Chương 3. THỰC NGHIỆM BIỆN PHÁP NÂNG CAO TƯ DUY
3.2. Thực nghiệm một số biện pháp nâng cao mức độ tư duy trực quan hành động của trẻ 24-36 tháng trong hoạt động với đồ vật
3.2.2. Kết quả thực nghiệm
Thực nghiệm được tiến hành trên 2 nhóm trẻ: nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm (10 trẻ/1 nhóm) trong thời gian liên tục 4 tuần (trung bình 3 buổi/tuần). Thực hiện cả 3 biện pháp đã đề xuất dựa trên tiêu chí lồng ghép:
lồng ghép biện pháp 1 và 2 vào trong quá trình thực nghiệm biện pháp 3 (biện pháp sử dụng hệ thống bài tập đa dạng để rèn luyện nâng cao tư duy cho trẻ).
Kết quả thu được cụ thể như sau:
3.2.2.1. Kết quả tư duy trực quan hành động của trẻ trước TN a. Điểm trung bình chung về tư duy trực quan hành động giữa nhóm ĐC và nhóm TN trước thực nghiệm
Khi tiến hành khảo sát thực trạng mức độ tư duy trực quan hành động của trẻ 24-36 tháng trong hoạt động với đồ vật của trường Mầm non 19/5 Thành Phố, tác giả chọn ra 20 trẻ để tham gia thực nghiệm, trong đó có 18 trẻ đạt mức thấp và 2 trẻ ở mức trung bình. Sau khi chọn lọc theo nguyên tắc ngẫu nhiên và cân xứng, tác giả có nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm có điểm trung bình được thể hiện ở bảng 3.2.
Số liệu thống kê từ bảng 3.2 cho thấy, mức độ tư duy trực quan hành động của trẻ 24-36 tháng ở hai nhóm ĐC và TN đang ở mức độ trung bình - thấp, cụ
thể điểm trung bình của trẻ ở nhóm ĐC là 2,03 ở mức trung bình với điểm cao nhất là 3 và nhóm TN là 1,93 chỉ đạt mức thấp với điểm cao nhất là 2,5. Hai mức điểm này hơn kém nhau một bậc nhưng xét về mặt thống kê với mức ý nghĩa p=0,809 >0,05 ta khẳng định không có sự khác biệt có ý nghĩa về điểm trung bình của mức độ tư duy trực quan hành động giữa hai nhóm trẻ. Có thể nói mức độ tư duy trực quan hành động của hai nhóm ĐC và TN trước thực nghiệm là tương đối đồng đều.
Bảng 3.2. Kết quả tư duy trực quan hành động giữa nhóm ĐC và nhóm TN trước thực nghiệm
Nhóm Số
lượng
ĐT
B Xếp loại ĐLC ĐTN ĐCN Mức ý nghĩa Đối chứng 10 2,03 Thấp 0,81 0 3
0,809 Thực nghiệm 10 2,08 TB 0,90 0 3,25
Tổng 20 2,05 Thấp 0,85 0 3,25 -
Như vậy, nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm trước khi tiến hành thực nghiệm là có sự chênh lệch về điểm trung bình chung. Nhóm đối chứng với mức điểm 2,03 thấp hơn nhóm thực nghiệm 0,05 điểm. Số điểm này cũng đồng thời làm thay đổi vị trí xếp hạng của hai nhóm, đưa nhóm thực nghiệm lên mức trung bình còn nhóm đối chứng vẫn ở mức thấp. Tuy nhiên khi xét về điểm thấp nhất và điểm cao nhất của các trẻ trong số này thực hiện trước khảo sát thì lại có sự trùng khớp. Cả hai nhóm đều có trẻ không thể tự thực hiện được bất kì bài tập nào và cũng chỉ đạt tới mức cao nhất bằng nhau, bằng 3,25. Như vậy, sự chênh lệch giữa hai nhóm tuy có nhưng không phải là chênh lệch vượt trội về trình độ các trẻ trong nhóm. Mức ý nghĩa 0,809 cũng như khẳng định sự chênh lệch giữa hai nhóm là không có ý nghĩa về mặt thống kê toán học.
