Các biện pháp cụ thể

Một phần của tài liệu Mức độ tư duy trực quan hành động của trẻ 24 36 tháng tại một số trường mầm non ở thành phố hồ chí minh (Trang 86 - 90)

Chương 3. THỰC NGHIỆM BIỆN PHÁP NÂNG CAO TƯ DUY

3.1. Một số biện pháp nâng cao mức độ tư duy trực quan hành động của trẻ 24-36 tháng trong hoạt động với đồ vật

3.1.2. Các biện pháp cụ thể

3.1.2.1. Biện pháp 1: Dạy trẻ hiểu nhiệm vụ sử dụng thao tác tay để phân biệt hình dạng hoặc kích thước của đồ vật trong hoạt động với đồ vật

a. Mục đích

Giáo viên giải thích với trẻ về các nhiệm vụ cụ thể của bài tập, hướng dẫn trẻ để trẻ hiểu chính xác mục đích của bài tập và phương pháp tiến hành giải quyết bài tập một cách đúng đắn.

b. Nội dung – yêu cầu

Giáo viên cần nêu ra nhiệm vụ của bải tập: phân biệt hình dạng đồ vật hoặc phân biệt (so sánh) kích thước đồ vật một cách rõ ràng để trẻ có thể hiểu đúng được mục đích cần đạt đến.

c. Cách tiến hành

- Bước 1: Giáo viên yêu cầu trẻ tập trung lắng nghe yêu cầu của cô giáo - Bước 2: Giáo viên nêu rõ nhiệm vụ cụ thể; yêu cầu cụ thể của từng bài tập

- Bước 3: Giáo viên làm mẫu các thao tác cần để thực hiện các yêu cầu - Bước 4: Nhắc lại yêu cầu đồng thời tiến hành thao tác mẫu nhiều lần để trẻ hiểu và nắm được nhiệm vụ, mục đích cần đạt tới của bài tập.

3.1.2.2. Biện pháp 2: Dạy trẻ phương pháp so sánh các đặc điểm bề ngoài ( hình dạng hoặc kích thước) của đồ vật bằng thao tác tay

a. Mục đích

Phát triển khả năng nhận biết, phân biệt đồ vật của trẻ thông qua việc rèn luyện các thao tác tay chân; hình thành phương pháp sử dụng các thao tác tay

chân để giải quyết các nhiệm vụ liên quan đến đặc điểm bề ngoài của đồ vật một cách chính xác. Biện pháp này vừa nhằm nâng cao kiến thức về đặc điểm bề ngoài của đồ vật, vừa nâng cao thao tác tay chính xác cho trẻ 24-36 tháng trong hoạt động với đồ vật, từ đó nâng cao tư duy trực quan hành động cho trẻ.

b. Nội dung – Yêu cầu

Khi hướng dẫn trẻ thực hiện các thao tác tay để so sánh các đặc điểm bề ngoài của đồ vật, giáo viên cần thực hiện các thao tác theo một trình tự nhất định, với tốc độ vừa phải và nhằm giúp trẻ có thể lĩnh hội một cách dễ dàng.

Giáo viên sử dụng lời hướng dẫn phải thật chi tiết, cụ thể, ngắn gọn và dễ hiểu khi hướng dẫn trẻ. Hướng dẫn trẻ vừa quan sát các đặc điểm chính nhận dạng đồ vật vừa sử dụng tay để xác nhận, kết hợp với các kỹ năng phụ trợ cho so sánh khác nhau như: kỹ năng xếp cạnh (xếp kề), kỹ năng xếp chồng v.v…

c. Cách tiến hành

- Bước 1: Cho trẻ trực tiếp quan sát và thao tác tự do với đồ vật

- Bước 2: Giáo viên thực hiện thao tác mẫu với từng đồ vật riêng lẻ, gọi tên đặc điểm đồ vật và giảng dạy ngắn gọn, dễ hiểu về các đặc điểm nhận dạng của các đồ vật đó.

- Bước 3: Dạy trẻ các kỹ năng phụ trợ: xếp kề, xếp chồng… để phát hiện các đặc điểm khác biệt, gọi tên chúng.

- Bước 4: Cho trẻ thực hành trên hai vật rồi tăng dần số lượng đồ vật dưới sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên

- Bước 5: Giáo viên nhận xét, đánh giá, khích lệ trẻ và lặp lại các thao tác cùng trẻ nếu cần

3.1.2.3. Biện pháp 3: Sử dụng hệ thống các bài tập đa dạng với đồ vật nhằm nâng cao tư duy trực quan hành động của trẻ 24-36 tháng

a. Mục đích

Sử dụng hệ thống các bài tập nhằm rèn luyện và phát triển khả năng nhận biết hình dạng đồ vật và khả năng so sánh của trẻ.

Việc sử dụng các bài tập này sẽ giúp trẻ hình thành, củng cố các tri thức căn bản về hình dạng và so sánh kích thước của đồ vật, từ đó ứng dụng vào những tình huống, hoàn cảnh khác nhau đòi hỏi trẻ phải hiểu sự tương quan giữa các đồ vật.

b. Nội dung – Yêu cầu

Sử dụng các bài tập đa dạng từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp dần trong quá trình luyện tập, tạo cơ hội và hứng thú nhận biết cho trẻ khi trẻ giải quyết nhiệm vụ các bài tập đưa ra.

