Th ực trạng tư duy trực quan hành động của trẻ 24-36 tháng thể

Một phần của tài liệu Mức độ tư duy trực quan hành động của trẻ 24 36 tháng tại một số trường mầm non ở thành phố hồ chí minh (Trang 59 - 63)

Chương 2. THỰC TRẠNG MỨC ĐỘ TƯ DUY TRỰC QUAN HÀNH ĐỘNG CỦA TRẺ 24 – 36 THÁNG Ở MỘT

2.3. K ết quả nghiên cứu thực trạng mức độ tư duy trực quan hành động

2.3.2. Th ực trạng tư duy trực quan hành động của trẻ 24-36 tháng thể

Bảng 2.5. Thực trạng tư duy trực quan hành động của trẻ 24 – 36 tháng thể hiện qua từng bài tập

Bài tập Số lượng ĐTB ĐLC Xếp loại

Bài tập 1 80 3,46 1,88 Trung bình

Bài tập 2 80 1,89 1,81 Thấp

Bài tập 3 80 1,71 2,03 Thấp

Bài tập 4 80 1,10 1,64 Thấp

Từ số liệu cú trờn bảng 2.5, ta nhận thấy ở ắ bài tập đưa ra mức độ tư duy trực quan hành động của trẻ đều mức độ thấp. Duy chỉ có bài tập 1 là mức độ tư duy trực quan hành động của trẻ đạt mức trung bình.

Ở bài tập 1 (Bài tập xâu hạt theo hình dạng), mức độ tư duy trực quan hành động của trẻ xếp loại trung bình với 3,46 điểm - là mức độ cao nhất trong số cả bốn bài tập. Bài tập này ngay khi được đưa ra trước mặt trẻ hai loại khối hình: khối hình vuông và khối hình tròn, rất nhiều trẻ đã nhận diện và gọi tên được ngay hình dạng của các khối hình. Các khối hình trong trò chơi đều đã rất quen thuộc và trẻ đã được người lớn dạy phân biệt, do đó trẻ thậm chí đã có thể phân biệt bằng mắt rất nhanh. Đây là một yếu tố giúp cho trẻ có thể thực hiện được yêu cầu của bài tập đưa ra. Tuy vậy, đa số trẻ chỉ dừng lại ở khả năng xác định hình dạng của đồ vật trước mặt mà không thực hiện được yêu cầu xâu khối hình xen kẽ theo yêu cầu. Trẻ thường bị tập trung quá nhiều vào thao tác xâu hạt: chăm chú xâu được dây qua lỗ của khối hình rồi ngay tiếp sau đó là xâu thêm một khối hình khác gần trẻ nhất hoặc trẻ thấy thích nhất mà quên đi yêu cầu thực tế. Có thể nói, khả năng ngôn ngữ (nghe hiểu) và khả năng ghi nhớ (sự lưu giữ và xử lý thông tin ) của trẻ ảnh hưởng rất nhiều tới quá trình thực hiện. Chỉ những trẻ lắng nghe rất kĩ yêu cầu của cô giáo mới có thể thực hiện đúng được bài tập.

Một trong những trường hợp thực hiện xuất sắc bài tập này là của em P.H.M ở trường mầm non 19/5 Thành Phố, khi lắng nghe yêu cầu của cô giáo, trẻ nhắc lại, hỏi lại cô nhiều lần, sau đó tự sắp xếp lần lượt 1 khối hình vuông tới 1 khối hình tròn.. thành hàng rồi mới thực hiện xâu hạt. Kết quả đạt được là trẻ thực hiện đúng yêu cầu bài tập chính xác trong thời gian nhanh hơn rất nhiều so với các trẻ khác.

Ở bài tập 2 (bài tập đưa hình vào khối hộp rỗng), điểm trung bình của bài tập này là 1,89 xếp thứ hai trong 4 bài tập. Yêu cầu của bài tập là trẻ nhận biết được các hình dạng của khối hình đưa ra, nhận biết được hình dạng của lỗ rỗng

khắc trên vỏ hộp và đưa chính xác khối hình vào lỗ rỗng tương ứng. Tương tự như ở bài tập 1, trẻ ngay khi vừa được đưa ra các khối hình thì đã ngay lập tức có khả năng đọc tên các khối hình trước mặt, tuy nhiên với các lỗ rỗng trên vỏ hộp trẻ lại gặp khó khăn khi xác định và gọi tên chúng. Khi được cô giáo yêu cầu sử dụng tay để xác định lỗ rỗng là hình gì thì chỉ có một nửa số trẻ gọi tên được còn số khác thường nhầm lẫn hoặc gọi bừa. Nguyên nhân có thể đến từ khả năng khái quát hóa của trẻ tuổi này chưa cao. Trẻ thường nhận định một vật/hình khi chúng có thể cầm nắm được, còn những hình vuông rỗng khắc trên vỏ hộp mà trẻ chỉ có thể cảm nhận bằng các ngón tay trở nên khó xác định hơn.