Nhìn một cách cụ thể, mức độ tư duy trực quan hành động của từng trẻ trong thực nghiệm được mô tả chi tiết ở bảng 3.3.
Bảng 3.3. Điểm trung bình tư duy trực quan hành động của từng trẻ ở nhóm ĐC và nhóm TN trước thực nghiệm
Nhóm Họ Tên ĐTB ĐTB
Chung
Mức ý nghĩa
Đối chứng
Đỗ Đ S 1,75
2,03
0,809
Huynh M T 2,75
Nguyễn V T 2,00
Hà M C 0,00
Khiêm V A 2,75
Hoàng T T 3,00
Phạm V C 1,50
Phạm L T 2,25
Huỳnh T K 2,25
Nguyễn X A 2,00
Thực nghiệm
Phạm X A 2,25
2,08
Nguyễn T T L 2,50
Bùi T T H 1,75
Phạm T A T 1,50
Trần T D 3,25
Nguyễn T X 1,75
Phạm T C 0,00
Nguyễn M E 2,50
Lê M A 2,75
Thái D H 2,50
Bảng 3.3 cho thấy, ở nhóm ĐC và nhóm TN, điểm trung bình thấp nhất mỗi nhóm chỉ có 1 trẻ Hà M.C. và em Phạm T.A.T với 0,00 điểm. Các em này không thể giải được bất kì một bài tập nào trong quá trình khảo sát thực trạng.
Mức độ đạt được cao nhất theo số liệu trên bảng trên cũng chỉ ở mức trung bình với 3,00 của em Hoàng T.T cao nhất ở nhóm ĐC và các em Phạm X.A. và Nguyễn T.T.L. với 2,5 điểm cao nhất ở nhóm TN.
Nhìn chung, hầu hết các trẻ ở cả nhóm ĐC và nhóm TN có mức độ tư duy trực quan hành động chỉ ở mức độ thấp. Đa số trẻ gặp những khó khăn tương tự nhau khi tiến hành thực hiện các yêu cầu của bài tập trong hoạt động với đồ vật.
b. Kết quả tư duy trực quan hành động của trẻ nhóm ĐC và nhóm TN trong từng bài tập trước thực nghiệm
Điểm trung bình của trẻ ở cả hai nhóm ĐC và nhóm TN trong từng bài tập có sự chênh lệch nhau như ta thấy trên số liệu bảng 3.4.
Nhóm ĐC có điểm trung bình cao hơn nhóm TN ở bài tập 2 và bài tập 4 và thấp hơn nhóm TN ở các bài tập 1 và 3. Trong 4 bài tập thì chỉ có bài tập 2 – bài tập đưa vật vào hộp rỗng – là có sự khác biệt có ý nghĩa với p=0,049<0,05.
Còn lại, với mức ý nghĩa đều lớn hơn 0,05 cho thấy giữa hai nhóm ĐC và TN không có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê.
Bảng 3.4. Kết quả tư duy trực quan hành động của nhóm ĐC và nhóm TN trong từng bài tập trước thực nghiệm
Bài tập Nhóm ĐTB ĐLC ĐTN ĐCN Mức ý nghĩa
Bài 1 Đối chứng 3,10 1,66 0 5
0,258
Thực nghiệm 3,60 1,43 0 5
Bài 2 Đối chứng 2,40 1,07 0 4
0,049
Thực nghiệm 1,90 0,88 0 3
Bài 3 Đối chứng 1,10 0,99 0 3
0,448
Thực nghiệm 1,40 1,07 0 3
Bài 4 Đối chứng 1,50 1,43 0 4
0,335
Thực nghiệm 1,40 1,51 0 4
Ở bài tập 1, trẻ ở cả nhóm ĐC và nhóm TN đều có điểm trung bình cao nhất trong 4 bài tập với điểm trung bình chung là 3,35 ở mức trung bình khá.
