tư duy trực quan hành động của trẻ 24-36 tháng thành 3 mức độ: thấp – trung bình – cao.

Kết quả nghiên cứu thực trạng cho thấy mức độ tư duy trực quan hành động của trẻ 24-36 tháng trong hoạt động với đồ vật ở hai trường mầm non:

trường mầm non 19/5 Thành Phố và trường mầm non 9 cho thấy phần lớn trẻ có mức độ tư duy trực quan hành động ở mức độ trung bình và thấp..

Mức độ tư duy trực quan hành động đánh giá trên tiêu chí sử dụng thao tác tay để phân biệt hình dạng và kích thước của đồ vật là ở mức trung bình, có trẻ tỏ ra rất khá trong tiêu chí này, nhưng việc Thiết lập mối tương quan giữa đồ vật thì đa số các trẻ đều đạt mức độ thấp, không có trẻ nào thực hiện đúng toàn bộ tiêu chí ở cả 4 bài tập.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến kết quả thấp của mức độ tư duy trực quan hành động của trẻ 24-36 tháng trong hoạt động với đồ vật như khảo sát:

đến từ khả năng của từng trẻ, từ quá trình giá dục của giáo viên mầm non hay sự tác động của phụ huynh, gia đình trẻ, từ môi trường sinh hoạt, vui chơi v.v..

Đáng nói đến nhất là việc giáo viên mầm non khi dạy trẻ thường tập trung quá nhiều đến việc rèn kỹ năng, kỹ xảo cho trẻ thay vì thực hiện các hoạt động hình thành các thao tác tư duy, phát triển tư duy trực quan hành động cho trẻ.

Những kết quả nghiên cứu trên đây là cơ sở thực tiễn để tác giả tiến hành xây dựng các biện pháp nâng cao mức độ tư duy trực quan hành động của trẻ 24-36 tháng trong hoạt động với đồ vật.

Một phần của tài liệu Mức độ tư duy trực quan hành động của trẻ 24 36 tháng tại một số trường mầm non ở thành phố hồ chí minh (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)