Mặt khác nhiều các lỗ rỗng khác nhau trên vỏ hộp làm cho trẻ bị phân tán, không tập trung và nhớ được. Chính những điều này dẫn đến bài tập 3 đa số trẻ đã thực hiện sai.

Có điểm trung bình 1,71, bài tập số 3 là một bài tập có loại đồ chơi không mấy xa lạ đối với trẻ. Tại các trường mầm non hiện nay những khối hộp rỗng vẫn được đưa vào hệ thống đồ chơi cho trẻ nhưng cách vận dụng nó như một công cụ phát triển tư duy thì chưa thực sự được chú ý. Ở bài tập này, trẻ nhận được yêu cầu phải phân loại độ lớn của các khối hộp đang có trước mặt, sau đó lồng chúng vào với nhau theo thứ tự hộp lớn nhất ở ngoài, hộp nhỏ hơn ở trong và nhỏ nhất ở trong cùng. Tuy nhiên, trẻ gặp khó khăn ngay từ yêu cầu đầu tiên là so sánh độ lớn kích cỡ của các hộp với nhau. Khi được giáo viên đặt cạnh nhau hai hộp lớn và nhỏ, trẻ phân biệt được và chỉ ra hộp lớn và nhỏ, nhưng khi đặt ba, bốn hộp cạnh nhau, hầu hết các trẻ chỉ xác định được hộp nhỏ nhất và hộp lớn nhất. Một số trẻ khi được giáo viên yêu cầu dùng tay và sờ vật thật lâu trước khi đưa ra câu hỏi về kích thước thì thực hiện được yêu cầu phân biệt được kích cỡ, nhưng nhiều trẻ khác vẫn không nhận định được. Một khó khăn nữa cho trẻ trong bài tập này đó là việc trẻ vì đã quen với đồ chơi khối hộp rỗng theo lối tự phát, do đó khi được yêu cầu lồng hộp theo thứ tự, những trẻ lắng nghe không kĩ hoặc dễ bị chi phối bởi thói quen chơi thì thường lồng các

hộp gần nhất hoặc lồng theo cách thử sai mà không quan tâm tới kích cỡ của hộp.

Bài tập số 4 cũng là một bài tập đánh giá hành động thiết lập mối tương quan của trẻ về kích cỡ đồ vật. Yêu cầu gần giống với bài tập số 3 nhưng đây lại là bài tập khó nhất – với điểm trung bình thấp nhất 1,01 và số trẻ làm sai nhiều nhất trong số 4 bài tập. Đồ chơi là các vòng tròn có vẻ không quá quen thuộc với trẻ như khối hộp ở bài tập 3, cộng với việc cầm nắm và xếp chồng các vòng tròn khó hơn làm trẻ đa số không so sánh được kích cỡ của các vòng tròn. Chính những lý do này làm cho tỉ lệ thực hiện thành công bài tập này ở mức trung bình là thấp nhất trong số 4 bài tập.

Sự chênh lệch mức độ tư duy trực quan hành động của trẻ thông qua 4 bài tập được thể hiện dưới biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.2. Thực trạng tư duy trực quan hành động của trẻ 24-36 tháng thể hiện qua từng bài tập

Nói tóm lại, ở cả 4 bài tập, mức độ tư duy trực quan hành động của trẻ 24- 36 tháng nhìn chung ở mức độ thấp. Ở các bài tập về nhận dạng hình dạng trẻ đã có thể phân biệt được các hình dạng nhưng lại gặp khó khăn trong liên kết các hình dạng của đồ vật theo yêu cầu của cô. Còn ở những bài tập về so sánh

kích cỡ thì trẻ lại gặp khó khăn ngay từ việc không xác định được thứ tự kích cỡ của từ ba vật trở lên. Theo đó, nếu khắc phục được những điều này sẽ làm cho mức độ tư duy trực quan của trẻ được cải thiện.

Một phần của tài liệu Mức độ tư duy trực quan hành động của trẻ 24 36 tháng tại một số trường mầm non ở thành phố hồ chí minh (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)