Sự chênh lệch về điểm trung bình giữa hai nhóm 3,10 và 3,6 cũng không có ý
nghĩa về mặt thống kê với mức ý nghĩa 0,258>0,05. Như sự phân tích từ chương 2, đây là bài tập dễ nhất trong số 4 bài tập đưa ra, với số trẻ thực hiện được nhiều nhất. Hầu hết các trẻ khi được nhìn thấy các khối hình đều có thể gọi tên được ngay, do đó làm cho việc xâu khối hình vào dây cũng dễ thực hiện hơn rất nhiều. Ở cả hai nhóm đều có trẻ thực hiện được toàn bộ yêu cầu của bài tập với điểm số cao nhất đạt được là 5 điểm. Tuy nhiên không phải bất kì trẻ nào cũng thực hiện được các yêu cầu của bài tập này, cụ thể là ở mỗi nhóm đều có trẻ đạt mức điểm thấp nhất là 0,00.
Bài tập 2 với yêu cầu nhận dạng khối hình tương tự như bài tập 1, đa số các em có thể nhận biết được các khối hình riêng lẻ nhưng lại gặp khó khăn khi xác định hình dạng của lỗ rỗng trên miệng hộp, đồng nghĩa với khó khăn khi ráp đúng khối hình với lỗ rỗng tương ứng. Có ít trẻ ở nhóm TN thực hiện đúng bài tập này hơn trẻ ở nhóm ĐC. Với điểm TB 1,9 số trẻ ở nhóm TN được đánh giá xếp ở mức thấp còn nhóm ĐC với điểm TB 2,4 đạt mức trung bình. Sự chênh lệch này là có ý nghĩa về mặt thống kê với mức ý nghĩa <0,05.
Ở bài tập 3 và 4, số lượng trẻ làm đúng bài tập ở các nhóm ĐC và TN tiếp tục có sự chênh lệch, nhưng với điểm trung bình chung đều xếp loại thấp. Ở các bài tập này trẻ gặp khó khăn ngay từ nhiệm vụ phân biệt kích thước đồ vật, do đó yêu cầu của bài tập là gần như không thể thực hiện đối với trẻ. Điểm cao nhất ở bài tập 3 là 3 điểm và ở bài tập 4 là 4 điểm cho thấy rõ khó khăn của trẻ khi thực hiện các bài tập này.
Khái quát về mức độ tư duy trực quan hành động của trẻ ở hai nhóm ĐC và TN có thể thấy ở biểu đồ dưới đây:
Biểu đồ 3.1. Kết quả tư duy trực quan hành động của trẻ nhóm ĐC và nhóm TN trong từng bài tập trước thực nghiệm
Xét tổng thể cả 4 bài tập, chỉ có bài tập 2 có sự khác biệt có ý nghĩa giữa hai nhóm ĐC và TN, 3 bài tập còn lại đều không có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê giữa hai nhóm này. Như vậy có thể thấy mức độ tư duy trực quan hành đông của trẻ ở cả hai nhóm ĐC và TN có sự tương đồng nhau.
c. Kết quả tư duy trực quan hành động của trẻ nhóm ĐC và nhóm TN xét theo tiêu chí trước khi thực nghiệm
Nhìn vào bảng 3.5 dưới đây có thể nhận thấy, mức độ tư duy trực quan hành động của trẻ ở nhóm ĐC và nhóm TN không có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê – với mức ý nghĩa p = 0,232 và p = 0,549 đều lớn hơn 0,05.