Nội dung của bài tập cần cung cấp những kiến thức về các đặc điểm nhận dạng cơ bản của đồ vật; tên gọi tương ứng với từng đồ vật; kiến thức về các mức độ so sánh kích cỡ giữa các đồ vật và thao tác để so sánh được các đồ vật đó bằng tay. Giáo viên cần chú ý phức tạp dần các điều kiện nhằm nâng độ khó để trẻ phát triển tư duy cho trẻ, đa dạng hóa các phương tiện, công cụ để tránh sự nhàm chán, đảm bảo tính linh hoạt, tích cực nhận thức của trẻ.

c. Cách tiến hành

- Bước 1: Lựa chọn bài tập thích hợp nhằm phát triển khả năng nhận diện hình dạng đồ vật và so sánh kích thước đồ vật bằng tay của trẻ

- Bước 2: Tổ chức cho trẻ thực hiện bài tập

- Bước 3: Thực hiện mẫu, hướng dẫn trực tiếp trẻ thực hiện; theo dõi quá trình trẻ thực hiện các bài tập

- Bước 4: Giáo viên kiểm tra, đánh giá, khích lệ và điều chỉnh kịp thời các thao tác của trẻ.

d. Hệ thống bài tập

Vẫn dựa trên 4 bài tập đã đưa ra khảo sát, thay đổi các yêu cầu của bài tập để thiết kế hệ thống từ dễ đến khó giúp trẻ tăng dần kiến thức, thao tác và tư duy. Cụ thể như sau:

Bảng 3.11. Hệ thống bài tập khảo sát

Bài tập Cấp độ 1 Cấp độ 2 Cấp độ 3 Cấp độ 4

Xâu hạt

Xâu được chuỗi hạt cùng một hình

dạng, cùng kích thước

Xâu được chuỗi hạt (cùng

một hình dạng, khác nhau về kích thước) có kích thước xen

kẽ nhau

Xâu được chuỗi hạt (2

hình dạng, cùng một kích thước) có hình dạng xen kẽ

nhau

Xâu được chuỗi hạt (2 hình dạng, 2 kích thước khác

nhau) có kích thước hoặc hình

dạng xen kẽ Đưa

vật vào hộp rông

Đưa được các vật cùng 1

hình dạng, 1 kích thước vào hộp rỗng

Đưa các vật gồm 2 hình dạng, cùng 1 kích thước vào

hộp rỗng

Đưa các vật gồm 3 hình dạng, cùng 1

kích thước vào hộp rỗng

Đưa các vật gồm 2 hình dạng, 2 kích thước khác nhau

vào hộp rỗng

Lồng hộp

Phân biệt kích thước của hai khối

hộp có màu sắc giống nhau, thực hiện lồng 2 khối hộp vào với nhau theo thứ tự hộp nhỏ ở trong,

hộp lớn ở ngoài.

Phân biệt kích thước của 3 khối

hộp có màu sắc giống nhau, thực

hiện lồng 3 khối hộp này theo thứ

tự như bên.

Phân biệt kích thước của

3 khối hộp có màu sắc khác

nhau, thực hiện lồng 3 khối hộp này

theo thứ tự như bên.

Phân biệt kích thước của 4 khối hộp có màu sắc khác nhau, thực hiện lồng 4 khối hộp này theo thứ tự

như bên.

Xếp tháp

Phân biệt kích thước của 2 vòng tròn có màu

sắc giống nhau , thực

hiện xếp 2 vòng tròn vào trục tháp theo

thứ tự lớn trước, nhỏ

sau.

Phân biệt kích thước của 3 vòng tròn có màu sắc giống nhau , thực hiện xếp 3 vòng tròn vào trục tháp theo thứ tự lớn trước, nhỏ sau.

Phân biệt kích thước của 3 vòng tròn có màu sắc khác

nhau , thực hiện xếp 3 vòng tròn vào trục tháp theo thứ tự như bên

Phân biệt kích thước của 4 vòng tròn có màu sắc khác nhau , thực hiện xếp 4 vòng tròn vào trục tháp theo thứ tự như

bên.

Lưu ý: Các bài tập kể trên được xây dựng dựa trên cơ sở lý luận đã tham khảo ở chương 1 và dựa trên thực tế dự giờ các tiết học và quan sát cách thức trẻ chơi đồ chơi phát triển tư duy. Với 4 mức độ khó, quá trình thực hiện biện pháp (kết hợp dạy - giải thích – thực hành) trên thực tế chỉ đạt được đến mức độ 3, rất ít trẻ tham gia đạt được đến mức độ 4. Do đó, sau thực nghiệm việc đánh giá sẽ sử dụng hệ thống bài tập là sự kết hợp ở cả 2 mức độ 3 và 4 chứ không lấy rập khuôn 1 trong 2 mức độ này.

Một phần của tài liệu Mức độ tư duy trực quan hành động của trẻ 24 36 tháng tại một số trường mầm non ở thành phố hồ chí minh (Trang 86 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)