Bảng 3.5. Kết quả tư duy trực quan hành động của nhóm ĐC và nhóm TN xét theo từng tiêu chí trước thực nghiệm
Bài tập Nhóm ĐTB ĐLC ĐTN ĐCN Mức ý
nghĩa Phân biệt các đặc
điểm bề ngoài của đồ vật
Đối chứng 1,05 0,42 0 1,50
0,232 Thực
nghiệm 0,98 0,38 0 1,25
Thiết lập mối tương quan giữa các đồ vật
Đối chứng 0,98 0,53 0 1,75
0,549 Thực
nghiệm 1,05 0,59 0 2,00
Xét trên tổng thể cả hai nhóm, ở cả hai tiêu chí “phân biệt các đặc điểm về hình dạng và kích thước của đồ vật bằng thao tác tay” và “thiết lập mối tương quan ” đều có điểm trung bình ở mức độ thấp. Trong quá trình khảo sát thực trạng, tác giả nhận thấy rằng trẻ ở hai nhóm ĐC và TN đều gặp khó khăn ngay từ việc sử các thao tác tay chân để phân biệt hình dáng và kích thước của đồ vật, đặc biệt là so sánh kích thước đồ vật. Với hình dạng, trẻ chỉ còn băn khoăn khó nhận ra được các hình cơ bản khi nó chỉ là một lỗ rỗng trên vỏ hộp như ở bài tập 2, nhưng về kích thước thì trẻ thường chỉ so sánh được đồ vật khi chúng có sự khác biệt rõ rệt: to nhất và nhỏ nhất; đồng thời trẻ cũng gặp khó khăn khi so sánh kích thước của nhiều đồ vật với nhau (từ 3 đồ vật trở lên). Một yếu tố khó khăn nữa đó là việc một bộ phận trẻ vẫn chưa thành thạo về các thao tác tay chân sử dụng trong phân biệt đồ vật/ kích thước cũng như lúng túng trong thao tác xếp – dỡ - lồng đồ vật khiến cho kết quả tiêu chí chỉ đạt mức thấp.
Việc khó khăn khi thực hiện tiêu chí 1 “phân biệt các đặc điểm về hình dạng và kích thước của đồ vật bằng thao tác tay” làm cho kết quả của tiêu chí 2
“Thiết lập mối tương quan” cũng vì thế mà đạt mức độ thấp. Một số trẻ vẫn có thể thực hiện đúng 50 – 80% tùy từng bài tập nhưng không có trẻ nào có thể thực hiện đúng 100% yêu cầu của bài tập được giao.
Nhìn chung, ở cả hai tiêu chí đã đề ra, giữa hai nhóm ĐC và nhóm TN không có sự chênh lệch nào đáng kể. Ở mỗi tiêu chí trẻ gặp những trở ngại và khó khăn khác nhau. Khắc phục những nhược điểm này sẽ giúp trẻ nâng cao được tư duy trực quan hành động.
Nói tóm lại, xét một cách tổng quát hay xét trên từng bài tập và từng tiêu chí, chúng ta nhận ra hầu như không có sự khác biệt có ý nghĩa nào về mức độ tư duy trực quan hành động của trẻ ở nhóm ĐC và nhóm TN. Như vậy, có thể kết luận mức độ tư duy trực quan hành động của trẻ ở cả hai nhóm này thời điểm trước thực nghiệm là tương đồng nhau.
3.2.2.2. Kết quả thực nghiệm biện pháp nâng cao mức độ tư duy trực quan hành động của trẻ 24-36 tháng
a. Điểm trung bình chung mức độ tư duy trực quan hành động của nhóm ĐC và nhóm TN trước và sau khi thực nghiệm
Bảng 3.12. Kết quả tư duy trực quan hành động của nhóm ĐC và nhóm TN trước và sau thực nghiệm
Bài tập Nhóm ĐTB ĐLC ĐTN ĐCN Mức ý
nghĩa Trước Thực
nghiệm
Đối chứng 2,03 0,85 0 3,00
0,232 Thực nghiệm 2,08 0,90 0 3,25
Sau Thực nghiệm
Đối chứng 2,25 0,42 1,5 2,75
0,000 Thực nghiệm 4,40 0,66 3,5 5,50
Nhìn vào số liệu bảng 3.6, với mức ý nghĩa thay đổi từ p=0,232 trước thực nghiệm thành p=0,00 sau khi thực nghiệm, ta nhận thấy có sự thay đổi rõ
nét về mức độ tư duy trực quan hành động của trẻ tham gia thực nghiệm. Mức độ độ tư duy trực quan hành động của trẻ ở thời điểm trước thực nghiệm không có sự khác biệt có ý nghĩa nhưng sau thực nghiệm đã có sự khác biệt có ý nghĩa, cụ thể:
Điểm trung bình mức độ tư duy trực quan hành động của trẻ nhóm ĐC trước thực nghiệm là 2,03 thì sau thực nghiệm là 2,55. Điều này có thể giải thích là do khả năng ghi nhớ của trẻ. Do các mẫu bài tập của kiểm tra sau thực nghiệm vẫn giữ nguyên cốt cơ bản của 4 bài tập trước thực nghiệm, có sự thay đổi về kích cỡ và màu sắc nên một số yếu tố về đồ vật trẻ đã thực hiện trước đó có thể ghi nhớ được. Mặt khác có thể giải thích là do trẻ có sự phát triển các đặc điểm nhận thức theo thời gian và trẻ vẫn tham gia các hoạt động giáo dục như bình thường trên lớp, chỉ là không có sự tác động của các biện pháp nâng cao. Do đó, việc kết quả đo tư duy của trẻ qua các bài tập trực quan hành động tăng là hoàn toàn có thể. Tuy nhiên sự tăng lên này không đáng kể nên mức độ tư duy trực quan hành động của trẻ nhóm ĐC vẫn ở mức độ trung bình thấp.
Trong khi đó, ở nhóm TN có sự thay đổi rất đáng kể về điểm trung bình của trẻ ở thời điểm trước và sau khi thực nghiệm. Trước thực nghiệm, mức độ tư duy trực quan hành động của trẻ chỉ đạt 1,93 ở mức thấp, đến thời điểm sau thực nghiệm mức độ tư duy trực quan hành động của trẻ đã tăng lên và đạt ở mức độ cao cới điểm trung bình là 4,40. Với kết quả này bước đầu có thể khẳng định tính khả thi của các biện pháp nâng cao mức độ tư duy trực quan hành động của trẻ 24-36 tháng trong hoạt động với đồ vật đã áp dụng trong quá trình thực nghiệm.
Sự thay đổi mức độ tư duy trực quan hành động trong hoạt động với đồ vật của trẻ ở hai nhóm ĐC và TN được thể hiện rất rõ ở biểu đồ 3.2.
Nhìn vào biểu đồ 3.2, có thể nhận thấy sự vượt trội về điểm trung bình của nhóm TN sau thực nghiệm.
Biểu đồ 3.2. Kết quả tư duy trực quan hành động của trẻ ở nhóm ĐC và nhóm TN ở thời điểm trước và sau thực nghiệm
Trong quá trình khảo sát sau thực nghiệm, tác giả nhận thấy trẻ ở nhóm ĐC và nhóm TN có những biểu hiện và thao tác khác biệt trong hoạt động với đồ vật. Trẻ ở nhóm ĐC khi giải các bài tập vẫn còn rất lúng túng trong thao tác và không vận dụng các kỹ năng cần thiết để có thể tìm ra đáp án đúng. Trẻ vẫn bị chi phối bởi các đặc điểm bên ngoài của đố tượng như màu sắc, vị trí trong không gian mà quên đi nhiệm vụ của bài tập đặt ra. Trong khi đó, trẻ ở nhóm TN biết chú ý lắng nghe lời nói của cô giáo, chú ý quan sát đồ vật và sử dụng các thao tác tay rất thành thạo trong cả công đoạn phân biệt hình dạng, kích thước của đồ vật lẫn các thao tác thực hiện yêu cầu của từng bài. Trẻ cũng không còn bị chi phối nhiều bởi các yếu tố bên ngoài như thời điểm trước thực nghiệm; đồng thời kết quả đạt được của trẻ cũng tăng cao hơn.
Tóm lại, có thể thấy sau thực nghiệm, mức độ tư duy trực quan hành động của ter nhóm TN đã có sự tiến bộ rất rõ rệt so với trước thực nghiệm và so với nhóm ĐC.
b. Điểm trung bình chung tư duy trực quan hành động của từng trẻ ở nhóm ĐC và nhóm TN sau thực nghiệm
Bảng 3.7. Điểm trung bình chung tư duy trực quan hành động của từng trẻ ở nhóm ĐC và nhóm TN sau thực nghiệm.
Nhóm Họ Tên ĐTB Trước
Thực nghiệm
ĐTB Sau Thực nghiệm
Đối chứng
Đỗ Đ S 1,75 1,5
Huynh M T 2,75 2,75
Nguyễn V T 2 2,75
Hà M C 0 1,75
Khiêm V A 2,75 2,25
Hoàng T T 3 2,25
Phạm V C 1,5 2
Phạm L T 2,25 2,75
Huỳnh T K 2,25 2,25
Nguyễn X A 2 2,25
Thực nghiệm
Phạm X A 2,25 4,25
Nguyễn T T L 2,5 5
Bùi T T H 1,75 4,25
Phạm T A T 1,5 3,75
Trần T D 3,25 4,5
Nguyễn T X 1,75 4,75
Phạm T C 0 4,25
Nguyễn M E 2,5 4,75
Lê M A 2,75 4
Thái D H 2,5 4,5
Số liệu bảng 3.7 cho thấy, ở nhóm ĐC có sự thay đổi điểm trung bình nhưng không nhiều. Các bé Nguyễn V.T., Hà M.C., Phạm V.C., Phạm L.T.
Nguyễn X.A. có sự tiến bộ đôi chút; các bé Huỳnh M.T., Huỳnh T.K. không có sự thay đổi, còn các bé Đỗ D.S., Khiêm V.A., Hoàng T.T có sự thụt lùi điểm trung bình so với trước thực nghiệm. Sau thực nghiệm, đặc biệt có bé Hà M.C có mức độ tư duy trực quan hành động tăng lên từ mức 0 – bé không thể làm được bất cứ yêu cầu/ bài tập gì đến 1,75 tức là bé đã có thể thực hiện được một số yêu cầu nhưng chỉ là một số rất nhỏ trong các yêu cầu của bài tập sau thực nghiệm. Điều này cho thấy, nếu không có sự luyện tập và sự tác động của các biện pháp thích hợp thì mức độ tư duy trực quan hành động của trẻ trong hoạt động với đồ vật khó có thể được tăng lên.m
Trong khi đó, ở nhóm TN, điểm trung bình của từng trẻ đều có sự thay đổi rõ rệt. Mức độ tư duy trực quan hành động của trẻ sau thực nghiệm đều ở mức độ cao. Trước thực nghiệm, điểm trung bình cao nhất của nhóm là 2,25 thì sau thực nghiệm điểm trung bình thấp nhất của nhóm là 3,5 mức trung bình khá và điểm cao nhất là 5,5 mức cao của bé Nguyễn T.T.L. Tất cả các trẻ nhóm TN sau khi được rèn luyện đều có sự tiến bộ vượt bậc.
Như vậy, sau khi được rèn luyện trong quá trình thực nghiệm, mức độ tư duy trực quan hành động của trẻ nhóm TN đã được nâng lên, được thể hiện cụ thể sự tiến bộ của từng trẻ trong nhóm này. Ngược lại, tất cả trẻ ở nhóm ĐC đều có sự thay đổi không đáng kể so với trước thực nghiệm. Kết quả này một lần nữa khẳng định tính hiệu quả của các biện pháp đề tài đã thực hiện nhằm nâng cao mức độ tư duy trực quan hành động cho trẻ.
Để có cái nhìn sâu sắc hơn về mức độ tư duy trực quan hành động của trẻ, tác giả tiếp tục tiến hành phân tích khả năng này trong từng bài tập và từng tiêu chí.